1. Mệnh Tùng Bách Mộc là gì?
Là một loại cây tùng đại thụ, thân lớn vững chãi, tán lá rậm rạp tươi xanh vươn mình đón nắng. Đây là loài cây cổ thụ, thân to rắn chắc luôn vươn thẳng lên trời, hiên ngang đứng giữa nắng, gió, bão tố. Tùng, bách cũng là một trong số ít những loài cây có thể sinh trưởng tốt ngay trong cả điều kiện khắc nghiệt.
Vì khí chất phẩm hạnh của loài cây này nên các thánh nhân xưa đã đặt nó làm một ngũ hành nạp âm bản mệnh thuộc 30 mệnh trong lục thập hoa giáp. Cây tượng trưng cho những vị trai tráng, anh hùng trượng phu, quân tử vì cây này vốn là cây đại thụ, chịu được phong sương. Người mang nạp âm này đều có tính cẩn trọng, điềm tĩnh và có ý chí mạnh mẽ, dám đối đầu với mọi thử thách.
2. Người mệnh Tùng Bách Mộc sinh năm nào?
- Những người sinh năm 1890, 1950, 2010, 2070 (thuộc tuổi Canh Dần).
- Những người sinh năm 1891, 1951, 2011, 2071 (thuộc tuổi Tân Mão).
3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Tùng Bách Mộc
3.1. Tính cách
– Thể hiện là người quân tử hảo hán, có bản lĩnh lớn, không sợ trời đất. Họ kiên cường, dũng mãnh vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, thử thách bằng chính nghị lực và bản lĩnh của một bậc anh hùng trượng phu.
– Hòa nhã, bao dung, rộng lượng đối với mọi người, luôn đặt đạo đức lên hàng đầu và không dung dưỡng cho những ai có ý định xấu.
Nhược điểm:
3.2. Sự nghiệp
– Họ có thể tham gia các lĩnh vực như chính trị, y tế, cứu độ, sáng lập doanh nghiệp.. là những ngành nghề phù hợp với tính cách ngay thẳng, trung trực, không ngại khó khăn của người có nạp âm này.
– Các công việc như chăn nuôi, canh tác, làm nông nghiệp cũng khá thích hợp. Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng cuộc sống của những người này khá thanh đạm và giản dị.
– Những việc liên quan đến cây cối, canh tác như kỹ sư lâm nghiệp, kinh doanh thực phẩm sạch organic… cũng rất phù hợp với họ. Nếu chịu khó làm ăn sẽ sớm đạt được nhiều thành tựu và thu về tài lộc đáng kể.
3.3. Tình duyên
– Khi yêu: Họ hành xử khá cứng nhắc, khô khan, họ chỉ tiến tới khi thực sự tìm hiểu kỹ, cảm thấy phù hợp và thực sự yêu người đó. Dù là người kén chọn nhưng một khi đã yêu, họ sẽ một lòng một dạ, thủy chung, có trách nhiệm, luôn cố gắng quan tâm và bảo vệ nửa kia của mình.
4. Màu hợp/khắc với Tùng Bách Mộc
Chọn màu xe, sơn nhà, vòng phong thủy thì bản mệnh nhất định không được bỏ qua việc tìm hiểu màu hợp/khắc sau đây:
4.1 Màu hợp
– Màu xanh lá cây (mệnh thuộc mệnh Thổ) là màu của bản mệnh, sẽ đem đến những sắc thái tươi mát, đồng thời thể hiện sự sinh sôi phát triển.
4.2 Màu khắc
– Màu trắng, xám, ghi (thuộc Kim) vì Kim khắc Mộc. Không nên sử dụng màu sắc thuộc mệnh Kim vì sẽ dễ có rắc rối, xui xẻo xảy ra.
– Màu vàng, màu cà phê, nâu đất (thuộc Thổ), Mộc khắc Thổ mạnh nên người hành Mộc chớ nên sử dụng những màu sắc này để hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xảy ra cho mình.
5. Tùng Bách Mộc hợp/khắc mệnh nào?
5.1. Tuổi hợp mệnh
a. Mệnh Mộc
- Đại Lâm Mộc: Những cây đại thụ có cạnh tranh mới có thể vươn lên mạnh mẽ. Chính vì thế chúng thúc đẩy cùng nhau vươn cao, tạo sự vượng phát. Hai nạp âm này kết hợp sẽ tương hòa cát lợi.
- Dương Liễu Mộc: Hai loại cây nhanh chóng vươn cao thành cây lớn bởi có sự cạnh tranh không ngừng. Mối quan hệ tương hòa, có cạnh tranh nhưng mang lại cát lợi.
- Bình Địa Mộc: Cây phi lao là để chắn gió, có lá kim tương tự như cây tùng bách, được người dân trồng với mục đích bảo vệ mùa màng. Chính vì thế sự kết hợp này thuận lợi.
- Tùng Bách Mộc: Hai nạp âm này sẽ tương trợ cho nhau khá tốt nếu hội ngộ, như người cùng đường, người song hành với nhau, đây là sự gặp gỡ tốt đẹp.
- Tang Đố Mộc: Hai bên sẽ trở thành một bãi cây lớn bởi sự tương hòa mà chúng có được khi hội ngộ với nhau. Mối quan hệ cát lợi, cũng hỗ trợ cho nhau.
- Thạch Lựu Mộc: Khí chất tương đồng, hai bên cát lợi. Hai mệnh này phù hợp để kết hợp với nhau.
b. Mệnh Hỏa
- Lư Trung Hỏa: Gỗ cây tùng là nguồn nhiên liệu vô tận duy trì sức sống cho Lư Trung Hỏa. Sự kết hợp của hai mệnh này tạo nên sự cát lợi.
- Thiên Thượng Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh, ánh sáng trên trời tạo điều kiện cho cây tùng có cơ hội vươn cao hơn. Mối quan hệ này đem lại sự thuận lợi, đại cát.
c. Mệnh Kim
- Kiếm Phong Kim: Trên thực tế, thợ làm gỗ dùng cưa của mình để chế tạo gỗ thành các loại đồ dùng trong nhà. Hai bản mệnh này kết hợp sẽ cho ra tài lộc tốt mặc dù có thể thiệt tới tính mạng, sự kết hợp này mang lại điều có lợi.
- Kim Bạch Kim: Có sự khắc chế về thuộc tính ngũ hành nhưng bản chất sự vật là vô hại, nếu kết hợp với nhau không tốt cũng không xấu, tính chất mờ nhạt.
- Thoa Xuyến Kim: Không có mối quan hệ gì giữa vàng thỏi và gỗ, nó vô hại, nhưng nếu chế tác thành một chiếc hộp gỗ chứa đồ quý giá thì cực tốt. Chỉ tốt khi kết hợp với nhau tạo nên một đồ vật quý giá còn không thì không lợi, không hại.
- Sa Trung Kim: Cây tùng có cơ hội sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn nguyên tố vi lượng hỗ trợ cây. Hai nạp âm hỗ trợ cho nhau, cây tùng nhờ Sa Trung Kim mà phát triển tốt hơn, cứng cáp và trưởng thành hơn.
d. Mệnh Thổ
- Đại Trạch Thổ: Cây tùng cát lợi nhờ dinh dưỡng từ đất cồn bãi, còn đất cồn bãi nhờ có cây cối mà không trở nên tiêu điều. Hai nạp âm này gặp nhau đều tốt, có lợi.
- Bích Thượng Thổ: Mộc khắc Thổ nhưng thực tế hai vật chất này chỉ gặp nhau khi người ta sử dụng gỗ tốt để gia cố tường nhà. Hai bên tương trợ lẫn nhau, một bên trở nên hữu dụng còn một bên được tăng cường sự bền vững.
e. Mệnh Thủy:
- Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm là vô giá, nguồn nước này hoàn toàn của tự nhiên và chảy không ngừng nghỉ để nuôi dưỡng cây theo thời gian. Sự kết hợp hai nạp âm này hoàn hảo, cát lợi.
- Thiên Hà Thủy: Thủy – Mộc tương sinh. Khi nước mưa hòa vào lòng đất, thành phần axit trong mưa sẽ hòa với đất, thẩm thấu qua cây khiến cây tươi xanh hơn. Sự kết hợp này đem lại cát lợi vô cùng.
- Đại Khê Thủy: Đại Khê Thủy cung cấp nguồn nước cho cây. Nếu hai nạp âm này gặp nhau mệnh Mộc sẽ đại cát.
- Tuyền Trung Thủy: Tuyền Trung Thủy cung cấp một nguồn nước dồi dào khiến cây ngày một tươi tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Mối quan hệ này mang đến nguồn lợi lớn.
5.2. Tuổi khắc mệnh
a. Mệnh Thổ
- Ốc Thượng Thổ: Thổ – Mộc xung khắc. Các cây tùng bách là những loại đại thụ to lớn, không phù hợp cho ngói lợp nhà. Sẽ phải gặp cảnh đau khổ, đứt đoạn khi hai mệnh này gặp nhau.
- Thành Đầu Thổ: Tường thành có đất đai khô cứng, không giúp sinh sôi, hơn nữa, Mộc sẽ phá vỡ, xâm hại đất ở tường thành, chúng cần sự bền vững. Sự kết hợp giữa hai nạp âm này không tạo ra sự may mắn.
- Sa Trung Thổ: Sa Trung Thổ tương khắc với cây tùng đại thụ to lớn. Mối quan hệ hình khắc mạnh mẽ.
- Lộ Bàng Thổ: Thành Mộc không xâm hại được Lộ Bàng Thổ bởi đất ven đường cần kiên cố, vững chắc, chính vì thế nên nó tạo ra sự kiêng kỵ. Hai mệnh này không nên gặp nhau vì tương khắc mạnh mẽ.
b. Mệnh Kim:
- Bạch Lạp Kim: Kim loại trong quá trình luyện kim thì kỵ tạp chất. Hai nạp âm này nếu gặp nhau thì đều không tốt cho cả hai.
- Hải Trung Kim: Cây tùng không có liên quan gì đến kim loại và vàng bạc trong biển. Hai nạp âm này vốn dĩ không có liên hệ gì, nếu có chỉ là sự hình khắc nhẹ, không ảnh hưởng gì lớn.
c. Mệnh Hỏa
- Sơn Hạ Hỏa: Bởi tùng bách sinh nhiệt tốt nên khi gặp lửa nó sẽ cháy rất mạnh, cây cối sẽ bị thiêu bởi lửa nóng. Chính vì thế sự hội ngộ này sẽ có một bên đại cát và một bên sẽ hại (thường có hại cho Mộc).
- Phúc Đăng Hỏa: Mộc sinh Hỏa. Lửa của ngọn đèn và cây cối khi kết hợp sẽ tạo ra chút may mắn ít ỏi nhưng không tạo ra sự việc có tính chất mạnh mẽ.
- Tích Lịch Hỏa: Mộc – Hỏa tương sinh nhưng trường hợp này gặp nhau là rất xấu bởi khi sét đánh thì những cây to lớn sẽ gặp nguy hiểm đầu tiên, hậu quả Mộc sẽ nhận về sự thiệt thòi.
- Sơn Đầu Hỏa: Người làm nương dùng ngọn lửa thiêu rụi mọi thứ bao gồm cả cây cối dù to lớn tới đâu cũng bị cháy ra tro. Hai nạp âm này nếu gặp nhau sẽ tạo ra kết quả không đáng mong đợi.
d. Mệnh Thủy
- Trường Lưu Thủy: Tuy Thủy dưỡng Mộc nhưng nước lớn cuốn trôi mọi cây cối, vạn vật, nên dù đây là cây cổ thụ cũng không chống đỡ lại nổi. Vì thế sự kết hợp này không mang tới điều cát lợi.
- Đại Hải Thủy: Nước đại dương vốn mặn không nuôi dưỡng được cây tùng mà còn khiến nó trôi nổi, vô định. Sự kết hợp tương đối xấu, không tốt cho người thuộc nạp âm này.
6. Tùng Bách Mộc hợp cây gì?
Một số cây hợp người mệnh Mộc có thể kể tên như cây ngũ gia bì, kim ngân, trúc nhật, đế vương xanh,…
Trả lời