- Đức Phật cũng từng âm thầm hạ độc, hại người và lãnh hậu quả vô vàn kiếp sau
- Phật dạy cách vợ chồng trọn đời bên nhau: Làm được 4 điều này nhất định toại nguyện!
- Phật dạy làm người có 20 điều khó, hàm chứa hết thảy khổ nạn của kiếp người, bạn chiếm mấy điều?
Trong cuộc sống, ai cũng có những chuyện riêng khiến bản thân cảm thấy khó chịu, khốn đốn dẫn đến bực bội, nóng giận. Chính những cảm xúc tiêu cực và hằn học đó là nguyên nhân gây ra phiền muộn, khổ đau của con người.
Vậy nên theo lời Phật dạy cách cư xử với người hằn học, những người như vậy thực chất đáng thương hơn là đáng trách, hiểu được điều này ta sẽ không còn khó chịu với họ nữa.
1. Người hằn học là người ra sao?
Phật dạy cách cư xử với người hằn học |
Trong cuộc sống ai cũng có thể đã từng gặp phải những chuyện đau thương, khốn đốn dẫn đến bực bội, khó chịu, phiền muộn, khổ đau. Những người khó chịu họ luôn muốn làm mọi chuyện trở nên căng thẳng để tạo ra sự hiểu lầm hoặc mối thù hiềm bằng nhiều hình thức khác nhau.
Người khó chịu là người hay kiếm chuyện gây gổ làm người khác luôn bực tức và phiền não, bức bách.
Cuộc sống có lúc thăng lúc trầm, lúc suôn sẻ lúc khúc chiết. Vì vậy mà mỗi người đều có những khó khăn riêng. Ai trong số chúng ta cũng từng phải đối mặt với chuyện không như ý, buồn thương, khốn đốn đến nỗi sinh bực bội, khó chịu và tự chuốc lấy khổ đau, phiền muộn vào người.
Có người nhờ vào sự tu dưỡng của bản thân nên biết điều hòa tâm tình, tự đưa bản thân thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực cũng tức là tự giải thoát cho chính mình. Nhưng không phải ai cũng có năng lực đó, đặc biệt là những người hằn học sẽ càng khó để giữ được tâm bình khí hòa khi đối mặt với những điều thất ý.
Vậy nên người hằn học sẽ có xu hướng hay kiếm chuyện gây gổ với người khác, thổi phồng mọi chuyện khiến tình hình thêm căng thẳng, dễ dẫn đến hiểu lầm hoặc mối thù hiềm bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhưng nếu như bạn tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy những người hằn học như vậy, thực chất lại đáng thương nhiều hơn là đáng trách.
Bởi theo lời Phật dạy cách cư xử với người hằn học, sở dĩ họ khó chịu với cả thế giới là do bản thân họ đang bế tắc trong cơn đau khổ tột cùng không có lối thoát. Vậy nên chúng ta càng phải thương xót và thông cảm cho họ nhiều hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết người hằn học
Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng bị những cảm xúc tiêu cực xâm chiếm tâm trí, rồi trở nên hằn học với mọi người bao gồm cả những người thân thiết nhất. Bởi đã là con người thì ai cũng có khiếm khuyết, cũng từng mắc sai lầm dễ khiến người khác phiền muộn, đau khổ.
Ngay trong các mối quan hệ của đời sống như giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, anh em, bạn bè và đồng nghiệp đều có thể khiến chúng ta đau buồn. Khi không kiềm chế bản thân ta có thể sẽ trút phiền muộn lên người khác, để rồi bới móc lỗi lầm, công khai chỉ trích những sai phạm của họ trước đông người.
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết kiểu người hằn học mà bạn thường gặp trong cuộc sống:
– Kiểu người hằn học vì cuồng tín
Có một kiểu người luôn hằn học, khó chịu với cuộc đời vì quá cuồng tín. Những người này có một niềm tin mãnh liệt vào đấng bề trên nên tự cho mình cái quyền có thể đứng trên, thậm chí chà đạp và sát hại người khác vì cho rằng chết vì đạo sẽ được lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao.
Điểm đặc trưng của kiểu người này là không chấp nhận ai mà chỉ tôn thờ đấng bề trên và muốn mọi người phải tin theo họ. Nếu nắm quyền hành trong tay, họ không cho người khác lựa chọn nào khác mà chỉ có thể thuận theo thì sống, không theo thì chết.
Chỉ cần thấy có người không nghe theo lời mình, họ cảm thấy lòng tự tôn bị tổn hại nghiêm trọng, vậy nên không tiếc buông lời mắng nhiếc, thậm chí là thượng cẳng chân hạ cẳng tay để trút ra cơn bực dọc của mình.
Sự hung hăng, hống hách của họ rất đáng lên án, nhưng bản thân họ lại cho rằng mình chỉ đang “thay trời hành đạo”, làm theo “chính nghĩa” mà thôi.
Tâm hay phán xét của con người khiến ta thích nói, trong sự tuyệt đối, rằng cái này đúng, cái kia sai. Và dĩ nhiên là ta suy nghĩ một cách kiêu mạn rằng ta luôn đứng về bên đúng, bên tốt và không bao giờ ở phía bên sai, bên xấu!
Ta đã được nghe chuyện về các vị thánh Bồ-tát sát sanh, nhưng họ có lòng bi mẫn dành cho cả nạn nhân và thủ phạm, và sẵn lòng nhận lãnh nghiệp báo của việc sát sanh. Nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ của một số ít cá nhân đã đạt được quả vị cao thượng của Bồ-tát, không áp dụng cho chúng ta. Đối với chúng ta, sát hại là nghiệp ác.
Xem thêm: 4 kiểu người tự chuốc lấy phiền muộn theo lời Phật dạy
– Kiểu người hằn học vì không tin vào luật Nhân quả
Một loại người nữa là những người không tin vào luật Nhân quả. Đây là kiểu người vô cùng nguy hiểm vì họ không bị bất cứ điều gì kìm hãm hành động, thích làm gì thì làm. Bởi không tin vào nhân quả nghiệp báo, cho rằng chết là hết, nên cứ mặc nhiên tạo ra nhiều nỗi khổ, niềm đau vì quan niệm mọi thứ sẽ trở về cát bụi.
Khi con người không tin nhân quả, không tin tội phúc, không tin có đời sống kế tiếp thì họ sẽ làm bất cứ điều gì họ mong muốn. Con người không sống đạo đức cũng vì không tin nhân quả.
Kiểu người hằn học này nếu không được định hướng đúng đắn sẽ không chấp nhận học thuyết sống chết luân hồi tùy theo nghiệp báo tốt xấu đã gieo. Họ cho rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân loại nên dẫn đến nhiều sai lầm đáng trách làm tổn hại cho nhiều người.
Lời Phật dạy về nhân quả rằng, gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy. Nhưng những kẻ ngu dốt mù quáng, coi khinh nhân quả lại tham lam giành giật “quả tốt” dù trước đó đã gieo nhân bất thiện.
Vì lòng tham mà chúng ta có thể tìm đủ mọi cách để lường gạt người khác, là nhân dẫn đến tù tội và nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau.
Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Nếu chúng ta không tin nhân quả, ta sẽ sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ biết tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.
Đau khổ lớn nhất trong cuộc đời là vì sự ngu dốt và thiếu hiểu biết, chúng ta tốn quá nhiều sức lực để leo lên những đỉnh cao mà ta tự đặt ra, sẵn sàng tìm mọi cách để đạt được mục đích, thậm chí dùng cả thủ đoạn và coi khinh nhân quả.
Phật dạy rằng, người ngu si, vì thiếu hiểu biết, nên đã biến “tự ngã”, biến sự ngu dốt của mình thành ra kẻ thù gây đau khổ cho chính mình.
Cũng theo lời Phật dạy, tất cả chúng sinh đều đau khổ, mục đích không phải là để con người cam chịu số phận, mà phải biết rằng đau khổ là do “quả” gây ra, loại bỏ nguyên nhân của đau khổ, buông bỏ những dục niệm tham lam gây ra phiền não của thế gian, ắt sẽ đạt được hạnh phúc.
– Kiểu người hằn học vì sống quá cầu toàn
Người vì quá cầu toàn luôn mong muốn, đòi hỏi người khác phải hoàn hảo mà đâm hằn học với sai lầm của người khác, sẽ luôn muốn mọi người phải cùng quan điểm với mình, làm theo mẫu chung mà bản thân tự đặt ra. Với người không cùng quan điểm hay làm khác đi thì lại tỏ rõ sự khó chịu.
Sở dĩ như vậy là do họ không hiểu quy luật duyên sinh, nhân quả và sự huân tập của mỗi người khác nhau nên có sự sai biệt. Đó là sự chấp trước chỉ thấy mình là người tốt còn mọi người đều xấu, nên cuối cùng họ bất mãn và rơi vào tuyệt vọng, không muốn chung sống với mọi người.
Phật dạy rằng, muốn sống hạnh phúc, ắt hẳn một trong những điều cần buông bỏ chính là sự cầu toàn. Nhiều người cứ mãi ôm đồm tất cả mọi việc chỉ vì nghi ngờ vào việc hoàn thành công việc đó ở một người khác. Điều này khiến họ luôn ở trong trạng thái lo lắng khi giao việc cho người khác, cứ mãi phải bắt buộc mình phải tham gia vào công việc đó.
Chẳng ai trên đời có được sự hoàn hảo. Chẳng ai nên mà chẳng ngã đôi lần. Tạo cơ hội rèn luyện cho người khác cũng chính là tạo cho mình cơ hội thoát khỏi những gánh nặng không đáng có. Hãy để mỗi người tự trải nghiệm cuộc sống của mình, đó mới chính là cách để hạnh phúc trong từng khoảnh khắc cuộc sống.
Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.
– Kiểu người hằn học vì tham sân si
Một kiểu người hằn học với cuộc đời khác chính là do bản thân đang rơi vào hoàn cảnh bất hạnh không tìm ra lối thoát. Hay nói cách khác, đó là người đang bị dính mắc bởi phiền não tham – sân – si.
Họ có thể gặp phải những chuyện không như ý như hôn nhân tan vỡ, vợ chồng phản bội, mắc bệnh nan y, sự nghiệp thất bại.. khiến bản thân đâm khó chịu, bực dọc và sẵn sàng trút giận lên tất cả những người xung quanh.
Con người chính vì sự chấp ngã mà cố nắm lấy, bám giữ, tiếc nuối để rồi nảy sinh cảm giác bực bội, khó chịu nếu không đạt được và sẵn sàng làm người khác đau khổ.
Nắm lấy, kéo về mình, cất giữ, chất chứa là một thói quen xấu của con người do ngu si chấp ngã thấy mình là trung tâm của vũ trụ.
Con người ngay từ nhỏ khi mới chập chững biết bò đã luôn cố trườn tới để nắm lấy những đồ vật trước mắt. Nếu nắm lấy được thì bỏ vào miệng không phân biệt sạch dơ. Lớn lên, chúng ta nắm bắt, chấp giữ và càng khó chịu nhiều hơn khi thấy mình bị thiệt thòi hơn người khác.
Khi cái tôi lớn mạnh mà không được hài lòng, vừa ý, thì sự thất vọng càng nhiều nên phiền muộn, khổ đau không có ngày thôi dứt.
Chúng ta cần phải hiểu rõ không nắm giữ không có nghĩa là không có gì hết, không có cả một cái chén để ăn cơm. Chúng ta vẫn cầm cái ly để uống nước nhưng chúng ta không dính mắc vào nó, nếu lỡ làm bể cái ly chúng ta vẫn không tiếc rẻ, bực tức hay nổi giận, cáu gắt hoặc mắng chửi, đánh đập người khác.
Chấp là nguồn gốc sinh ra mọi hệ lụy khổ đau cho con người dù đó là chấp thiện. Chúng ta không thể muốn mọi người phải giống như mình, càng không thể dùng áp lực để buộc họ phải thay đổi. Cách duy nhất chúng ta có thể giúp họ là hãy nhìn lại chính mình, nhận thức rõ năng lực bản thân để có sự cảm thông, bao dung và tha thứ mà thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Đọc thêm: Lời Phật dạy về chấp niệm: Chỉ khi vứt bỏ mới thấy đời thanh thản
3. Lời Phật dạy cách cư xử với người hằn học
– Người hay hằn học đáng thương hơn đáng trách
Chính bản thân con người là nguyên nhân khiến họ đau khổ. Đối với những người hay hằn học, họ muộn phiền vì chính những suy nghĩ khó chịu không thể thoát ra của mình.
Nhưng con người là những cá thể riêng biệt không ai giống ai. Chúng ta có thể không hài lòng với thái độ của những người hằn học, nhưng ta cũng không thể dùng áp lực buộc họ phải thay đổi.
Điều tốt nhất nên làm là hãy giúp họ nhìn lại chính mình, nhận thức rõ được giá trị bản thân. Sống với lòng cảm thông, bao dung, tha thứ và giúp đỡ lẫn nhau, từ đó mới dẹp bỏ được sự hằn học.
Nếu bạn thấy xung quanh mình có người luôn hằn học như vậy, thay vì bực tức, hãy cảm thông với họ. Do họ không làm chủ được bản thân nên mới đau khổ tột cùng, càng thêm dầu vào lửa khiến cho sự việc càng thêm oan trái.
Vào những lúc như thế họ sẽ trút đổ mọi bực tức, giận hờn lên người khác. Thậm chí, họ có thể thượng chân hạ cẳng mà tạo ra nỗi khổ, niềm đau cho chính gia đình họ. Trong lúc này, dù họ có cố gắng kiềm chế bằng nhiều cách thì lời nói của họ khi phát ra cũng giống như dao bén cứa vào từng thớ thịt của người khác.
Thực tế họ đang trong cơn tuyệt vọng nên rất dễ giận cá chém thớt và rất cần có sự giúp đỡ. Khi thấy người khác đang bế tắc trong cơn đau khổ tột cùng không có lối thoát, chúng ta càng phải thương xót họ nhiều hơn.
Còn khi đã thử cách khuyên răn mà không được, thì tốt nhất hãy nên tránh xa những người khó chịu. Nhưng vì duyên phận mà gặp phải và tiếp xúc với họ, ta cần học cách chấp nhận để đương đầu và tìm cách xử lý tình huống.
Người khó chịu sẽ phê bình, chỉ trích nặng lời, nếu ta không đủ bình tĩnh thì sẽ phá vỡ mọi thứ. Nhờ nhận ra được và biết mình đang đối diện với ai nên ta an nhiên, tìm ra lối thoát cho mình.
Lời Phật dạy, với người hằn học, chúng ta dùng tuệ giác của Thế tôn để soi sáng lại chính mình mà có sự cảm thông và tha thứ cho họ. Chúng ta hãy quan sát thân này nhân duyên hòa hợp giả có nên không có thật. Cái gì là ta, là của ta, ta không chấp thân tâm này làm ngã thì chẳng có thứ gì làm cho ta lay động mà phiền muộn, khổ đau.
Gặp phải người hằn học, chúng ta hãy thử lắng nghe để tìm nguyên nhân giúp họ. Nghe để hiểu họ nói gì, mong muốn điều gì, tiếc nuối gì hay mơ mộng gì mà đánh mất bản thân như vậy.
Hãy lắng nghe tâm tư, nhìn vào mặt tích cực của họ. Bằng sự cảm thông, bao dung và độ lượng, chúng ta cần phải giúp họ quay trở về với thực tại, đừng vì tình cảm sâu nặng mà tự đánh mất chính mình. Đây cũng là một cơ hội tốt để ta nhận thức rõ thành quả tu tập từ bấy lâu nay bằng tuệ giác của Như Lai. Khi nghĩ tốt cho người ta sẽ bớt tâm ganh ghét, không chỉ trích quá đáng về họ.
– Cách chuyển hóa sự hằn học để thân tâm an yên
Nhà Phật cũng chỉ ra cách giúp con người chuyển hóa được sự hằn học và khó chịu của mình để giữ cho thân tâm được an yên, từ đó mới có thể sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Theo đó, sở dĩ chúng ta hay tỏ ra hằn học, bực dọc và khó chịu với người khác là vì chúng ta không có lòng từ bi rộng lớn.
“Từ” là ban vui, “bi” là cứu khổ. Tình thương yêu chân thật thường đi đôi với tâm từ bi. Muốn chuyển hóa được tính hằn học, ta phải quán tình thương và biết cảm thông, tha thứ. Khi thương yêu, kính mến ai ta sẽ không bao giờ khó chịu với họ nữa.
Khi có được một trái tim thương yêu và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống thì tâm ta sẽ dễ dàng trải rộng ra để giúp đỡ người khác và sẽ không buồn giận khi người đó vô ơn. Mỗi lần thấy một người khó chịu ta tự cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó để giúp người ấy có đủ năng lượng thiết lập lại bình yên, hạnh phúc.
Có một câu chuyện rằng:
Một người nọ thấy con bò cạp sắp chết đuối trong một vũng nước thì vì muốn cứu nó nên nhanh nhẹn đưa tay ra vớt và đặt nó vào chỗ an toàn, nhưng con bò cạp liền chích ông ta một phát đau điếng.
Tuy nhiên, vì muốn qua đường nên nó đi tiếp và cuối cùng lại lọt vào vũng nước khác. Lần này, thấy nó sắp chết đuối ông lại vớt nó lên và cũng bị nó chích như lần trước. Tay ông lúc này sưng vù và đau điếng.
Một người khác chứng kiến cảnh tượng đó từ đầu đến cuối bèn nói: “Tại sao ông lại dại khờ đến thế? Ông thật là điên rồ khi cứu vớt một con bò cạp chẳng biết ơn nghĩa là gì.”
Người đàn ông vui vẻ trả lời: “Thưa ông, tôi không thể nhìn thấy cảnh con bò cạp bị chết đuối. Ông biết đó, thói quen và bản tính của con bò cạp là chích khi có người đụng vào. Đó là phản ứng tự vệ của nó, nó chỉ sống theo tập khí, thói quen mà không có sự quán chiếu. Còn thói quen của tôi là sẵn sàng cứu giúp khi có nhân duyên, tôi thà chịu đau một chút mà cứu được con bò cạp.”
Trong trường hợp này, nếu suy luận chúng ta sẽ thấy người đàn ông đó có thể lấy một cành cây để vớt con bò cạp thì sẽ không bị chích. Nhưng vì ở đây ông ta nghĩ cứu một con bò cạp trong cơn hoạn nạn là điều cần thiết, hậu quả như thế nào ông sẽ tính sau.
Câu chuyện này ngụ ý nói lên tâm từ bi rộng lớn của người đàn ông nọ khi muốn cứu một sinh mạng khác dù đó chỉ là một con vật thấp kém. Điều này cho chúng ta thấy người có tấm lòng rộng mở khi giúp người – vật trong cơn nguy khốn sẽ không có sự tính toán vì ta, hay vì người, chúng sinh. Đức tính của người đàn ông đó là luôn giúp đỡ, sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
Do đó, khi có được tình thương yêu rộng lớn thúc đẩy chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác bất kể màu da, tôn giáo, chủng tộc. Nếu chúng ta ai cũng biết nuôi dưỡng tình thương yêu chân thật bằng sự quán chiếu hằng ngày ta sẽ thấy người và vật không có ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.
Nhờ vậy, khi sống chung với người hằn học, ta vẫn bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Nếu chúng ta phải đối diện với người thường xuyên tỏ ra hằn học và khó chịu với thế giới mà không khuyên được họ thì nên tìm cách tránh xa họ vì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Nhưng nếu vì duyên sự mà phải gặp họ, phải tiếp xúc với họ thì ta buộc phải học cách chấp nhận và dùng cái tâm quảng đại để đương đầu với hoàn cảnh không như ý này.
Trả lời