1. Mệnh Đại Lâm Mộc là gì?
2. Người mệnh Đại Lâm Mộc sinh năm nào?
- Những người sinh năm 1928, 1988, 2048 (tuổi Mậu Thìn). Mệnh nam thuộc Chấn Mộc, mệnh nữ thuộc Chấn Mộc.
- Những người sinh năm 1929, 1989, 2049 (tuổi Kỷ Tị). Mệnh nam thuộc Khôn Thổ, mệnh nữ thuộc Tốn Mộc.
3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Đại Lâm Mộc
3.1. Tính cách
Ưu điểm:
– Ôn hòa: Họ có nét tính cách chung như những người mệnh Mộc khác đó là dễ gần, vui vẻ, ấm áp, bao dung, luôn giúp đỡ người khác, được nhiều người quý mến.
– Ý chí kiên cường: Họ sống hiên ngang, không chịu khuất phục trước thử thách, đúng với hình ảnh cây đại thụ giữa rừng xanh dù trải qua bao bão giông cuộc đời, dường như không có khó khăn nào có thể đánh gục được ý chí của những người này. Họ vững chãi trước những sóng gió cuộc đời, khó khăn càng tôi rèn ý chí, giúp họ càng mạnh mẽ, cố gắng đạt được mục tiêu cuộc sống.
– Không nóng vội: Không bao giờ họ có ý định đạt mục tiêu nhanh chóng và đốt cháy giai đoạn, họ luôn chậm rãi từng bước tiến đến mục tiêu của mình, đối với họ mọi việc dù diễn ra chậm nhưng miễn là thành quả về sau sẽ vững chắc hơn.
– Phóng khoáng tới mức hoang phí: Thích giúp đỡ mọi người, ai xin gì cũng muốn cho, hay gặp vấn đề tài chính vì tuy là người làm ra nhiều tiền nhưng tiêu nhiều. Họ dễ rơi vào tình trạng thiếu thốn.
– Hay lo lắng: Suy nghĩ nhiều cho tương lai, dù trước mắt họ không thiếu cái ăn cái mặc nhưng họ vẫn suy tính và phiền muộn.
3.2. Sự nghiệp
3.3 Tình duyên
4. Mệnh Đại Lâm Mộc hợp/khắc màu gì?
4.1. Màu hợp:
– Màu xanh lá cây (thuộc mệnh Mộc) đây là màu tương hợp duy nhất và đây cũng là màu tượng trưng cho mệnh Mộc, sẽ đem lại vượng khí cho bản mệnh.
4.2. Màu khắc:
Đây là những cây gỗ trong rừng, cần Kim để tạo nên hình thái, vật dụng. Nên người mệnh này cũng cần sử dụng màu trắng.
5. Đại Lâm Mộc hợp/khắc mệnh nào?
5.1. Tuổi hợp mệnh
- Đại Lâm Mộc: Mặc dù có nhiều cây sẽ có sự cạnh tranh về nguồn sống, nhưng đây là cạnh tranh lành mạnh, sẽ càng phát triển, càng có sự bền vững. Hai mệnh này tương trợ mạnh mẽ cho nhau.
- Dương Liễu Mộc: Cây lớn trong rừng cứng rắn sẽ sống hòa thuận với cây dương liễu mềm mại. Hai mệnh này gặp nhau sẽ mang đến nhiều cát lợi, may mắn và thành công.
- Tùng Bách Mộc: Cả hai đều là cây lớn ở trong rừng nên có sự cạnh tranh nhưng không ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau mà sẽ hỗ trợ nhau đứng vững. Nhìn chung hai nạp âm này vẫn rất hợp nhau.
b. Người mệnh Hỏa
- Lư Trung Hỏa: Mộc chính là nguồn nguyên liệu để cho Hỏa phát triển, đặc biệt gỗ từ cây lớn trong rừng thì cháy càng đượm. Hai nạp âm này gặp nhau thì cực kỳ cát lợi.
- Sơn Đầu Hỏa: Lửa trên núi mà gặp cây rừng thì ắt sẽ cháy to, cháy lớn. Nhất là khi khai hoang, dùng ngọn lửa trên đỉnh núi sẽ phát huy tác dụng khi thêm cây cối để làm mồi lửa. Sự gặp gỡ của hai nạp âm này sẽ mang đến nhiều cát lợi và mệnh Sơn Đầu Hỏa sẽ có lợi thế hơn.
- Thiên Thượng Hỏa: Mộc sinh Hỏa nhưng Thiên Thượng Hỏa là lửa trên trời, là nguồn ánh sáng để giúp cây tốt tươi. Đây được coi là mối quan hệ mang đến điều tốt lành cho cả hai bên.
- Sơn Hạ Hỏa: Lửa dưới núi và cây trong rừng thì hiếm có cơ hội gặp gỡ, thế nhưng theo ngũ hành, Mộc luôn mang đến sự phát triển cho Hỏa nên hai mệnh này khi kết hợp cũng sẽ mang cát lợi.
- Phúc Đăng Hỏa: Ngoài thuộc tính tương sinh ngũ hành, hai nạp âm này không có mối liên hệ nào trong thực tế. Do đó, nếu kết hợp chỉ mang lại cát lợi nhỏ.
c. Người mệnh Thủy
- Đại Khê Thủy: Thủy sinh Mộc nên chắc chắn hai mệnh này gặp nhau sẽ đem tới nhiều cát lợi. Hơn nữa, dòng suối lớn mà gặp nước suối trong mát thì sẽ phát triển xanh tốt. Sự kết hợp của hai nạp âm này là cát lợi.
- Thiên Hà Thủy: Nước mưa thì luôn giúp cây phát triển, đó là nguồn sống chủ yếu của cây lớn trong rừng giúp chúng ngày càng tươi tốt. Sự kết hợp của hai mệnh mang lại may mắn, tài lộc.
- Tuyền Trung Thủy: Thủy – Mộc tương sinh, cây trong rừng gặp nước suối đầu nguồn sẽ giúp cây không ngừng tươi tốt. Hai nạp âm này khi kết hợp sẽ mang tới điều tốt đẹp.
- Giản Hạ Thủy: Thủy và Mộc có quan hệ tương sinh nên hai mệnh này hợp nhau. Hơn nữa, cây đại thụ có thể phát triển mạnh mẽ phần lớn đều nhờ vào dòng nước ngầm. Hai mệnh này gặp nhau sẽ mang đến tài lộc, may mắn.
d. Người mệnh Kim
- Bạch Lạp Kim: Dù Kim khắc Mộc nhưng không giống với những nạp âm thuộc mệnh Kim khác, Bạch Lạp Kim là kim loại nóng chảy, mà trong khi đó gỗ lớn là nguồn nguyên liệu tốt cho việc luyện kim. Nhờ có Mộc hỗ trợ nên Bạch Lạp Kim sẽ dễ dàng loại bỏ được tạp chất bên trong. Hai mệnh này kết hợp với nhau sẽ sinh ra thành quả tốt.
5.2. Tuổi khắc mệnh
a. Người mệnh Kim
- Hải Trung Kim: Mộc – Kim xung khắc. Kim loại dưới biển và cây lớn trên rừng vốn cũng không gặp nhau được. Hai mệnh này cũng không nên kết hợp với nhau.
- Sa Trung Kim: Đất mà có chứa hàm lượng kim loại cao sẽ ức chế sự phát triển của cây, ngăn cản cây lấy dinh dưỡng từ đất. Theo tính chất tương hợp, tương khắc trong ngũ hành thì Kim khắc Mộc nên hai mệnh này không hợp nhau.
- Kim Bạch Kim: Mộc – Kim xung khắc. Hơn nữa, vàng thỏi, bạc nén và cây cối không liên quan tới nhau. Không nên kết hợp 2 nạp âm này vì không mang lại kết quả gì khả quan.
- Thoa Xuyến Kim: Khắc nhẹ bởi vì Kim và Mộc khắc nhau. Còn thực chất 2 nạp âm này cũng không có gì liên quan mật thiết.
- Thành Đầu Thổ: Loại đất khô cứng khiến cho cây khó hấp thụ dinh dưỡng, do đó, theo thực tế, cây cối khó có thể sinh trưởng trên mảnh đất khô cứng và hoang sơ. Hơn nữa, Mộc khắc Thổ nên hai mệnh này kết hợp cũng không mang lại kết quả tốt.
- Đại Trạch Thổ: Đất nền nhà thì sẽ không trồng được cây. Hơn nữa Thổ với Mộc cũng không hợp nên hai mệnh này sẽ khắc nhẹ.
- Sa Trung Thổ: Thổ với Mộc là quan hệ tương khắc. Sa Trung Thổ là cát trộn với đất, chắc chắn đây không phải là một môi trường tốt để cho những cây đại thụ phát triển nên hai mệnh này cũng không hợp.
- Lộ Bàng Thổ: Mộc khắc Thổ. Thực tế, đất ven đường mà gặp cây lớn chắc chắn sẽ bị phá vỡ cấu trúc bền vững vốn cần có. Cho nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp mà chỉ có đổ vỡ, chia ly.
c. Người mệnh Hỏa:
- Tích Lịch Hỏa: Sấm sét thường đánh vào những cây to, cây đại thụ khiến cây đổ ngã, cháy đen. Do đó, hai nạp âm này kết hợp chỉ gây hại và tổn thất.
d. Người mệnh Mộc:
- Thạch Lựu Mộc: Cây sống trên đá bé nhỏ sẽ thiệt thòi khi đứng cạnh cây lớn trong rừng nên mối quan hệ này sẽ không bền và không mang lại thuận lợi. Sự kết hợp của hai nạp âm này được xem là không cát lợi.
- Tang Đố Mộc: Tuy cùng thuộc bản chất hành Mộc nhưng hai nạp âm này không có mối quan hệ tương hòa. Vì theo thực tế, Tang Đố Mộc là cây dâu nhỏ, nên so với cây đại thụ thì không có khả năng thắng thế trong cuộc chiến tranh giành chất dinh dưỡng, ánh sáng và không gian.
e. Người mệnh Thủy:
- Trường Lưu Thủy: Tuy nước dùng để tưới cây nhưng với dòng chảy lớn mạnh có thể khiến cây cối bị bật rễ và trôi nổi, vô định. Do đó, dù tương sinh theo nguyên lý ngũ hành nhưng hai nạp âm này gặp nhau không đem lại cát lợi.
6. Đại Lâm Mộc hợp cây gì?
Ở phòng làm việc hoặc phòng khách nhằm tạo thêm sinh khí hưng thịnh, bạn nên trang trí cây ngũ gia bì, kim ngân, trúc nhật, đế vương xanh,…
7. Đại Lâm Mộc hợp/khắc hướng nào?
- Hướng Bắc: Hướng mang lại vận may. Đây là hướng phù hợp cho ai muốn cầu cho cuộc sống gia đình hạnh phúc, con cái giỏi giang, khỏe mạnh.
- Hướng Đông: Đây là hướng quý nhân phù trợ. Nếu cầu thi cử, học hành rất phù hợp.
- Hướng Nam: Hướng tốt cho sự nghiệp, thuận lợi cho việc thăng quan tiến chức.
- Hướng Đông Nam: Hướng tương trợ cho bản mệnh về đường công danh, sự nghiệp, phát triển tiền tài.
- Hướng Tây Bắc: Hướng có thể gây ra những điều xui xẻo cho gia đình, con cái.
- Hướng Tây: Hướng xấu ảnh hưởng tiêu cực tới tính mạng, làm ăn thất bát.
- Hướng Đông Bắc: Dễ vướng phải pháp luật, thị phi, bị thù hằn, kiện tụng.
- Hướng Tây Nam: Hướng làm ăn thất bại, không cát tường.
Trả lời