Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật chúng ta chỉ thường biết về kiếp cuối cùng và người vợ của ngài ở kiếp này (Da du đà la) trước khi Ngài thành Phật đó là Da du đà la.
Vợ của Đức Phật trong kiếp này cũng được tái sinh cùng theo lời nguyện ước thủy chung của hai người cách đây nhiều kiếp. Hôm nay Lịch Ngày Tốt giúp bạn tìm hiểu từ đâu mà có mối lương duyên tuyệt vời này:
Nhân duyên của Đức Phật và vợ khiến hai người nhiều kiếp bên nhau?
Thuở đó, ngài là thanh niên đạo sĩ Sumedha vào thời điểm cách đây phỏng chừng bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, thời đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng), tức là một vị Cổ Phật trước đức Phật Sakyā Gotama (Thích-ca Cù-đàm) đến 24 vị Chánh Đẳng Giác.
Tuy nhiên, con đường chỉ còn một đoạn nhỏ chưa được hoàn thành khi đức Phật và hội chúng ngự giá đến nơi.
Đạo sĩ khởi tâm tịnh tín khi nhìn thấy Ngài nên muốn cúng dường cái gì đó, khi đảo mắt nhìn quanh anh chợt nhìn thấy một cô gái xinh đẹp tên Sumitta, đang cầm trên tay 8 đóa hoa sen.
Việc vừa xong, đạo sĩ Sumedha chợt sụp xuống đất, ôm chân bụi của Ngài, thốt to lên rằng:
Ngài cũng nghe rõ, quả đất đang rung động vì lời nguyện vô thượng của đạo sĩ và Ngài quay lại nói với đại chúng rằng:
Việc thứ 2 là đạo sĩ này, với lời nguyện vô thượng của mình, thực hành ba-la-mật trong thời gian bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, trải qua hai mươi bốn vị Phật sẽ thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác đúng như ước mơ!
Vợ của Đức Phật đắc quả A la hán chỉ trong 1 đời
Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật thích ca ta sẽ biết rằng, như nhân duyên đã định từ lời hẹn ước ở những kiếp trước đó ở kiếp người cuối cùng của Phật trong vai trò là thái tử Tất Đạt Đa đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La.
Vốn là người thông minh lại đức hạnh, lại rất thông minh, thấu hiệu lòng chồng, Da Du Đà La biết thế nào thái tử cũng sẽ ra đi tìm kiếm con đường giải thoát. Dù buồn nhưng bà không ngăn cản mà âm thầm ủng hộ quyết tâm của chồng. Bà còn tin tưởng chắc chắn vào sự thành công của chồng.
Thậm chí, khi hay tin chồng sống đời tu sĩ, khổ cực, bà cũng bỏ hết vàng ngọc châu báu, chỉ khoác tấm áo vàng đơn sơ, ăn uống đạm bạc, không nằm giường cao sang. Trong lúc sa môn Cồ Đàm, cố gắng phấn đấu để đạt đạo thì bà cũng cố gắng phấn đấu với những yếu đuối của mình như vậy.
Khi Phật trở về thăm hoàng cung lần đầu tiên sau ngày thành đạo, bà đã cho sửa soạn phòng ốc, ra lệnh cho các thị nữ đều mặc áo vàng để tiếp đón Ngài. Nhưng nàng vẫn tự nhủ: “Nếu ta còn chút đức hạnh nào thì chính đức Phật sẽ tới nơi đây”.
Công chúa tiến lên đến gần đức Phật, chụm hai chân, quỳ xuống đặt đầu lên chân Ngài mà khóc. Đức Phật liền kể một câu chuyện tiền thân có liên quan đến duyên kiếp của hai người, vừa để an ủi bà, vừa để cám ơn bà đã giúp Ngài trong ý chí tìm đạo giải thoát.
Trong những năm đầu, ni sư tu học tại một ni viện ở vùng ngoại ô phía Bắc thành Ca Tì La Vệ do ni trưởng Kiều Đàm Di tạo lập. Dưới sự chăm sóc của ni trưởng, ni sư Da Du Đà La đã tu học rất tinh tấn. Trong hàng tín nữ, bà Da Du Đà La đứng đầu những vị đã chứng đắc đại thần thông.
Về sau, khi đức Phật được thỉnh về an cư hàng năm tại tu viện Kì Viên, ni sư Da Du Đà La cũng thường về an cư tại các ni viện ở thành Xá Vệ để thừa hưởng sự giáo huấn của Phật.
MiMo (Tổng hợp)
Trả lời