Trấn Yểm, theo các nhà nghiên cứu không còn là phạm trù tâm linh mà trở thành một môn khoa học đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay những lý giải về trấn yểm mới chỉ ở mức mơ hồ, tranh tối tranh sáng.
Trấn Yểm là gì?
Theo sách “Hoàng đế trạch kinh” của tác giả Lý Thiếu Quân, do đại đức Thích Minh Nghiêm soạn dịch, thuật Trấn Yểm vốn là một hành động phản kháng của giới thợ thủ công đối với những ông chủ. Từ xa xưa, địa vị của thợ thủ công rất thấp kém, nhiều ông chủ tự ý trấn áp, chiếm đoạt tiền công, bóc lột sức lao động của họ.
Do phẫn uất, bất bình nên trong lúc làm việc họ dùng thuật yếm thắng báo thù. Họ chôn trong nhà vị chủ này một số vật phẩm gọi là trấn vật. Sau khi yếm thắng thì vận khí của cả gia đình sẽ biến đổi, nhẹ thì gia đình bất an, có người gặp nạn hoặc mắc vào kiện tụng, nặng thì mắc nhiều bệnh tật, gặp nạn hỏa hoạn, con cái phá phách, thậm chí gây phá sản, chết người.
Vậy Trấn Yểm là gì? Về mặt ngữ nghĩa thì Trấn là trấn áp, áp đặt, thay đổi một cách cưỡng bức, công khai có thể nhìn thấy được, còn Yểm là tác động kín đáo, mờ ám, khó nhìn thấy.
Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa & Khoa học – Công nghệ: “Trấn Yểm là dùng các vật thể nào đó để phá hoại đối phương về long mạch, mồ mả, kinh tế, sức khoẻ. Nhưng cũng có những cách Trấn Yểm đem lại lợi lộc như trừ đi khí xấu để bảo vệ sức khoẻ”.
Trả lời