1. Đầu thai là gì?
Theo Đức Phật nói về tái sinh thì cuộc sống có sự tiếp nối, tức là tái sinh mà dân gian gọi là đầu thai. Đầu tức là quăng là ném, thai là bào thai.
Vì chúng ta không có năng lực để tự đi tái sinh mà lại bị nghiệp dẫn đi, nghiệp này nắm chúng ta và quăng chúng ta vào bào thai cho nên chúng ta có người sinh ra trong gia đình giàu có, có người lại sinh ra trong gia đình nghèo khó chứ làm gì ai muốn mình nghèo không?
Chúng ta đâu có ai muốn mình dốt nát quê mùa sinh ra ở những vùng sâu vùng xa đâu? Vậy mà những người ở vùng đó nhiều người vẫn đẻ con đều đều. Người ta cho rằng tại vì những người ở đó dân trí thấp cho nên họ liên tục sinh con trong khi đó có nhiều người không sinh được con.
Lý do là nghiệp dẫn mình đi, nó ném mình đi vào đó và chiêu cảm, đưa chúng ta đi từ cảnh giới này sang cảnh giới khác và cuối cùng mình dừng lại bằng sự chiêu cảm thích thú.
Chúng ta sân si, nóng nảy thì nó sẽ chiêu cảm đến những cảnh giới nóng nảy, bực bội, hơn thua, hễ mà mở miệng ra là gây gổ, mâu thuẫn. Nghiệp ném chúng ta vào bào thai tương ứng với tâm thức và cái tâm của chúng ta đang khởi lên nghiệp.
Trừ những vị đại bồ tát do nguyện lực tái sinh cho nên các ngài này có thể đến những cảnh giới theo tâm nguyện độ sinh mà không bị nghiệp chi phối có thể đến tới bất cứ đâu từ địa ngục hay tới tất cả những cảnh giới cao hơn thẳm sâu trong thiền định,.
Trong khi đó chúng ta hoàn toàn không có khả năng này, không thể tới nơi mà mình mong muốn, đành để bị nghiệp lực dẫn đi tái sinh. Việc chúng ta không chọn được nơi mình tái sinh được Đức Phật gọi là đảng sinh trong dân gian gọi là đầu thai.
2. Thân Trung Ấm là gì?
Sau khi thân này đã kết thúc tứ đại trả về cho tứ đại, hành trình để chúng ta đi tìm thọ một cái thân kế tiếp, chặng giữa của thân trước và thân sau chúng ta có thọ một thân, thân đó rất đặc biệt đó là thân trung hữu còn gọi là Thân Trung Ấm.
Thân mà chúng ta đang sống gọi là tiền hữu (chịu đủ đớn đau, buồn, khổ trong cuộc đơi), thân mà chung ta sau khi chết chúng ta bắt đầu đầu thai thì thân đó gọi là hậu hữu (tức là bắt đầu của một cái thân khác, cũng chịu sinh tử, cũng chịu phiền não, cũng trôi trong sinh tử luân hồi).
Chặng giữa của thân trước và thân sau gọi là thân trung hữu. Thân trung hữu vẫn còn chịu sinh tử, vẫn còn chịu phiền não, vẫn còn đầy tham sân chấp ngã. Thân đó còn có một cái tên khác là Thân Trung Ấm bởi vì cũng được cấu thành từ 5 ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Tất cả chúng ta sau khi chết đều phải thọ qua Thân Trung Ấm này hay còn gọi là thân trung hữu chỉ trừ những chúng sinh đặc biệt ở hai trường hợp sau đó là chúng sinh tạo nghiệp cực ác đọ vào cảnh giới địa ngục thì sinh liền vào cảnh giới địa ngục gọi là hóa sinh không thọ thân trung ấm này.
Trường hợp thứ hai là khi chúng sinh tạo nghiệp cực thiện thì được sinh vô cõi trời vô sắc thì đó là cảnh giới hóa sinh, sinh ngay nơi đó không cần trải qua Thân Trung Ấm.
Còn lại kỳ dư tất cả chúng ta đều phải thọ vào Thân Trung Ấm để là bước chuyển giao giữa thân đời trước và thân đời sau. Tất cả những điều này Đức Phật đều nói trong Luận Du Già.
Cho nên thân trung hữu này là thân quả báo, nó vẫn chịu quả báo là thân quả báo của khoảng giữa đời trước và đời sau vì quả báo nên thân này vẫn chịu khổ. Vì thế, khi người thân mới mất, mất vì oan khuất hay chưa tới số, hoặc vì lý do gì đó đột tử thì trong khoảng 7 hay 49 ngày (thân này tuổi thọ tối đa là 49 ngày) và có thể tìm hiểu Người chết đi về đâu trong 49 ngày?
Theo tinh thần Tị Nại Gia Tạp Sự là thân này chỉ có tuổi thọ 49 ngày và có đầy đủ sức thần thông, mắt có thể thấy xa không chướng ngại, đi xuyên tường, hay có thể nói đơn giản là thân trung ấm này có thần thông, biết hết, biết tất cả chuyện này chuyện kia và thỉnh thoảng chúng ta khởi niệm hướng về người này thì chúng ta có cảm nhận là người đó đang buồn, đang vui hay đang khổ.
Những người chết đột ngột, tâm niệm của họ vẫn là ái niệm, họ thương tiếc vợ/chồng, con cái, những người thân yêu và chỉ có họ mới chuyển hóa được họ, mình chỉ bắc cầu, còn muốn qua vực thẳm sinh tử chính những người đó phải bước chân đi. Vì thế, khi họ vẫn đang theo ta thì cố gắng phát tâm bình an, ăn chay, tránh phạm các giới vì đó là khi chúng ta cho người thân của mình cơ hội để siêu thoát.
Chúng ta có cái thân nằm ở giữa thân trước và thân sau – Thân Trung Ấm vẫn còn cảm nhận buồn, vui, thương ghét. Thân này còn cảm nhận đầy đủ giống như chúng ta, không thay đổi được gì, chỉ có thay đổi là thân tứ đại không còn chứ anh linh vẫn còn.
Trong Tì Gia Nạp Sự ghi lại những lời Đức Phật nói với Tôn giả An An: “Này An An khi cha mẹ gần gũi với nhau chính là lúc thân trung hữu vào bào thai.
Trung ấm có hai loại, loại hình sắc xinh đẹp và dung mạo xấu xa, thân trung hữu của điạ ngục hình tướng rất xấu, sắc đen như than, trung hữu của súc sinh sắc nám như khói, trung hữu của ngạ quỷ sắc đạm như nước, trung hữu của người và trung hữu của đời ở cõi dục thì như vàng ròng, trung hữu của chư thiên cõi sắc thì đẹp lộng lẫy màu tươi sắc trắng rực rỡ.
Thân trung hữu của hàn nhân thiên của cõi dục như đứa trẻ 5-7 tuổi. Thân trung ấm của chúng sinh ở cõi sắc lớn bằng thân bạn hữu và có ý phục do có nhiều chủng tử tàm tu (Tàm: tức là hổ thẹn, tu là có tu tập). Chúng sinh ở cõi vô sắc không có trung ấm thân bởi vì không có hình sắc, loại hữu tình cực thiện như nghiệp báo cõi vô sắc và loại cực ác như nghiệp báo ở địa ngục ngay khi chết liền thọ sinh mà không trải qua thân trung ấm.
Trung hữu của chư thiên đầu hướng lên, trung hữu của người và súc sinh và quỷ nằm ngang mà bay đi, thân trung hữu của chúng sinh ở cõi địa ngục thì chúc xuống, các trung ấm thân đều có thần thông, nương nơi hư không mà đi, mắt có thể nhìn rất xa và sáng suốt. Trong một khoảnh khắc có thể đi tìm đến chỗ mà thọ sinh”.
Ở đoạn kinh này Đức Phật nói rất là chính xác với Tôn Giả An An là thân trung ấm này có thần thông nên mới có chuyện cầu hồn, cầu cơ. Đó là lý do nhiều người có thể gọi hồn người chết hoặc có hiện tượng nhập hồn.
Ngài cho biết thêm: “Này An An, trung ấm thân chỉ trụ được 7 ngày đêm, nếu trong thời hạn ấy không tìm được chỗ thác sinh thì chết rồi sống lại đại khái là trong vòng 49 ngày nhất định trung ấm thân phải được thọ sinh
Trung hữu sau khi chết hoặc sinh trở lại như thân trước hoặc do nghiệp lành dữ đổi thành thân của loại khác. Trung ấm còn có tên là hương hành tức là cái thân này tìm mùi hương mà bay tới, đi lấy mùi thơm đó để làm thức ăn nuôi sự sống của mình nên gọi là hương hành.
Cho nên chúng ta cúng bày ra rất nhiều thứ nhưng chúng ta cúng bằng hương, bằng mùi. Sắc và hương này chúng sinh nào có duyên sẽ được thọ nhận, họ lấy cái hương này để sống. (Đây là lý do cơm cúng dễ bị thiu hơn cơm chúng ta nấu thường ngày).
Lại nữa này An An, thân trung ấm khi sắp diệt để thọ thân hậu hữu tùy theo nghiệp đã tạo thấy nhiều tướng khác nhau, bấy giờ tâm thức mơ màng dường như là đang ở trong mộng,
Những kẻ tạo nghiệp xác, hay giết chết các súc vật như heo, dê, gà, vịt, tôm, cá thì lúc ấy thấy những loài đó mà có thấy người đang làm thịt, tùy theo túc nghiệp tự nhiên sinh ra ưa thích thành ra ưa thích đến đó để xem, để coi khi đến nơi liền bị cảnh sắc đó lôi cuốn và trở ngại không thoát li được trung hữu liền diệt mà thọ thân hậu hữu ngay nơi đó.
Lúc sắp diệt trung ấm thấy nhiều màu sắc sinh diệt liên tục như người sắp chết thấy những hình tướng tạp loạn mắt chăm chú nhìn, tay chỉ chỗ này, chỗ khác.
Lúc gần chết, tâm mình tán loạn, niệm Phật không được, cố gắng niệm lớn lên cũng không ra được vì thế, người hộ niệm giúp cho người đó giữ được chính niệm. Chính vì giữ được chính niệm người đó không bị các ác nghiệp dẫn đi nên mới được thọ sinh vào cảnh giới tốt.
Kate Nguyễn (Tổng hợp)
Trả lời