1. Tâm Đồ Đề là gì?
Theo Phật giáo Tây Tạng thì tam Bồ Đề có hai dạng, tương đối và tuyệt đối.
2. Phát Bồ Đề tâm là gì?
Phát tâm Bồ Đề, tâm giác ngộ cũng là phát tâm Phật, luôn vì lợi ích của muôn loài, có công năng thấy biết chân thật tánh tướng của vạn pháp, hiểu rõ đường lối dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não, vượt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Các công đức khi phát Bồ Đề Tâm rộng lớn tới mức có thể vượt qua phước báo của thế gian, vượt qua phước báo của cõi Trời.
Phát Bồ Đề tâm cũng là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ lúc bắt đầu phát tâm của mình đó là hướng tâm đến lộ trình tu tập giác ngộ và giải thoát. Nhờ có nguyện này mà người tu hành có lòng tin kiên cố, không dễ bị lung lay trên con đường đi tới giác ngộ, thành tựu đạo quả.
Có rất nhiều cách, nhưng nhìn chung nguyện sẽ tu thành Phật Quả, cứu độ hết thảy chúng sinh. Có thể phát tâm bằng cách sau:
3. Lợi ích của Bồ Đề tâm
3.1 Công đức vô biên
Khi ta hành thiện như trên tất sẽ có phước báu, được tái sinh đến chỗ cao quý, có phước thì sẽ được hưởng phước. Thế nhưng đến khi thọ hưởng hết phước báu rồi thì bị đọa lạc.
Công đức từ hành động thiện lành chúng ta từng làm được dùng tới cụm từ: “Không thể nghĩ lường”, thế nhưng so với người phát tâm Bồ Đề thì không bằng một phần ngàn. Thế mới thấy việc phát tâm Bồ Đề sẽ tạo nên công đức lớn vô biên, không tính nổi.
Thế nên, ngược lại, khi ta làm việc tốt mà không phát tâm Bồ Đề cũng giống như việc ta tạo ra công đức, tạo phước để kiếp sau sẽ được giàu có, hưởng vinh hoa bất tận, thế nhưng công đức chỉ dừng lại ở đó, không kéo dài mãi. Việc này được so sánh như kẻ cày ruộng không gieo giống hay hình ảnh hoa quỳnh nở một lần rồi thôi.
Vì thế chúng ta nên phát tâm sâu rộng làm lợi ích cho chúng sanh, để ta biết biết rung động, thương yêu, cứu giúp chúng sanh bằng trọn cả một tấm lòng tha thiết mong mỏi chúng sanh hết khổ.
3.2 Mạnh mẽ vượt qua chướng ngại cuộc đời
Thế nhưng với một người có tâm Bồ Đề sẽ đồng nghĩa với việc phát tâm gắn liền đời mình vào mục đích tu tập để đạt được mục tiêu giác ngộ, giải thoát, thành Phật thì dù trên đường đi có gặp nhiều nghịch duyên ngăn chặn cản trở họ vẫn cảm thấy an yên.
Nhờ thế mà những người này có thể dũng mãnh mà hành giả có thể vượt qua vô lượng chướng ngại, vô lượng đau khổ, chinh phục được bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra trong cuộc đời mình.
Phong ba bão tố cuộc đời luôn hiện hữu, nhưng nhờ tâm Bồ Đề mà ta có thể đứng vững, hiên ngang, không một chút sợ hãi, thậm chí còn có thể ra tay cứu giúp chúng sinh đang yếu thế hơn mình.
Việc phát tâm Bồ Đề thường được so sánh giống như chiếc áo giáp của người chiến sĩ mặc khi ra trận. Áo càng dày thì càng vững tin bước lên phía trước vì áo có thể hoàn toàn chống chịu được trước những mũi tên đang bắn vào mình.
Trả lời