Bản Kinh A Di Đà do Thầy Thích Trí Thoát trì tụng (Bản Audio)
Tải Trọn bộ Kinh A Di Đà TẠI ĐÂY!
1. Nguồn gốc kinh A Di Đà
Kinh A Di Đà có nguồn gốc từ đâu? |
Trong lịch sử Phật Pháp, A Di Đà Kinh thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo.
Kinh A Di Đà được dịch từ Phạn bản qua Hán bản, là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh. Tập kinh Quán Vô Lượng Thọ cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết.
Ajatasatru (A Xà Thế) – Thái tử thành Vương Xá, nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và lật đổ ông. Hoàng hậu cũng bị giam vào một nơi. Tin vào tâm linh, hoàng hậu cầu thỉnh Đức Phật chỉ cho bà đến một nơi bình yên, không có tai biến và sự khổ đau.
Đức Thế Tôn liền hiện thân trước mặt bà, thị hiện tất cả các Phật độ và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà. Phật dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này bằng giáo pháp riêng của Ngài và giáo pháp của Phật A Di Đà.
2. Ý nghĩa của A Di Đà Kinh
Kinh A Di Đà là bộ kinh khen ngợi công đức, được tất cả chư Phật hộ niệm. Nội dung Kinh chuyển tải nội dung sâu xa do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng giải.
Pháp niệm A Di Đà là nơi tâm hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn.
Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho sự vô thủy vô chung, còn gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang, hay pháp giới tạng thân.
Đọc ngay: Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà để không nhầm lẫn
A Di Đà Kinh truyền tải nội dung ý nghĩa sâu xa |
3. Nội dung kinh A Di Đà
a. Giải thích đề kinh
A Di Đà Kinh (Sukhàvatì- Vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản.
Danh hiệu A Di Đà dịch ra từ tiếng Phạm Amita hay Amitabha, hoặc Amitayur, có nghĩa là Vô Lượng, Vô Lượng Quang hay Vô Lượng Thọ.
Tập kính Quán Vô Lượng Thọ ghi nguyên lai của giáo lý Tịnh Độ là do Đức Phật Thích Ca thuyết cho hoàng hậu Vidhehi, vợ của vua Bimbisàra, lúc bà bị giam cầm khi nhà vua bị hoàng tử A-xà- thế (Ajatasatru) giết để thoán ngôi.
Quan điểm của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói giáo lý A-di-đà cùng nguồn với giáo lý nguyên thủy, điều đó do Đức Thích Tôn thuyết.
A Di Đà được hiểu có 3 nghĩa:
Vô Lượng Quang
Vô Lượng Thọ
Vô Lượng Công Đức
Nói gọn là nghĩa Vô Lượng, biểu trưng cho thật cảnh hay thật trí vốn ở ngoài phạm trù tư duy và diễn đạt.
Theo Kinh A Di Đà, Đức Phật A-di-đà đã ra đời cách đây những mười đại kiếp, thời gian rất là lâu xa, hiện nay Ngài đương thuyết pháp và sẽ còn tiếp tục thuyết pháp tại đó cho đến một tương lai lâu xa, lâu xa nữa.
Thực sự, danh hiệu A Di Đà biểu trưng cho sự tánh giác ngộ và giải thoát của chúng sinh. Ý nghĩa này sẽ dần dần biểu lộ qua từng trang Kinh A-di-đà.
Xem thêm: Kinh Phật – Các bài kinh phổ biến, Ý nghĩa, Lợi ích, Hướng dẫn cách nghe, tụng kinh tại gia hiệu quả
b. Nội dung A Di Đà Kinh (diễn nghĩa)
Diễn nghĩa Kinh A Di Đà |
(QUỲ, CHẤP TAY LÊN NGỰC)
Kiến Phật tướng hảo.
Đương nguyện chúng sanh.
Thành tựu Phật thân.
Chứng vô tướng pháp.
Án mưu ni, mưu ni, tam mưu ni, tát -phạ hạ (Đọc 3 lần).
Pháp Vương vô thượng tôn.
Tam giới vô luân thất.
Thiên nhơn chi đạo sư.
Tứ sanh chi từ phụ.
Chúng đẳng nhất niệm quy y.
Năng diệt tam kỳ nghiệp.
Xưng dương nhược tán thán.
Ức kiếp mạc năng tận.
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch.
Cảm biến đạo giao nan tư nghì.
Ngã thử đạo tràng như đế châu.
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung.
Ngã kim ảnh hiện chư Phật tiền.
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ. (Xá 01 xá).
– Chí tâm đãnh lễ : Nam mô tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo (01 lạy).
– Chí tâm đãnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (01 lạy).
– Chí tâm đãnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (01 lạy).
– Nam mô Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn(01 xá).
NGỒI BÁN GIÀ, CHẤP TAY LÊN NGỰC
Lư hương sạ nhiệt.
Pháp giới mông huân.
Chư Phật hải hội tất diêu văn.
Tùy xứ kiết tường vân.
Thành ý phương ân.
Chư Phật hiện toàn thân.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (03 lần).
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (03 lần).
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha
ÁN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN
Nam mô tam mãn đa một đà nẫm. Án độ rô, độ rô địa vỉ ta bà ha.
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
Án ta phạ, bà phạ. Truật đà ta phạ. Đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám.
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng.
PHỤNG THỈNH BÁT KIM CANG
Phụng thỉnh Thanh Trừ Tai Kim Cang.
Phụng thỉnh Bích Độc Kim Cang.
Phụng thỉnh Huỳnh Tùy Cầu Kim Cang.
Phụng thỉnh Bạch Tịnh Thủy Kim Cang.
Phụng thỉnh Xích Thinh Hỏa Kim Cang.
Phụng thỉnh Định Trì Tai Kim Cang.
Phụng thỉnh Tử Hiền Kim Cang.
Phụng thỉnh Đại Thần Kim Cang.
PHỤNG THỈNH TỨ BỒ TÁT
Phụng thỉnh Kim Cang Quyền Bồ Tát.
Phụng thỉnh Kim Cang Sách Bồ Tát.
Phụng thỉnh Kim Cang Ái Bồ Tát.
Phụng thỉnh Kim Cang Ngữ Bồ Tát.
PHÁT NGUYỆN VĂN
Khể thủ Tam giới tôn.
Quy mạng thập phương Phật.
Ngã kim phát hoằng nguyện.
Trì thử Di Đà kinh.
Thượng báo tứ trọng ân.
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả.
Tất phát Bồ đề tâm.
Tận thử nhất báo thân.
Đồng sanh Cực Lạc Quốc.
VÂN HÀ PHẠM
Vân hà đắc trường thọ.
Kim cang bất hoại thân.
Phục dĩ hà nhân duyên.
Đắc đại kiên cố lực.
Vân hà ư thử kinh.
Cứu cánh đáo bỉ ngạn.
Nguyện Phật khai vi mật.
Quảng vị chúng sanh thuyết.
NIỆM KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
Nam mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát (03 lần).
PHẬT NÓI KINH A DI ĐÀ
BẠT NHẤT THIẾT NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ LA NI:
Nam mô a di đa bà dạ,
Đa tha dà đa dạ, đa diệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tỳ ca lan đế,
A di rị đa tỳ ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta – bà ha (03 lần).
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Đức Bồ Tát hiệu Quan Tự Tại
Dày công tu huệ mới mở mang
Chơn như một ánh linh quang
Chiếu soi năm uẩn đều không có gì.
Bát Nhã huệ soi đi khắp chốn
Dứt mọi đường khổ khốn tai nàn
Xá Lợi, tâm chớ nghi nan
Sắc kia nào khác cái không đâu mà!
Cái không nọ nào xa cái sắc
Sắc là không, không sắc như nhau
Thọ, Tưởng, Hành, Thức khác đâu
Chơn không xét cũng một màu thế thôi.
Này Xá Lợi nghĩ coi có phải?
Những phép KHÔNG xét lại thiệt là
Chẳng sanh chẳng dứt đó mà
Sạch dơ, thêm bớt cũng cũng là chơn không.
Ấy vậy phải xét thông mọi lẽ
Như hư không, sắc vẻ gì đâu?
Thọ, tưởng, hành, thức sạch làu
Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, còn đâu nương nhờ?
Thân, ý cũng hững hờ như thế
Lục trần kia, cũng kể là không
Đã không nhãn giới suốt thông
Đến ý thức giới cũng không thấy gì.
Vô vô minh, nương chi mà có?
Bổn tánh không soi nó phải tiêu
Đã không lão, tử, hiểm nghèo
Còn đâu già chết hòng theo quấy rầy?
Khổ, tập, diệt, đạo không thay!
Trí còn chẳng có, đắc đầy được đâu.
Vô sở đắc là câu tuyệt diệu
Bồ Tát xưa khéo liệu đường tu
Chơn không bổn tánh như như
Nhờ huệ Bát Nhã, thiệt hư soi làu.
Không ngăn ngại còn đâu lo sợ
Mộng tưởng không, tâm chẳng đảo điên
Chơn như bổn tánh thiên nhiên
Niết Bàn cõi ấy chứng nên đạo mầu.
Tam thế Phật, ngôi cao chứng quả
Thảy đều nhờ Bát Nhã tu nên
Bát nhã này rất thiêng liêng
Ấy, Đại thần chú giúp nên đạo thiền.
Ấy thần chú đại minh sáng chói
Chú vô thượng vòi vọi cao xa
Vô đẳng đẳng chú ấy mà
Gồm đủ thần lực, thiệt là tối linh.
Những khổ não thênh thênh trừ hết
Lời nói này chơn thiệt chẳng ngoa
Vậy nên Bát Nhã thuyết qua
Này câu thần chú niệm ra như vầy.
Yết đế, yết đế, ba la yết đế
Ba la tăng yết đế, bồ đề tát – bà ha.
VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN
Nam mô a di đa bà dạ,
Đa tha dà đa dạ, đa diệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tỳ ca lan đế,
A di rị đa tỳ ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta – bà ha (03 lần).
TÁN PHẬT
Di Đà thân lộ sắc vàng tươi
Tướng tốt quang minh vẹn đủ mười
Ánh sáng tỏa hình năm núi lớn
Mắt trong tợ nước bốn nguồn khơi
Hào quang hóa Phật bao nhiêu ức
Bồ Tát hiện thân gấp mấy mươi
Bốn tám lời nguyện mong độ chúng
Hoa sen chín phẩm rước lên ngồi
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật (108 lần).
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (10 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (10 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (10 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lần).
SÁM TỈNH TÂM
Tỉnh tâm sám nguyện mấy lời
Cầu xin Tam Bảo ba đời chứng tri
Nay con phát nguyện thọ trì
Thường hành Phật đạo, từ bi trao lòng
Tu hành phước huệ song song
Chuyên cần tinh tấn theo dòng kệ kinh
Ngày đêm giữ dạ sắt đinh
Kiên trì giữ luật sửa mình tu tâm
Học tìm đạo pháp cao thâm
Tham thiền nghiên cứu sưu tầm lý chơn
Gian nan lòng dạ không sờn
Giữ gìn tâm trí như đờn thẳng dây
Nguyện làm tất cả điều hay
Nhũ tình bác ái đó đây cùng người
Xa lìa điều dữ đủ mười
Thực hành điều thiện chẳng thời thiếu chi
Nguyện chừa tất cả tham si
Dục sân cũng dứt thị phi cũng chừa
Cần tu Tịnh Độ sớm trưa
Rửa ba nghiệp sạch chẳng ưa sự đời
Nguyện ra bể khổ chơi vơi
Tu hành chí quyết thoát nơi thảm sầu
Xa lìa các nghiệp oan sâu
Tầm đường giải thoát qua cầu sông thương
Dứt lòng luyến ái yêu đương
Soi kinh nấu sử tầm phương tu hành
Ngày đêm giữ dạ chí thành
Trau dồi đạo đức lợi danh chẳng màng
Nguyện ra trong cõi thế gian
Dứt lòng phiền não chẳng mang vào mình
Chuyên trì một dạ sắt đinh
Thường hành tinh tấn đinh ninh những lời
Dù cho biển cạn non dời
Tấm lòng vàng đá cũng thời không phai
Vậy xin các Đức Như Lai
Từ bi chứng giám với nay những điều
Ra ơn tiếp độ dắt dìu
Thoát ly phàm tục kíp siêu cõi trần
Chí thành bái nguyện Phật ân
Cầu cho sanh chúng muôn phần rảnh rang.
HỒI HƯỚNG
Tịnh Độ công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắgn phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ Tát đạo
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhiết thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cộng thành Phật đạo.
TAM TỰ QUY Y
– Tự quy y Phật
Đương nguyện chúng sanh
Thể giải đại đạo
Phát vô thượng tâm
– Tự quy y Pháp
Đương nguyện chúng sanh
Thâm nhập kinh tạng
Trí huệ như hải.
– Tự quy y Tăng
Đương nguyện chúng sanh
Thống lý đại chúng
Nhứt thiết vô ngại.
Nhật Anh (TH)
Trả lời