Cúng thí thực là gì?
Thí thực là bố thí, theo đó cúng thí thực là việc bố thí thông qua việc thờ cúng.
Chúng ta có quan niệm này vì theo tinh thần Đạo Phật những người bị chết oan, tai nạn, chết trẻ…, chưa tái sinh và không có người cúng thức ăn cho họ nên luôn có cảm giác đói khổ. Hơn nữa, chẳng mấy ai trong số đó hiểu rằng chết là để chuyển sinh hay họ chẳng thể nào có cơ hội thưởng thức thức ăn như khi còn sống nên tâm họ vẫn hướng tới những món đồ đó đầy khao khát.
Những người này phần đông sinh vào cảnh giới thấp như địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh và luôn tự cảm thấy mình đói khát. Và hãy thử tưởng tượng như chính chúng ta đang là những kẻ đói thì luôn thèm ăn, không thể nghĩ tới điều gì khác huống gì là đạo lý của cuộc đời.
Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, ít hơn là các chúng sinh sau khi chết từ thân người, được tái sinh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sinh sau khi chết từ thân người, phải tái sinh vào cõi ngạ quỷ”. Những chúng sinh trong loài quỷ này, đa số chịu nhiều sự đói khát và có hình thù quái lạ phần nhiều cầu mong sự cúng thí thực phẩm của người đời.
Vì thế, chúng ta thường tổ chức các nghi lễ với vật phẩm vật hiến cúng và đối tượng thọ nhận phải có sự tương ưng.
Trong văn hóa cúng bái dân gian ở nước ta, mỗi khi cúng, người ta thiết lập bàn gọi là bàn thượng và bàn hạ. Bàn thượng cúng hoa, bông trái và nước trong tinh khiết dành cúng chư thiên và các chúng sinh ở cảnh giới cao, gọi là bàn Thiên.
Bàn hạ là cúng thức ăn thông thường như người đang sống thường dùng như cơm, cháo, bánh trái để cúng cho các hương linh, gọi là bàn hương linh.
Người cúng thỉnh sư đọc tụng chân ngôn, cầu sự gia trì của Phật và Bồ-tát giúp cho chúng hương linh (ngạ quỷ) được thọ dụng no đủ và thoát khổ.
Tham khảo: Bố thí đúng cách – hưởng thụ khi học Phật
Ý nghĩa của nghi thức cúng thí thực trong Phật giáo
Lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc Phật giáo nhưng nếu không hiểu rõ ý nghĩa tích cực và phương pháp lễ cúng này mà áp dụng lễ cúng theo kiểu Tế Đàn cực đoan, rườm rà thì lại trở thành mê tín, chắc chắn không có phước báo tốt đẹp.
Việc thực hiện cúng thí thực này chủ yếu là dành cho những người không được vào cõi an lạc mà bị đầy xuống địa ngục hay vào ngạ quỷ. Những chúng sinh ở cõi ngạ quỷ này phải chịu nhiều khổ đau, đói rét, luôn mong muốn nhận được cúng phẩm của người thân. Chính vì vậy, nghi thức cúng thí sẽ giúp họ nhận được phẩm vật mà con người hiến cúng.
Một lễ cúng đầy đủ ý nghĩa cần có người hiểu và dùng pháp ngữ khai thị hương linh nhận thức về đạo lý để họ xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát tự tại. Vấn đề ở đây cần nhận thức rõ ràng tinh thần của người hiến cúng, và đối tượng được hiến cúng trong pháp thí thực một cách có trí tuệ. Người hiến cúng thí thực bằng pháp bất thiện sẽ mắc nghiệp xấu, điều này được ghi lại trong kinh Tăng Chi qua Phẩm Tế Đàn, khi Đức Phật đã trả lời cho Bà-la-môn Uggatasarira.
Bởi vị Bà-la-môn này có ý định đốt lửa, dựng trụ tế đàn, giết hàng trăm con bò, con cừu, con heo làm thực phẩm hiến cúng để cầu mong được quả phước lớn. Đức Phật đã thẳng thắn phê phán, cho đó là hành động bất thiện bằng việc giết hại cho đến tế lễ đó, không có một mảy mún chi lợi ích cho người chết cà, chỉ có kết tội duyên của người đó làm cho càng thêm sâu nặng hơn thôi. Người hiến cúng bằng thiện pháp sẽ đưa đến phước lành, dùng phẩm hạnh thanh tịnh cúng tế. Pháp hiến cúng này thể hiện được phẩm hạnh từ bi giúp các sinh linh thoát khỏi cảnh giới đói khổ. Nghi thức cúng thí thực có ý nghĩa này rất quan trọng là pháp tu hạnh bố thí, chúng ta nhận rõ rằng việc bố thí cho người cõi dương thì dễ dàng hơn vì ta đem cái thật cho người thật, nhưng cúng thí cho người cõi âm là đem cái vật hữu hình thí cho chúng sanh của thế giới vô hình là việc không hề dễ dàng.
Theo Đạo Phật, việc cúng thí thực không đúng pháp sẽ chẳng mang lại lợi ích gì bởi trong một lễ cúng dưới hình thức nào, ngoài vật phẩm cúng thí, điều quan trọng mà ta thấy ở Phật giáo là sự khai thị hương linh trong lễ cúng để vong linh được nghe giáo lý đức Phật dạy mà cởi bỏ bám víu, dính mắc tham sân, vọng tưởng để được thoát cảnh giới đọa lạc.
Có như vậy, mới gọi là “âm siêu dương thái”, và ngược lại nếu không có trí tuệ chánh Pháp soi sáng thì hiệu quả đem lại sẽ chẳng như mong muốn là điều chắc chắn.
Xem thêm: Phật Giáo có khuyến khích cầu siêu? Đâu là giới hạn dẫn đến mê tín?
Những lưu ý khi làm nghi thức cúng thí thực
Khi làm nghi thức cúng thí thức sẽ được chia làm hai bàn cúng. Một bàn dành cho chư thiên và các loài quỷ thần có oai lực, ở bàn này chỉ cần cúng hương, đèn, hoa, trái và nước sạch.
Còn một bàn dành cho các vong linh, quỷ đói, nên ở trên bàn này cần có cơm trắng, cháo, bánh, trái, gạo, muối. Khi cúng thí chúng ta không nên sát sinh, nên cúng đồ chay để tăng thêm phước đức cho chúng sinh. Chuẩn bị thức ăn cúng thí thực gồm: cháo trắng, bánh cốm, ổi, nước suối, gạo muối, dành cho cúng vào mùng 2, 16.. rồi lập một cái bàn để trước nhà bày đồ cúng ra, một bát hương và y theo nghi thức mà cúng thí. Chú ý người cúng hướng mặt ra đường. Người thực hiện nghi thức cúng thí thực cần phải có thành tâm, tâm phải hoan hỷ, trong suy nghĩ phải nghĩ tưởng về thực phẩm và thức uống đang cúng, thì việc cúng thí mới thành tựu và cô hôn mới được tiếp nhận no đủ và mãn nguyện.
Cúng hương
Nguyện dâng hương mầu này Cúng dường tất cả Phật Tôn Pháp, Chư Bồ Tát Thinh Văn và Duyên Giác Cùng các bậc Thánh Hiền Duyên khởi đài sáng chói Khắp xông mười phương cõi Tỏa ngát các chúng sanh Đều phát tâm Bồ Đề Xa lìa các vọng nghiệp Trọn nên Đạo Vô Thượng.
Nghi thức thí thực trong Phật giáo
Cầu nguyện
Hôm nay, Phật tử chúng con…, tại.. sắm sửa hương hoa phẩm vật, cúng thí âm hồn các đảng, vất vưởng thê lương, không nhà không cửa, không nơi nương tựa, đói khát thảm thương.
Hoặc nơi chiến trường hoang dã, ngã gục tan thây, hoặc nơi thâm sơn cùng cốc, rắn độc gấu beo. Hoặc nơi sông sâu biển rộng, cá sấu vây quanh, xé nát thân ra, từng mảnh nhỏ. Tất cả oan hồn yếu tử, nay mời về núp bóng Từ Quang, dự đàn thí thực, nương nhờ Phật lực, sớm được siêu sinh tịnh độ. Ngưỡng mong Đức Phật cao dày, từ bi gia hộ.
Án thỉnh cô hồn
Hỡi cô hồn trước sau về tựu Nghe lời khuyên để sửa lỗi mình Quan Âm, Địa Tạng oai linh Thích Ca Phật Tổ, câu kinh giải nàn. Hỡi uổng tử hồn oan phưởng phất Noi tâm lành của Phật làm gương Ta bà cực khổ trăm đường Mau tu thì được Phật thương độ trì. Hỡi hương hồn chết chìm đáy biển Và bao người ngộ độc bỏ thân Nghe chuông thức tỉnh dần dần Đừng ham danh lợi phù trần nhiễu nhương. Hỡi cô hồn chết thiêu chết chém. Hổ giáo thân bị yểm bị trù Lắng nghe kinh kệ sớm tu Khỏi vòng xích sắt tội tù nghiệp oan. Hỡi hồn thác trong cơn binh lửa Chết phong ba, chết giữa núi non Khi nghe chuông giục boong boong Hương thơm tỏa khắp, hồn còn nghe kinh. Hỡi hồn ở đầu gành cuối bãi Nương gió mây, phảng phất lời xưa Hồn ơi, hồn hỡi tránh chừa Những người gian ác dối lừa Phật tiên. Các hồn bị gấu, beo, rắn cắn Cùng những hồn số vắn vô danh Hồn ơi, hồn hỡi tránh chừa Rồi đây hồn sẽ vô ngần thảnh thơi. Hỡi những hồn vì lời dèm xiểm Đã hủy mình chết lụn căm gan Sớm nghe kinh kệ, lời vàng Phật liền dẫn lối chỉ đàng hồn tu. Xin hồn tỉnh hướng về Phật Tổ Ngài từ bi cứu độ vong linh Bao hồn sinh tử tử sinh Hôm nay hồn được nghe kinh pháp mầu. Mông Sơn thí thực Nam Mô Diêm Nhiên Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần) Mãnh – Hỏa diệm diệm chiếu thiết thành, Thiết thành lý diện nhiệt cô hồn, Cô hồn nhược yếu sanh tịnh độ, Phúng tụng Hoa Nghiêm bán kệ kinh Nhược nhơn dục liều tri, Tam thế nhứt thiết Phật, Ưng quán pháp giới tánh, Nhứt thiết duy tâm tạo. Niệm Phật
A Di Đà Phật thân kim sắc, Tướng hảo quang minh vô đẳng luân, Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di, Cám mục trừng thanh tứ đại hải. Quang trung hóa Phật vô số ức, Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên, Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi, A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
(Tổng hợp)
Trả lời