1. Bố thí là gì?
2 chữ “Bố thí”, nghe thật đơn giản nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu xa. “Bố” là chia bày ra, “thí” là trao tặng, cho.
Vậy nên, bố thí là đem năng lực vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng giải, tuyên truyền những điều hay lẽ phải trong đời sống, đem các chân lý do Phật dạy giải thích lại cho người.
Bố thí không dừng lại ở việc cho nhận về vật chất, nó còn được xem như là cách hữu hiệu để đối trị tính tham lam ích kỉ, và thể hiện lòng bác ái từ bi.
Tất cả các hành động bố thí cúng dàng đều được xem là để nuôi dưỡng phúc đức. Đây cũng chính là một trong những biện pháp hành thiện tích đức tốt lành mà ai cũng nên làm.
Có điều, nên ghi nhớ và tránh xa 18 loại bố thí không sạch sẽ làm xấu chân lý nhà Phật.
2. Bố thí gồm mấy loại?
Ngoài việc tìm hiểu bố thí là gì, bạn cũng nên biết bố thí chia làm mấy loại để dễ dàng phân biệt và thực hành.
Phật pháp tâm linh chia ra bố thí làm 3 loại chính: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.
– Tài thí
Tài thí gồm tiền bạc của cải vật dụng cho đến cái quý nhất là thân mạng.
Tài thí lại chia ra làm 2 loại là Nội tài và Ngoại tài.
+ Nội tài: Bao gồm các vật chí thân quý báu như thân mạng, các bộ phận của mình đem bố thí cho người khác như xông vào lửa cứu người sắp chết cháy, nhảy xuống nước cứu người sắp chết đuối, lấy thân mình che đỡ cho người sắp bị bắn hay bị đâm.
Nội tài cũng chỉ việc hiến tặng người khác một bộ phận của mình mà họ đang cần đến như giác mạc, thận, tim… Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu chết, chịu tật nguyền, chịu khổ để cứu người.
Vậy mới nói, bố thí Nội tài là một cử chỉ cao đẹp nhất mà chỉ người có từ tâm, thiện tâm mới làm được. Còn với những ai còn xem thân mạng mình là quý, không thể thực hiện được loại bố thí này.
+ Ngoại tài: Ý chỉ những vật thường dùng của mình như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, đất đai, điền sản, đồ đạc, quần áo, đồ ăn, thức uống…, Mang một trong những thứ này tặng cho người khác, gọi là bố thí Ngoại tài.
Lắng nghe lời Phật dạy về Ngoại tài, có một vấn đề được nêu ra, đó là cách tạo dựng nên sản nghiệp. Có những người tạo sản nghiệp bằng những nghề chân chính, nhưng cũng có người tạo nên bởi nghề không chân chính như lừa đảo cờ bạc, lợi dụng sức khổ cực của người khác, hay tranh giành cướp đoạt dối trá… để làm giàu một cách phi pháp bất chính.
Nếu đã làm ăn không quang minh chính đại, mà chỉ là của bất nhân bất chính do sự làm bất hợp pháp mang lại, sự bố thí ấy không được coi trọng, mà bị đánh giá là thấp hèn, vô ích.
Tiền của mang ra bố thí phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng. Dù ít hay nhiều, thứ do mình làm ra bằng mồ hôi công sức vẫn là đáng trân quý nhất.
Trả lời