Nguồn gốc Chú Đại Bi
Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.
Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.
Lý do Chú Đại Bi được nhiều người biết đến
Đây là cốt lõi của sứ mệnh từ bi của Bồ tát. Những lợi ích trước mắt, với lòng từ bi vĩ đại, chú Đại Bi có thể làm giảm những đau khổ và khó khăn của mọi giống loài trên hành tinh này.
Thần Chú Đại Bi là một hình thức bằng lời nói của Đà La Ni (Dharani), một kinh điển sử dụng các âm tiết để truyền tải một thông điệp siêu việt mạnh mẽ và hiệu quả, tạo ra một trạng thái ý thức đặc biệt và được cho là có khả năng giải phóng tất cả các chúng sinh đau khổ dưới địa ngục và trần thế.
Kinh và Thần Chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt.
Chú Đại Bi được biết đến với cái tên Đại Bi Tâm Đà La Ni (Great Compassion Mantra hay Da Bei Zhou) là một thần chú Phật giáo dài 84 dòng của Phật giáo Đại Thừa. Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam..
Tin cùng chuyên mục dành cho bạn:
Trả lời