1. Thời gian đi lễ đền, chùa
– Đi lễ đền, chùa vào ngày nào?
+ Ngày mùng 1 hàng tháng
Ngày mùng 1 còn gọi là ngày Sóc. Sóc có nghĩa là sự khởi đầu, bắt đầu. Đây chính là ngày khởi đầu cho 1 tháng.
+ Ngày Rằm hàng tháng
Ngày 15 âm lịch hay còn gọi là ngày Rằm, còn được gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Đây là ngày mà Mặt Trăng và Mặt Trời đối xứng nhau ở 2 cực xa nhất trong tháng.
Ngoài các ngày Rằm hàng tháng, có một số ngày Rằm đặc biệt khác trong năm như Rằm tháng 7 (tháng cô hồn), Rằm tháng 8 (Trung Thu). Đi lễ chùa vào các ngày này sẽ nhờ được sự thông suốt của Nhật Nguyệt âm dương, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Giúp sở cầu như nguyện, mọi ý muốn dễ trở thành hiện thực.
+ Ngày Tết, ngày đầu năm, ngày cuối năm
Thông thường đi lễ đầu năm nhằm cầu mong sự bình an, quốc thái dân an. Đi lễ chùa cuối năm để tạ ơn, thể hiện sự biết ơn với Thần Phật đã che chở bình an suốt 1 năm qua.
– Đi lễ chùa trước hay lễ đền trước?
Rất nhiều người thắc mắc là nên đi lễ chùa hay đi lễ đền trước.
Thực ra việc đi lễ đền hay chùa đều là để cầu mong may mắn, bình an và cầu mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng. Vì vậy, có đi chùa hay đền trước đều được, miễn là có tâm thành kính.
Trong trường hợp đến một nơi mà có cả đền và chùa thì nên tiến hành các nghi lễ ở chùa trước. Một số quan điểm cho rằng, tiến hành thờ Phật trước, sau đó mới đến các vị thần chủ khác.
2. Trước khi đi chùa nên làm gì?
Đi lễ Phật mà chưa hiểu Phật thì cầu cúng cũng không có nghĩa lý gì nhiều. Mọi người trước khi đi chùa lễ Phật cần phải hiểu rõ những điều sau:
– Từ bỏ tham – sân – si
– Phát tâm từ bi hỷ xả
– Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường
– Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả
3. Đi chùa nên mặc gì?
4. Sắm lễ đi chùa như thế nào?
Xem chi tiết về hoa dâng Phật ở bài viết:
Trả lời