Khi mà công nghệ hiện đại ngày nay đã chụp được những linh ảnh và ghi nhận được âm thanh đặc biệt của người cõi âm, rồi từng bước đã làm rõ nhiều điều về cõi u minh này khiến chúng ta càng chẳng thể né tránh mà luôn muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về điều này.
Đạo Phật nói về cái chết
Cái chết không phải là vấn đề dễ giải thích vì người sống thì chẳng thể hiểu về “cõi chết” và khi người ta chết rồi thì cũng chẳng thể nói lại cho ai biết cõi đó như thế nào. Bên cạnh đó vẫn có những nhà ngoại cảm trong nước và thế giới đã cho chúng ta thấy được sự bí ẩn của điều này.
Theo quan niệm của đạo Phật và một số đạo giáo thì chết không phải là hết, người ta không phải sống và chết một lần. Chết lại là để sống một đời khác và cứ như vậy luân hồi mãi cho tới ngày giải thoát. Xem thêm: Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết.
Sự sống là bất diệt nhưng nó mang nhiều dạng sống khác nhau ở các cõi sống khác nhau hay theo quan niệm tôn giáo là chuyển tới một kiếp khác, trong một diện mạo khác.
Đạo Phật chia các cõi sống ra làm ba cõi, tùy theo trình độ tâm linh và chúng ta luân hồi trong ba cõi:
+ Cõi Vô sắc: Đó là cõi trời cao cấp nhất, đó là nhưng chúng sinh thường xuyên ở trong thiền định, không có sắc thân như thân thể riêng biệt của chúng ta, mà chỉ sống cuộc sống tinh thần thuần túy. Cõi Vô sắc chia ra bốn cấp có trình độ cao thấp khác nhau. + Cõi Sắc giới: Chúng sinh ở đây có sắc thân đẹp đẽ sáng chói, nhưng không có phân biệt nam nữ, vì ở đây không còn có lòng dục, tức là dâm dục. Cõi Sắc giới cũng chia thành nhiều cấp. + Cõi Dục giới: Là cõi thứ ba thấp nhất , là cõi của những chúng sinh còn có lòng dục, tức dâm dục, cho nên có phân biệt nam nữ.
Cõi người chúng ta nằm trong Dục giới. Cõi người không phải là cõi sống có trình độ cao nhất trong Dục giới. Có 6 cõi trời cũng nằm trong Dục giới, gọi là Lục dục thiên. Ở đây chúng sinh có thọ mạng dài hơn thọ mạng của loài người rất nhiều.
Cõi trời thấp nhất trong sáu cõi trời nói trên, tức là cõi Bốn thiên vương, ở đây một ngày đêm bằng 50 năm ở cõi người. Do thời gian khác nhau giữa cõi trời và cõi người, cho nên vẫn có khả năng các loài trời đến thăm cõi người nhưng thật là hãn hữu lắm họ mới đến. Cõi sống cấp thứ hai trong Dục giới là cõi loài A tu la tuy có quyền năng hơn loài người và không kém gì loài trời, nhưng chúng hay sân giận, hay sân chiến với loài trời. Ở cõi này, đàn ông dung mạo xấu xí, nhưng đàn bà lại rất đẹp. Cõi thứ ba về trình độ quyền năng là cõi người. Cõi trời có lòng dục, cõi A tu la và người được sách Phật xếp là ba cõi thiện, ba cõi lành. Dưới ba cõi này còn có ba cõi ác là cõi súc sinh, cõi quỷ đói và cõi địa ngục.
Trong đó, địa ngục không phải cái ngục ở dưới đất mà chỉ cho những cõi sống rất khổ cực, không thể đem so nỗi khổ cực của thế giới con người. Sách Phật nói tới luân hồi trong sáu đường, tức là luân hồi trong ba cõi thiện và trong ba cõi ác.
Thực ra, chúng sinh ở hai cõi trời Sắc giới và Vô sắc giới cũng không thoát khỏi cảnh luân hồi, tuy rằng thọ mạng của họ có thể kéo dài hàng vạn, hàng chục vạn năm. Có thể thấy, về các cõi sống khác nhau theo Phật giáo thì không có cõi nào là cõi của người chết cả vì chết là cái tạm thời, sự sống là vĩnh hằng và thể hiện qua những dạng sống khác nhau, trong các cõi sống khác nhau, từ thấp tới cao. Mỗi đời sống con người vì thế mà cũng là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát.
Cõi âm theo góc nhìn đạo Phật
Những câu chuyện về linh hồn bị chết hiện về báo mộng cho người nhà để người nhà nhận xác như chuyện bà được báo mộng đi tìm cháu giữa hàng nghìn hài nhi, hay một người ốm thập tử nhất sinh bỗng có khả năng kỳ lạ tiếp xúc với người âm.. đã khiến cho người đời chúng ta đôi lúc nửa tin nửa ngờ.
Chính những điều này là đầu mối của những tín ngưỡng dân gian tồn tại dài lâu trong đời sống xã hội và sau này thấy có vẻ phi khoa học nên gọi là mê tín dị đoan. Những hiện tượng “siêu hình” ấy khiến cho con người ngày xưa không thể giải thích nổi.
Riêng Đạo Phật không hề mang màu sắc mê tín vì luôn dùng trí tuệ giải thích thỏa đáng. Đức Phật đã truyền dạy, trong luân hồi có nhiều chúng sinh ở các cõi trời Vô sắc giới, Hữu sắc và các cõi Trời khác cũng như các cõi A tu la, Địa ngục, Ngã quỷ… tức các cõi vô hình, hữu hình như người và súc sinh.
Vậy, chúng sinh thế nào trong thế giới cõi âm? Họ từ đâu mà có? Họ có những lúc hiện ra để làm cho người khác phải sợ hoặc bắt người sống phải làm theo ý mình,… họ là ai? Theo quan niệm nhân gian, những chúng sinh bị chết bất đắc kỳ tử, hay những người chết oan, chết sông nước,.. đều được cho rằng đây là những “cô hồn” chưa được siêu thoát nên vẫn luẩn quẩn trong thế gian, vương vấn cõi hồng trần.
Thực ra những linh hồn đó lại là Thân trung ấm – khái niệm được đạo Phật giải thích khá rõ ràng, không hề có tính chất mơ hồ nào cả.
Theo giáo lý đạo Phật, trên nguyên tắc sau 49 ngày vong linh người chết sẽ đi tìm một thân xác mới để chuyển sang một kiếp khác, tiếp nối những “nghiệp quả” mà mình đã gây nhân ở kiếp hiện tiền hay nhân còn lại của những kiếp xa xưa.
Trong thời gian đó, vong linh được gọi là Thân trung ấm, tức là “thần thức” của thân xác trước đã mất và đang đợi chờ thân xác mới để “nhập thai” bắt đầu cho một kiếp sống sau.
Nguyên tắc như thế nhưng rất nhiều người trước khi lâm chung vẫn chưa thể “siêu thoát” vì họ còn nhiều điều còn lo lắng như con cái còn nhỏ, vợ còn quá trẻ, tham vọng trong sự nghiệp chưa được hoàn thành..
Đó là lý do khiến Trung ấm thân của họ không đành đi hoặc không thể đi được, để rồi họ cứ luẩn quẩn ở lại, thậm chí cả trăm năm sau, họ vẫn còn nhận ra con cháu của họ qua những nhà ngoại cảm.
Đó là lý do mà đạo Phật khuyên chúng ta không nên khóc lóc, than vãn khiến “thần thức” của họ rối bời trong lúc tang lễ, bởi đây là vấn đề quy luật tự nhiên của con người, linh hồn đó cần được yên ổn để sớm siêu thoát. Tham khảo: Không biết điều này khi người thân vừa qua đời bạn sẽ hối hận Thân trung ấm ấy với những giác quan đầy đủ như giác quan của người sống nhưng cũng tạo bằng hạt vi tế (mà sách Phật gọi là tịnh sắc hay sắc thanh tịnh). Các giác quan của họ nhờ thế mà nhạy bén hơn giác quan của người sống, họ có thể đi hoặc bay, họ thấy được chúng ta khi ta không phải ai cũng có thể thấy được họ. Khả năng này của họ do nghiệp mà có chứ không phải nhờ vào thần thông do tu luyện.
Họ có cảm giác bất lực rất là bức xúc khi khó khăn trong việc giao tiếp với người sống và việc đó đi đôi với những quyền năng đặc biệt, mà họ có được nhờ cái thân thể tạo bằng loại vật chất đặc biệt tế nhị của họ. Có thể tạm hiểu rằng, cõi âm mà chúng ta nói tới là cõi trung hữu hay trung ấm của Phật giáo mà họ thường bị xem là “ma”, thân trung ấm dù tồn tại tạm thời trong khi chờ đợi tái sinh, cũng chỉ là một dạng sống như muôn vàn dạng sống khác.
Vì thế, nhìn chung có thể hiểu cõi âm mà chúng ta nói tới theo đạo Phật là nơi mà những linh hồn vẫn đang còn vương vất, chưa thể giải thoát nên vẫn còn ở lại với dương gian.
(Tổng hợp)
Trả lời