1. Ngày Thập Trai là ngày gì?
10 ngày được nhắc đến bao gồm những ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 theo Âm lịch. Nếu tháng thiếu không có ngày 30 Âm thì Thập Trai là các ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 27, 28 và 29.
Theo cách trì trai trước đây chỉ lấy trọn ngày không ăn, gọi là Trai. Ðến khi Phật ra đời, chế lại cho thọ Bát quan trai giới trong một ngày đêm, và lấy quá Ngọ không ăn làm trai.
Trích dẫn từ Phật Học Tinh Yếu, Ðức Thế Tôn đã bảo: Nên như chư Phật, thọ trì tám giới và không ăn quá Ngọ trong một ngày đêm. Công đức ấy sẽ đưa người mau đến Niết bàn!”.

2. Vì sao cần lưu ý ngày Thập Trai
Khi hiểu ngày Thập Trai là ngày gì sẽ có nhiều người mong phát nguyện muốn ăn chay trọn 10 ngày đó, thế nhưng việc này cần tùy theo điều kiện và sức khỏe mỗi người.
- Phương Đông có Thiên Vương tên là Trì Quốc Thiên Vương, luận Trí Độ gọi là Đề Đầu Lại Tra. Ngài thống lãnh Càn Thát Bà, các thần tướng và Tỳ xá xà, hộ vệ nhân dân nước Phất bà đề khỏi bị xâm lăng.
- Phương Nam có Thiên Vương tên là Tăng Trưởng Thiên Vương, luận Trí Độ gọi là Tỳ lâu lặc xoa. Ngài thống lãnh các thần Cưu bàn trà và Bệ lệ, hộ vệ nhân dân nước Diêm-phù-đề. (Đây là cõi giới mà chúng ta đang sinh sống)
- Phương Tây có có Thiên Vương cai quản tên là Quảng Mục Thiên Vương, luận Trí Độ gọi là Tỳ lâu bát xoa. Ngài thống lãnh tất cả loài Rồng và Phú đơn na, hộ vệ nhân dân nước Cù-da-ni.
- Phương Bắc có Thiên Vương tên là Đa Văn Thiên Vương. Ngài thống lãnh các Dạ xoa và La sát, hộ vệ nhân dân nước Uất đơn việt.
Sau đó, bốn Thiên Vương đem mọi việc ấy tâu lên Đế thích. Bấy giờ, Đế thích và chư Thiên nghe xong, phán: “Việc này không tốt, trong nhà lỗi đạo, các tôn trưởng của chư Thiên ắt phải hao tổn, bè bạn A tu la ắt ngày càng nhiều hơn”.
Để lại một bình luận