1. Bát quái là gì?
Bát quái là một khái niệm được sử dụng trong Đạo giáo, tượng trưng cho mọi sự vật, hiện tượng của vũ trụ, bao gồm 8 quẻ là Càn, Chấn, Khảm, Cấn, Khôn, Tốn, Ly, Đoài.
Bát quái được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như phong thủy, triết học và khoa học. Bát quái cho thấy sự tương quan và ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến định hướng cuộc sống của con người.
2. Nguồn gốc của Bát quái
Theo truyền thuyết, Bát quái ra đời từ thời vua Phục Hy. Vào lúc ấy, sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long mã trên lưng có hình những đám khoáy đen trắng có số lượng từ một đến chín. Quan sát những đám khoáy đó, Phục Hy chợt hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ và thể hiện thành các vạch. Thông qua việc thể hiện bằng các nét vạch và nét đứt, đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, vua Phục Hy đã tạo ra 64 quẻ, tuy nhiên, từ đó đến cuối nhà Thương, Bát quái vẫn chỉ là những nét liền và nét đứt, chưa có tên gọi riêng. Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đặt tên cho từng quẻ của Phục Hy, đồng thời thêm chữ diễn giải về sự lành dữ bên dưới mỗi quẻ. Tiếp đó, Chu Công, con trai thứ của Chu Văn Vương, lại theo số vạch của các quẻ mà chia ra làm 6 phần, mỗi phần gọi là một Hào và dưới mỗi Hào cũng thêm một hoặc vài câu để nói về sự lành dữ. Tính đến hiện tại, có hai hệ Bát quái chính là Tiên thiên Bát quái (do Phục Hy sáng tạo) và Hậu thiên Bát quái (được Chu Văn Vương nghiên cứu).
3. Sự hình thành Bát quái
Bát quái bắt nguồn từ triết lý Âm Dương, được thể hiện qua bài thơ dưới đây: “Vô cực sinh hữu cực, hữu cực sinh thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát quái, Bát bát lục thập tứ quái.” Quá trình hình thành Bát quái nhờ vào sự tương tác và giao thoa không ngừng của hai thái cực Âm và Dương. Theo phân tích thì cực Dương được biểu thị bằng nét (hào) liền và cực Âm được biểu thị bằng nét đứt. Dương kết hợp cùng với Âm thì mỗi loại sẽ sinh ra được hai thành tố nhỏ gọi tắt là “con” hay “tứ tượng”, bao gồm: Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm, với vị trí hào dưới cùng (hay hào đầu) tương ứng với vị trí của hào dương “cha” hoặc hào dương “mẹ”. Tại mỗi tứ tượng sẽ lại sinh ra thêm hai thành tố gọi tắt là hai “quái”. Ở hai hào cuối cùng sẽ có sự tương đồng giống y đúc với “cha” hoặc “mẹ” của “tượng”. Để có thể phân biệt giữa các quái và các “anh, chị em” của nó thì ta sẽ thêm hào âm và hào dương vào phía trên cùng ở mỗi quái. Bát quái chính là đại diện cho một số lượng tối đa của các khả năng có thể kết hợp Âm với Dương thành các tổ hợp chỉ bao gồm 3 hào. Khi tiếp tục thực hiện kết hợp các quái theo như hướng dẫn, ta sẽ tạo được 64 quẻ của Kinh Dịch. Trong đó:
- Tiên thiên Bát quái: Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa 2 hào dương.
- Hậu thiên Bát quái: Đặt các quẻ theo trình tự ngược chiều kim đồng hồ là: Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc Tây Bắc, vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay: trên Nam, dưới Bắc, phải Tây, trái Đông.
4. Nguyên lý của Bát quái
Nguyên lí của Bát quái thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau. Nó được hình thành do người phương Đông cổ đại quan sát sự chuyển động của các luồng khí qua những chu trình âm dương. Từ những nghiên cứu này, người ta nhận ra rằng thiên nhiên chính là một mạng lưới liên kết có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tất cả những yếu tố đó bao gồm ngũ hành, khuôn mẫu và sự kiện được đặt trong một mô hình đối xứng có tương quan với nhau, tượng trưng cho các tình huống có thể xảy đến với thế giới tự nhiên cũng như đời sống của con người. Việc hiểu rõ về nguyên lý Bát quái trận và sự kết hợp giữa các quái có thể giúp ta tránh được những điều xấu và thu hút những điều tốt, khiến cuộc sống trở nên thuận lợi, may mắn hơn.
5. Các thẻ trong Bát quái
STT |
Thẻ |
Kí hiệu |
Tượng trưng |
Phương hướng |
Màu sắc |
Đặc tính |
1 |
Càn |
☰ |
Tương ứng với đầu. Có vị trí nằm trên trời. Tượng trưng cho người đứng đầu, cho sự tôn kính như cha, chồng hoặc có thể là chủ gia đình. |
Tây Bắc |
Màu vàng, trắng hoặc màu bạc |
Sự rắn chắc, khỏe mạnh |
2 |
Chấn |
☳ |
Tương ứng với chân, chỉ sự vận động và di chuyển. Có vị trí nằm trong sấm. Đại diện cho người con trai cả |
Đông |
Màu xanh lá |
Sự nóng nảy |
3 |
Khảm |
☵ |
Tương ứng với tai và nước. Đại diện cho người con trai giữa hoặc người đàn ông trung tuổi trong gia đình |
Bắc |
Màu đen, xanh da trời |
Sự hiểm ác, đê tiện |
4 |
Cấn |
☶ |
Tượng trưng cho tay. Đại diện cho người con trai út |
Đông Bắc |
Màu nâu, vàng |
Sự trầm lắng, ổn định |
5 |
Khôn |
☷ |
Tương ứng với bụng, dạ dày và tượng trưng cho đất. Chỉ đại diện các mối quan hệ có mẹ, vợ, bà cụ, bà |
Tây Nam |
Màu nâu, vàng |
Sự khoan dung, hiền từ |
6 |
Tốn |
☴ |
Tương ứng với bắp đùi. Có vị trí nằm trong gió. Tương ứng với mối quan hệ của con cái. |
Đông Nam |
Màu xanh lá |
Sự do dự |
7 |
Ly |
☲ |
Tương ứng với mắt. Tượng trưng cho lửa. Đại diện cho mối quan hệ giữa con cái và những người phụ nữ trung niên trong gia đình. |
Nam |
Màu đỏ, cam, hồng, tía |
Sự thông minh, hiếu học |
8 |
Đoài |
☱ |
Tượng trưng cho miệng, lưỡi, răng. Có vị trí nằm trong hồ. Tương ứng với mối quan hệ giữa người con gái út hoặc người con gái ít tuổi nhất trong gia đình. |
Tây |
Màu vàng, bạc và trắng |
Sự mềm yếu, hoạt bát |
6. Vai trò của Bát quái
Bát quái đồ có nhiều công dụng và đóng góp một vai trò lớn trong giới phong thuỷ, tâm linh. Công dụng chính của Bát quái đồ chính là hội tụ các năng lượng tích cực của vũ trụ để trừ tà ma, biến hung thành cát hoặc giúp cho ngôi nhà của bạn theo hướng tốt hơn.
Bát quái đồ cũng đóng vai trò giúp mang lại niềm tin tích cực mạnh mẽ cho gia chủ và các thành viên có trong gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về vai trò của 2 nhóm bát quát dưới đây. – Tiên thiên Bát quái: các thầy phong thủy thường xem Tiên thiên Bát quái như 1 biểu tượng tượng trưng cho sự bảo vệ. Lúc này, Bát quái được treo trước cửa với vai trò chống sát khí. Tiên thiên Bát quái còn được dùng trong việc thiết kế âm cơ, mang vai trò như là vị trí mộ phần của tổ tiên. – Hậu thiên Bát quái: Được dùng cho dương cơ, hay nơi ăn ở của người sống. Người ta dùng cách sắp xếp các quẻ dịch trong Hậu thiên Bát quái khi phân tích tương quan giữa ngũ hành và hướng nhà cửa, văn phòng… Chính vì vậy mà Hậu thiên Bát quái được dùng nhiều và đóng góp vai trò lớn đối với việc xác định vị trí nơi sinh sống hay làm việc theo phong thủy.
7. Ứng dụng của Bát quái trong cuộc sống
7.1 Trong phong thủy
7.1.1 Xem hướng nhà tốt – xấu Trong phong thủy, Bát quái đồ thường được sử dụng để làm công cụ phân tích năng lượng cho một không gian bất kỳ như nhà ở, vườn tược hoặc văn phòng…
Trường phái phong thủy dựa vào bái quái đồ để phân tích hướng nhà tốt – xấu là phong thủy Bát trạch. Bát trạch chia mệnh con người thành 8 cung mệnh với nam nữ khác nhau, chia hướng ra thành 8 phương hướng, khi kết hợp giữa mệnh của mỗi người và hướng khác nhau sẽ tạo ra các dòng khí khác nhau, và tính chất tác động cũng khác nhau. Có thể với hướng nhà này sẽ tốt cho người này nhưng lại là hướng xấu đối với người kia. Ở trường phái này, trước tiên người ta dùng la bàn xác định hướng nhà, sau đó lấy tọa sơn (hướng gốc – vị trí phương hướng của nhà) làm Trạch mệnh (số mệnh của ngôi nhà). Chia thành 8 Trạch mệnh: Càn, Khảm, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trong 8 cung hướng của phong thủy Bát trạch thì có 4 cung tốt và 4 cung xấu như sau:
– 4 cung tốt:
- Diên Niên: Giúp gia chủ củng cố các mối quan hệ trong gia đình mình và trong tình yêu.
- Sinh Khí: Giúp gia chủ thu hút tài lộc, danh tiếng, thăng quan phát tài.
- Thiên Y: Giúp cho gia chủ có được sức khỏe tốt và có được trường thọ – rất có lợi cho nữ.
- Phục Vị: Giúp gia chủ có được tinh thần mạnh mẽ, vững vàng hơn, mang đến sự tích cực giúp trấn tĩnh tốt hơn.
– 4 cung xấu:
- Lục Sát: Gây xáo trộn trong các mối quan hệ tình cảm, thù hận, kiện tụng, tai nạn..
- Ngũ Quỷ: Gia chủ có thể mất đi nguồn thu nhập hoặc công việc, thường xuyên gặp mâu thuẫn với người khác.
- Tuyệt Mệnh: Gia chủ dễ gặp tình trạng phá sản, mắc bệnh tật, nguy hiểm.
- Họa Hại: Dễ khiến gia chủ gặp thị phi và kém may mắn.
Chi tiết xem ở: 8 cung hướng trong phong thủy Bát trạch.
7.1.2 Gương Bát quái Theo phong thủy, gương Bát quái là một vật phẩm hội tụ các nguồn năng lượng tích cực từ vũ trụ, có khả năng trấn áp tà khí, hóa hung thành cát, có thể hóa giải và bảo vệ cho những ngôi nhà được xây dựng ở hướng xấu, vị trí không đẹp…
Gương Bát quái phong thủy bao gồm những loại sau: – Gương Bát quái đồng: Có vai trò ngăn chặn hoặc phản xạ lại những nguồn năng lượng xấu đến căn nhà của bạn. Vì nguồn năng lượng mạnh mẽ này nên nó thường được sử dụng để hóa giải tất cả hướng nhà xấu, nhà có hung khí chiếu đến, hóa giải hướng nhà không hợp mệnh với gia chủ… – Gương Bát quái lõm: Thường được sử dụng cho những tình huống như hướng nhà không hợp tuổi gia chủ hoặc phạm phải các hướng nhà xấu, hướng nhà đại kỵ, mang đến năng lượng không tốt cho chủ nhà. Ngoài ra, loại gương này cũng có khả năng thu hút được cả những nguồn năng lượng tốt. Ví dụ như trước nhà bạn có đồi núi, ao hồ, sông biển hùng vĩ, hình dáng đẹp, nhiều cát khí nhưng lại quá xa so với vị trí của ngôi nhà thì bạn cũng có thể treo gương Bát quái lõm ở trước cửa để thu hút cát khí. – Gương Bát quái phẳng: Loại gương được sử dụng phổ biến, được xem là có nhiều công dụng nhất và thu hút được nhiều năng lượng nhất. Tùy thuộc vào vị trí đặt gương Bát quái mà nó sẽ phát huy những công dụng khác nhau. Khi đặt gương Bát quái phẳng ở trong nhà, nơi có vị trí tốt thì nó có thể thu hút được nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà. Còn nếu treo ngoài cửa nhà, ở những vị trí bị xung sát thì lại có tác dụng ngăn chặn và phản xạ những luồng hung khí hay sát khí chiếu đến ngôi nhà.
Xem thêm: Cách treo gương Bát quái.
7.2 Trong tử vi
Dựa vào năm sinh âm lịch, chúng ta có thể suy ra cung mệnh tương ứng để từ đó dự đoán tính cách và vận mệnh của mỗi người. Cách tính như sau:
- Bước 1: Cộng tất cả các chữ số của năm sinh âm lịch lại với nhau.
- Bước 2: Lấy tổng ở bước 1 chia cho 9 và lấy phần dư. Số dư sẽ được dùng để xác định cung mệnh theo sơ đồ Bát quái. Nếu phép tính không có số dư, ta sẽ sử dụng số 9 làm số xem cung mệnh.
- Bước 3: Tra cứu bảng dưới đây để tìm ra cung mệnh tương ứng.
Số dư |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Nam |
Khảm |
Ly |
Cấn |
Đoài |
Càn |
Khôn |
Tốn |
Chấn |
Khôn |
Nữ |
Cấn |
Càn |
Đoài |
Cấn |
Ly |
Khảm |
Khôn |
Chấn |
Tốn |
Ví dụ: Người sinh năm 1995, sau khi tính toán, ta được số dư là 6. Nếu là nam mệnh, tra cứu bảng ta sẽ được cung mệnh là Khôn, nếu là nữ mệnh, cung mệnh là Khảm.
– Luận giải cung mệnh:
- Cung Càn
Người này thường được yêu mến bởi tính cách chân thành và đáng tin cậy. Trong tình yêu, họ cũng rất nghiêm túc và chung thủy, nhờ vậy mà thường có cuộc sống hôn nhân viên mãn và ổn định. Ngoài ra, họ còn là người có óc sáng tạo, thường đưa ra được những ý tưởng độc đáo, dễ gặt hái được thành công trong những lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ hay khoa học.
- Cung Khảm
Người này có tính cách mạnh mẽ, thích phiêu lưu, trải nghiệm, cũng vì vậy mà con đường sự nghiệp cũng như tài lộc của họ thường không mấy ổn định. Tuy nhiên, nếu họ biết cách nắm bắt cơ hội và dừng lại đúng lúc, họ có thể đạt được những thành công đáng kinh ngạc.
- Cung Cấn
Người này có tính cách hiền hòa, trung thực nhưng sẽ không chịu đựng sự bất công, chính vì vậy mà họ thường được yêu mến và đánh giá cao trong tập thể. Trong tình yêu, họ là người chín chắn và thận trọng, không dễ dàng đặt niềm tin vào người khác, song cũng nhờ vậy mà họ thường có hôn nhân ổn định.
- Cung Chấn
Người cung Chấn thường có tính cách vui vẻ, hòa đồng, có khả năng giao tiếp tốt nên thường xây dựng được các mối quan hệ xã giao rộng rãi. Có điều họ cũng rất coi trọng tiền bạc và vật chất. Trong tình yêu, họ khá cởi mở, đa tình, thậm chí thiếu nghiêm túc nên dễ gây tổn thương cho người yêu của mình.
- Cung Tốn
Người có cung mệnh này thường được yêu mến bởi tính bao dung, sẵn lòng chia sẻ và cảm thông với những người gặp khó khăn. Tuy thường gặp phải khó khăn và trở ngại trong sự nghiệp nhưng trong tình duyên, họ thường gặp nhiều may mắn và thuận lợi, dễ tìm được người có tiếng nói chung với mình.
- Cung Ly
Người này có ý chí mạnh mẽ, độc lập, không muốn phụ thuộc vào người khác. Một khi đã bắt tay vào làm việc gì, họ sẽ cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu chứ không chịu bỏ cuộc giữa chừng. Tính cách này giúp họ gặt hái được nhiều thành công lớn lao song cũng khiến họ trở nên độc đoán, khắt khe, không chịu lắng nghe lời người khác. Họ cũng có đường tình duyên không mấy thuận lợi.
- Cung Khôn
Người cung Khôn thường có tính cách năng động và có nhiều tài lẻ. Họ không muốn ngồi yên một chỗ mà luôn sẵn sàng hiện thực hóa các kế hoạch của mình. Ở họ luôn tỏa ra sức hấp dẫn mãnh liệt, khiến họ thu hút được sự chú ý của nhiều người xung quanh. Nhờ có quan hệ xã giao rộng rãi, họ cũng gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống
- Cung Đoài
Người này có tính cách kín đáo và hơi ích kỷ. Họ không thích chia sẻ chuyện của bản thân với người khác nên thường có ít bạn bè. Ngoài ra, do họ dễ dàng tin vào những lời nịnh hót từ người khác nên dễ bị lừa gạt, khiến con đường công danh, tài lộc thường chỉ ở mức trung bình.
7.3 Trong y học
Bát quái được sử dụng trong y học với mục đích chữa bệnh. Hiểu được sự vận hành của Bát quái tương ứng với từng bộ phận cơ thể chúng ta sẽ biết cách phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khỏe. Như đã nêu ở bảng trên, 8 quẻ trong Bát quái đồ cũng đại diện cho các bộ phận trên cơ thể con người.
- Quẻ Càn (☰) tương ứng với đầu, có vị trí cao nhất, chi phối tất cả những hành động của cơ thể. Đầu óc cần duy trì ở trạng thái tỉnh táo, tránh những suy nghĩ u uất, đón nhận những nguồn thông tin tích cực.
- Quẻ Khôn (☷) đại diện cho phần bụng, là nơi chứa đựng lục phủ ngũ tạng của con người. Con người cần phải phải có tấm lòng rộng lớn, biết thấu hiểu và khoan dung.
- Quẻ Chấn (☳) mang tính động nghĩa là di chuyển, tương ứng với chân, giúp cho cơ thể vận động và đi lại.
- Quẻ Tốn (☴) đại diện cho phần bắp đùi của cơ thể. Đây là nơi tập hợp nhiều sức mạnh nhất trên cơ thể, có nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể.
- Quẻ Khảm (☵) đại diện cho tai. Người có đôi tai minh mẫn sẽ nghe được nhiều lời tốt đẹp, từ đó mới có một lối sống lạc quan, yêu đời.
- Quẻ Ly (☲) đại diện cho đôi mắt sáng của con người. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, giúp ta nhìn thấu mọi sự vật trên thế gian.
- Quẻ Cấn (☶) có hình dáng giống một người đang dùng hai tay để tập thể dục. Do đó, quẻ này đại diện cho đôi tay.
- Quẻ Đoài (☱) tượng trưng cho miệng. Ta cần phải lý trí để biết lời nào nên nói, lời nào không nên nói.
Xem các bài viết khác:
Trả lời