1. Ngày Sát chủ là gì?
Ngày Sát chủ là một ngày xấu theo quan niệm tâm linh. Ngày này nên tránh làm các việc trọng đại.
Cụ thể, theo chiết tự:
- Sát có nghĩa là giết chóc, gây tổn hại.
- Chủ nghĩa là chủ nhân, chủ thể của hành động.
Vì thế, Sát chủ ở đây có nghĩa là những hành động gây tác động xấu đến một chủ thể nào đó.
Nếu chẳng may lựa chọn đúng ngày này để làm những việc lớn lao thì chẳng những quá trình thực hiện gặp phải nhiều cản trở mà người đứng đầu thực hiện công việc ấy cũng gặp nhiều tai họa.
Xem thêm: Ngày tốt xấu theo đạo Phật.
2. Ngày Sát chủ có ảnh hưởng gì?
Sát chủ là ngày cực xấu trong tháng, vì thế mà người ta thường tránh làm những việc đại sự. Nếu cố tình làm việc lớn vào những ngày này sẽ gặp phải nhiều rắc rối, công việc khó đạt được thành công như dự kiến. Cụ thể:
Ở mức ảnh hưởng nhẹ, ngày Sát chủ có thể làm cho mọi sự khó thành, bổ bể giữa chừng. Ví dụ như xây nhà thì nhà cửa nhanh xuống cấp, cưới hỏi thì vợ chồng khó hạnh phúc, hay nếu thực hiện bốc mộ, mai táng… thì vong linh người chết khó được thanh thản…
Ở mức độ nặng hơn, ngày Sát chủ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình hay cá nhân làm đại sự, ví dụ như mất tài lộc, danh vọng, địa vị, sức khỏe, nghiêm trọng có thể gây tổn thương, chết chóc cho gia đình.
3. Phân loại ngày Sát chủ
3.1 Ngày Sát chủ Âm
Âm ở đây có nghĩa là âm phần, âm giới. Theo đó, ngày Sát chủ Âm là những ngày kiêng kỵ làm những việc liên quan tới Âm giới, ví dụ như bốc mộ, mai táng, nhập quan, đào huyệt hay xây mồ dựng mả.
Thậm chí, những việc như lập bàn thờ, bốc bát hương, thỉnh tượng thần linh, Đức Phật,… cũng không nên thực hiện. Nếu cố tình thực hiện vào những ngày này thì dễ gặp phải họa lớn.
3.2 Ngày Sát chủ Dương
Dương ở đây có nghĩa là dương thế. Ngày Sát chủ Dương là những ngày không nên tiến hành các việc đại sự liên quan đến người sống như cưới hỏi, tiệc tân gia, lễ mừng thọ, khai trương, thành lập công ty…
Bên cạnh đó, vào ngày Sát chủ Dương, các công việc khác như động thổ, đào móng, xây nhà dựng cửa, xuất hành đi xa cũng không nên tiến hành.
Nếu cố tình tổ chức vào ngày này, quá trình tổ chức vừa có thể gặp phải nhiều rắc rối, mà tương lai cũng không được thuận lợi như ý muốn.
Ví dụ như cưới hỏi thì vợ chồng khó hạnh phúc dài lâu, mừng thọ thì người được mừng bị rút ngắn tuổi thọ, khai trương, mở công ty thì tài lộc hao hụt, dễ làm ăn thua lỗ…
4. Cách tính ngày Sát chủ
4.1 Đối với ngày Sát chủ Âm
- Trong Tháng Giêng thì ngày Sát chủ là ngày Tị.
- Trong tháng 2 âm lịch là ngày Tý.
- Trong tháng 3 âm lịch là ngày Mùi.
- Trong tháng 4 âm lịch là ngày Mão.
- Trong tháng 5 âm lịch là ngày Thân.
- Trong tháng 6 âm lịch là ngày Tuất.
- Trong tháng 7 âm lịch là ngày Hợi
- Trong tháng 8 âm lịch là ngày Sửu.
- Trong tháng 9 âm lịch là ngày Ngọ.
- Trong tháng 10 âm lịch là ngày Dậu.
- Trong tháng 11 âm lịch là ngày Dần.
- Trong tháng Chạp là ngày Thìn.
4.2 Đối với ngày Sát chủ Dương
- Trong tháng Giêng, ngày Sát chủ dương là ngày Tý.
- Trong các tháng 2, 3, 7, 9 âm lịch, ngày Sát chủ dương là ngày Sửu.
- Trong tháng 4 âm lịch là ngày Tuất.
- Trong các tháng 5, 6, 8, 10 và tháng Chạp, ngày Sát chủ dương là ngày Thìn.
- Trong tháng 11 âm lịch là ngày Mùi.
5. Cách hóa giải ngày Sát chủ
5.1 Sử dụng cơ chế “Chế sát”
Đây là cách hóa giải “lấy độc trị độc”, tức là dùng quan hệ tương khắc của Ngũ hành để chế sát sự hiểm nguy của ngày xấu. Nói một cách dễ hiểu hơn, tức là tiến hành đại sự vào giờ đại kỵ với ngày Sát chủ để công việc được thuận lợi hơn. Cụ thể:
- Ngày hung thuộc Kim thì dùng giờ Hỏa để hóa giải (Hỏa khắc Kim)
- Ngày hung thuộc Mộc thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim khắc Mộc)
- Ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ khắc Thủy)
- Ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy khắc Hỏa)
- Ngày hung thuộc Thổ thì dùng giờ Mộc để hóa giải (Mộc khắc Thổ)
5.2 Sử dụng cơ chế “Hóa Sinh”
“Hóa sinh” là cách hóa giải ngày Sát chủ dùng quan hệ tương sinh của Ngũ hành để chế sát ngày xấu. Cụ thể:
- Ngày hung thuộc Kim thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ sinh Kim)
- Ngày hung thuộc Mộc thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy sinh Mộc)
- Ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim sinh Thủy)
- Ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Mộc để hóa giải (Mộc sinh Hỏa)
- Ngày hung thuộc Thổ thì dùng giờ Hỏa để hóa giải (Hỏa sinh Thổ)
5.3 Sử dụng cơ chế “Tị hòa”
Đây là cách dùng quan hệ tương hòa của ngũ hành để kìm hãm sát khí của ngày xấu. Chẳng hạn: Ngày xấu rơi vào ngày Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải hay có thể ngày xấu của Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải…
Nếu Ngũ hành tương hòa, có một Âm và một Dương thì sự kết hợp sẽ đem lại kết quả rất tốt, còn nếu cùng Âm hoặc cùng Dương thì sự kết hợp trở nên vô nghĩa.
5.4 Mượn tuổi của người khác
Người ta thường nhờ bạn bè, người thân, nhất là những người có tuổi thuộc Tam Hợp với gia chủ, lại “được tuổi” trong năm đứng ra tiến hành đại sự thay cho gia chủ, từ đó có thể hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.
Những người hợp tuổi mà gia chủ có thể lựa chọn thay mình chủ trì đại sự là những người nằm cùng bộ Tam Hợp, cụ thể:
- Người có tuổi Thân, Tý hoặc Thìn có thể lựa chọn hai tuổi còn lại.
- Người có tuổi Tỵ, Dậu hoặc Sửu có thể lựa chọn hai tuổi còn lại.
- Người có tuổi Hợi, Mão hoặc Mùi có thể lựa chọn hai tuổi còn lại.
- Người có tuổi Dần, Ngọ hoặc Tuất có thể lựa chọn hai tuổi còn lại.
Xem các bài viết khác:
Trả lời