Bồ Tát theo phiên âm tiếng Phạn có nghĩa là Đại sĩ, một chức danh mang tính biểu trưng của Phật giáo. Yếu tố cơ bản nhất của Bồ Tát là từ bi và đại hệ. Từ bi biểu hiện cho tấm lòng, đại huệ biểu hiện cho trí tuệ. Bồ Tát là những người dùng tấm lòng và trí tuệ của mình để giáo hóa chúng sinh, hướng tới Phật pháp.
Quan Thế Âm Bồ Tát được xếp vào hàng một trong những vị Bồ Tát có vị trí cao nhất của Phật giáo, là đời trước của Phật. Phật giáo Trung Hoa xếp Ngài là một trong tứ đại Bồ Tát cùng với Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát và Tạng Vương Bồ Tát.
Danh xưng Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm, Quan Âm đều là danh xưng để chỉ vị Bồ Tát có vị trí quan trọng nhất trong Phật giáo. Danh xưng này xuất phát từ một truyền thuyết nhà Phật, tin rằng những người đã tu thành chính quả sẽ đạt tới cảnh giới ngũ giác đồng quy tức là cả năm giác quan hòa vào làm một. Dùng tai để “thấy” hình ảnh, dùng “mắt” để nghe âm thanh, dùng lưỡi để “ngửi” mùi hương,….
Quan Âm Bồ Tát có nghĩa là vị Đại sĩ luôn “nhìn” thấy “cảm” thấy, “nghe” thấy tiếng ai oán khổ đau thầm kín nhất của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp, độ pháp khi cần. Dùng sự thần thông quảng đại của mình để đưa chúng sinh tai qua nạn khỏi, vượt ngàn tai ách.
Sức mạnh của Quan Thế Âm Bồ Tát
Sức mạnh lớn nhất của Quan Âm nằm ở lòng từ bi, với lòng từ bi của mình, Ngài nghe thấu tất cả những ai oán khổ đau của chúng sinh, bao dung những khốn khó bất hạnh của chúng sinh. Hình tượng của Quan Thế Âm thường là phụ nữ, giống như người mẹ hiền che chở và giúp đỡ những đứa con của mình.
Quan Âm Bồ Tát bảo trợ cho bà mẹ trẻ em, cho phụ nữ, người mang thai và tất thảy những ai gặp bất hạnh trên đời, nhất là khi lâm nạn nước, lửa, đao kiếm. Phụ nữ chậm duyên muộn chồng tới cầu Bồ Tát, phụ nữ không con tới cầu Bồ Tát, người đi biển cầu Bồ Tát phù hộ bình an.
Trong Phật giáo, Quan Âm có thần lực chỉ đứng sau Phật Tổ, dùng sức mạnh của mình để độ hóa chúng sinh. Không chỉ nghe thấu tiếng lòng ai oán khổ đau mà Ngài còn dùng lòng từ bị, đại hùng đại lực của mình hướng dẫn chúng sinh đi theo con đường tốt đẹp, giải thoát bản thân, xa rời cái ác, gắn với thiện tâm.
Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Thông thường, tượng Quan Âm được tạo hình là một người phụ nữ có gương mặt hòa ái nhưng trên thực tế, Phật giáo không phân biệt nam nữ. Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Chính xác là không có giới tính, Ngài đại diện cho sự từ tâm, xuất hiện để trợ giúp khổ nạn, khi thì có tạo hình là nam, khi thì có tạo hình là nữ.
Với mỗi tình huống, mỗi trường hợp Ngài sẽ hiện lên với tạo hình khác nhau để cho người được cứu giúp cảm thấy tin tưởng nhất, gần gũi nhất. Vì đối tượng phụ nữ, trẻ nhỏ thường yếu đuối và cần giúp đỡ nhiều hơn nên hình tượng Quan Âm theo đó cũng hướng về nữ giới – người mẹ hiền từ. Vì thế mà không ít người hiểu lầm Quan Âm Bồ Tát là phụ nữ,
Các tạo hình Quan Âm thường thấy là Quan Âm tống tử – Quan Âm trên tay bế một đứa bé, mang ý nghĩa cầu con; Quan Âm ngồi trên đài sen, tay cầm bình nước Cam Lồ, tay cầm cành liễu – dùng sự tinh khiết của đất trời cứu vớt, giác ngộ chúng sinh; Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – thấu hiểu cõi trần, nghe thấy tiếng lòng của muôn vạn chúng sinh. Ngoài ra còn rất nhiều hình tượng khác như Quan Âm cưỡi mây, Quan Âm cưỡi rồng, Quan Âm cứu nạn trên biển,….
Mỗi hình tượng là một cách thể hiện về một phương diện nhất định của Quan Âm trong cách phổ độ chúng sinh, biểu thị cho sức mạnh của lòng từ bi mà Ngài sở hữu. Sức mạnh này cũng là tinh thần cao nhất của Phật giáo: từ bi và giác ngộ. Từ bi với vạn vật và tìm cách giác ngộ vạn vật.
Quan Âm Bồ Tát là hình tượng, cũng là nơi gửi gắm tâm nguyện của con người. Vì sao Quan Âm lại được kính ngưỡng như vậy? Vì sâu thẳm trong bất kì ai đều cần một chỗ dựa, một nơi để cứu vợt sự khổ đau, mong muốn vào lúc tuyệt vọng nhất vẫn có người để bám víu và trợ giúp mình vượt qua cơn bĩ cực. Hình tượng Quan Âm pháp lực vô biên vừa cao xa, thần bí nhưng cũng hết sức chân thật và ấm á, tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt từ bao đời nay.
Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo kinh sách nhà Phật, có 3 ngày được gọi là ngày vía Quan Âm: ngày đản sinh, ngày xuất gia và ngày thành Phật. Ngày đản sinh của Quan Âm là 19/2 âm lịch. Ngày xuất gia là 19/6 âm lịch. Ngày thành Phật là 19/9 âm lịch.
Trong những ngày này, Phật tử và người hướng Phật thường tổ chức lễ cúng long trọng với nhiều nghi lễ để cầu mong bình an, may mắn, được Bồ Tát che chở. Đây cũng là dịp tốt để những gia đình hiếm muộn tới cửa Quan Âm cầu con, những cô gái chàng trai chậm duyện muộn chồng tới làm lễ xin duyên, cha mẹ làm lễ bán khoán con lên cửa chùa, người có khổ đau tới cửa xin thỉnh nguyện,…
Trả lời