Ví dụ: Năm Mậu hoặc năm Quý, Mậu – Quý khởi Giáp Dần tháng Giêng nên đến cung Thân, cung Dậu là gặp can Canh, can Tân (thuộc hành Kim), ngoài ra đến cung Tý, cung Sửu thì gặp các chi Giáp, Ất, Giáp Tý, Ất Sửu có ngũ hành nạp âm là Hải Trung Kim nên trong cách năm Mậu và năm Quý thì các ngày Thân, Dậu, Tý Sửu là phạm Kim Thần Thất Sát. 
 
Tương tự như vậy cách năm Đinh – Nhâm thì can Canh, Tân ở Tuất và Hợi khi khởi can Nhâm từ tháng Giêng. Hai ngày Dần, Mão với can Nhâm, Quý (Nhâm Dần – Quý Mão cũng có ngũ hành nạp âm là Kim Bạch Kim) nên bốn ngày trên là ngày Kim Thần Thất Sát.
 
Người ta còn phân ra là Thiên Kim thần và Địa Kim thần. Thiên Kim thần là trường hợp gặp thiên can, Địa Kim thần là trường hợp gặp ngũ hành nạp âm.
 
Năm Giáp – Kỷ: Thiên Kim thần (Ngọ, Mùi), Địa Kim thần (Thân, Dậu)
 
Năm Ất – Canh: Thiên Kim thần + Địa Kim thần (Thìn, Tị)
 
Năm Bính – Tân: Thiên Kim thần (Dần, Mão), Địa Kim thần (Ngọ, Mùi)
 
Năm Đinh – Nhâm: Thiên Kim thần (Tuất, Hợi), Địa Kim thần (Dần, Mão)
 
Năm Mậu – Quý: Thiên Kim thần (Thân, Dậu), Địa Kim thần (Tý, Sửu).  
 
Đây là hai thuyết được nêu trong các thư tịch cổ, trong đó thuyết thứ nhất vẫn chưa tìm được lý do tại sao lại sắp xếp như vậy, còn thuyết thứ hai thì nêu thiếu nội dung của Kim Thần.
 
“Thiên Hồng Phạm” có nói rằng: “Kim Thần là tinh của Thái Bạch, thần của bạch thú, chủ chiến tranh, loạn ly, chết chóc, nước khô hạn và ôn dịch. Chỗ đất nó quản kị tu bổ thành trì, xây cung thất, dựng lầu gác, mở rộng khu vườn cây cảnh, khởi công, cất nóc, xuất quân chinh phạt, di chuyển, cưới gả, đi xa nhậm chức. Nếu phạm can thần phải đặc biệt kị chỗ đó.”
 
Vậy tại sao lại nói Kim Thần? Kim Thần là Canh, Tân và ngũ hành nạp âm thuộc Kim vậy. Nguyên lý tính toán lấy Thiên Can của năm, dùng Ngũ Hổ Độn tính đến Canh, Tân và ngũ hành nạp âm là Kim thì chỗ đó là Kim Thần.
 
Ví dụ như năm Giáp và kỷ thì khởi là Bính Dần, thuận hành đến Canh Ngọ và Tân Mùi. Vậy Ngọ và Mùi là Kim Thần của Giáp và Kỷ. Tiếp tục tính đến Nhâm Thân và Quý Dậu, nạp âm ngũ hành của Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Vậy Thân và Dậu cũng là Kim Thần của Giáp và Kỷ.
 
Lại ví dụ như năm Ất và Canh. Dùng Ngũ Hổ Độn khởi Mậu Dần, đến Canh Thìn và Tân Tị, vậy Thìn và Tị là Kim Thần của Ất và Canh, đồng thời Canh Thìn và Tân Tị có ngũ hành nạp âm là Bạch Lạp Kim nên tính hết vòng độn cũng không tìm thêm được ngũ hành nạp âm thuộc Kim nữa. Vì vậy Ất và Canh chỉ có Thìn và Tị là Kim Thần.
 
Ngoài ra, theo “Tuyển Trạch Tông Kinh”, lấy Ngũ Hổ Độn được phương Canh – Tân là Thiên Kim Thần, tuần nạp âm thuộc Kim là Địa Kim Thần. Lấy Thiên Kim Thần làm trọng, phải đặc biệt kị chỗ đó. Lại nói Thiên Kim Thần còn có một tên nữa là  Du Thiên Ám Diệu, phạm phải sẽ bị tai nạn về mắt, rất chuẩn xác.

Kathy

Reader Interactions

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *