Ý nghĩa tuyệt vời của việc an cư kiết hạ là gì?

1. An cư kiết hạ là gì?

An cư có tiếng Phạn: varṣā, dịch sang tiếng Anh là: Retreat season nghĩa là mùa dưỡng thân, dưỡng tâm.

An cư cũng có nghĩa là “an kỳ tâm, cư kỳ thân”, nghĩa là thân nhờ được ở yên một chỗ mà tâm được an lạc, chuyên tâm tu tập, giữ cho thân tâm thanh tịnh. Kết hạ hay kiết hạ có nghĩa là kết giới lại, ở trong phạm vi giới đàn đó. 

An cư kiết hạ là pháp tu hành có truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế, theo đó những người xuất gia trong 3 tháng tập trung lại một nơi, một trú xứ để tu tập, không đi ra khất thực ở bên ngoài. Khi đó thân không rời khỏi chùa, còn tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ được chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài. 
Từ xưa tới nay, ở Ấn Độ, trong suốt 3 tháng mùa mưa các loại cây cỏ, côn trùng phát sinh, nên chư Tăng không được đi hành hóa các nơi cũng nhằm mục đích không sát thương các vật đó. 

 

2. Nguồn gốc của an cư kiết hạ

Trong 3 tháng mùa mưa, đường xá lầy lội, bẩn thỉu lại mưa gió, không thuận lợi cho việc chư Tăng đi khất thực khắp nơi nên, thế nên Đức Phật chế ra an cư kiết hạ. Theo đó, chúng Tăng quy tụ về một chỗ theo từng địa phương để cùng sống chung, tu tập. Cho nên, 3 tháng này đối với chúng Tăng là rất quan trọng. Kết thúc 3 tháng an cư thì chư Tăng tự tứ, gọi là ngày chư Phật hoan hỷ.

Một cách giải thích khác về nguồn gốc của an cư kiết hạ đó là câu chuyện về thời Phật còn tại thế, có rất nhiều đạo giáo khác thường dành 3 tháng mùa mưa để ở yên tập trung lại. Trong lúc đó, các đệ tử của Đức Phật vẫn chăm chỉ đi khất thực muôn nơi. Chính việc này mà họ có thể giẫm đạp vào các loại côn trùng, ếch, nhái, giun, dế… chúng thường bò ra ngoài nhiều vào mùa mưa.

Vậy nên, các tôn giáo khác chỉ trích chê bai các đệ tử của Đức Phật không có lòng từ, trong mùa mưa vẫn đi xin ăn mà không dành thời gian tu tâm, dưỡng tính. Đức Phật nghe những lời này và nhận ra là cũng đủ duyên nên chế ra 3 tháng an cư cho chư Tăng ở yên một chỗ để tránh sát hại côn trùng.

Ngày nay, hàng năm, chư Tăng Ni, phật tử ở mọi miền trên đất nước ta cũng đều thực hiện pháp tu hành an cư kiết hạ trong 3 tháng. Họ cùng tụ họp trong một ngôi chùa để chuyên tâm tu học và tinh tấn đạo nghiệp. Chỉ khi có việc thực sự quan trọng mới được phép rời khỏi nơi an cư trong vòng 7 ngày. 

3. Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Hiểu được an cư kiết hạ là gì chúng ta sẽ thường tò mò muốn biết thời gian diễn ra là khi nào?

Ngày an cư kiết hạ được tính từ ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca tới ngày lễ Vu Lan để vun bồi công đức, trí tuệ, nhằm thành tựu quả vị Bồ đề, đăng cao Thánh vị, làm nơi nương tựa cho đời, phụng sự chúng sinh.

Vào tháng 4 âm lịch là đầu mùa mưa ở Việt Nam, ở Ấn Độ tháng này mưa nhiều. Theo đó, mỗi năm đều có 3 tháng an cư tính từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 (Âm lịch).

Ở Việt Nam chúng ta hiện có hai truyền thống Phật giáo chính là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. Mỗi hệ phái lại có truyền thống an cư kiết hạ khác nhau.  

3.1 Phật giáo Bắc Tông

 Phật giáo Bắc Tông sẽ bắt đầu mùa an cư từ ngày 16/4 âm lịch hoặc nếu nơi nào muộn thì bắt đầu từ 16/5 âm lịch. Chư Tăng nào bắt đầu từ 16 tháng 4 gọi là tiền an cư, chư Tăng nào bắt đầu từ 16 tháng 5 gọi là hậu an cư.  

3.2 Phật giáo Nam Tông

 Phật giáo Nam Tông thì chư Tăng mùa an cư diễn ra muộn hơn, thường bắt đầu từ ngày 16/6 âm lịch – tiền an cư, còn hậu an cư tức là chậm hơn một tháng là từ 16/7 âm lịch.  

4. Ý nghĩa 3 tháng an cư kiết hạ

Đến mùa an cư kiết hạ, chư Tăng từ khắp nơi dừng việc du hóa, quay về một trú xứ (còn gọi Tịnh nghiệp đạo tràng hay Đạo tràng an cư kiết hạ), đó là một ngôi tùng lâm, già-lam, tịnh xá, tu viện để tu học.

  • Thể hiện lòng từ bi khi tránh việc gây hại chúng sinh, loại cây cỏ, côn trùng.. đang bị hoảng loạn vì bị mất chỗ ở trong mùa mưa.
  • Tăng Ni được tập trung việc hướng dẫn dạy dỗ tu học, nhờ các vị đạo cao đức trọng chỉ dạy trong ba tháng ròng rã, họ được tu hành được tinh tấn và kết quả tốt.
  • Trí tuệ tăng trưởng: Mỗi năm Tăng Ni cố gắng tu trong 3 tháng an cư thật tinh tấn, luôn luôn tỉnh giác, nhờ công đức đó mà trí tuệ tăng trưởng. Nếu mỗi năm trí tuệ mỗi tăng thì con đường đi đến quả vị Bồ-đề càng gần.
  • Có người ủng hộ, không bị chướng ngại: Nhờ đủ phước duyên lành mới chung họp một nơi, trên có thầy dưới có bạn, chung quanh có Phật tử ủng hộ cho mình tu được viên mãn, không chướng ngại. Thiện hữu tri thức luôn luôn thúc đẩy Tăng Ni tiến lên, đó là phúc duyên lớn lao, phải cố gắng thực hiện cho đúng với sở nguyện.

5. Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, các Tăng Ni được tập trung thực tập tinh thần lục hòa Phật dạy.

Họ cùng tạm gác lại các Phật sự bận rộn bên ngoài như du hóa, hoằng pháp, hoạt động xã hội, từ thiện, vân tập về một trú xứ để chuyên tâm tu học. Những ai là Phật tử tại gia có thể chăm lo việc tứ sự, chăm lo những nhu cầu thiết yếu như cơm nước, y phục, chỗ ngồi, giường nằm; thuốc men trị bệnh và sớt bát cúng dường thức ăn mỗi ngày.… để tạo mọi điều kiện thuận tiện cho chư Tăng Ni an tâm tu học.

Nhờ vậy mà những Phật tử tại gia có cơ hội phát tâm bồ đề, chăm sóc, vun xới cho ruộng phúc đức thông qua việc cúng dường, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tăng Ni an cư tu học.
Các bậc trưởng lão, trưởng thượng với kinh nghiệm của mình, lúc này có thể chỉ ra những ai khiếm khuyết mặt nào thì nhắc nhở, sách tấn hoặc là khiển trách, quở phạt, gọt giũa cho đệ tử của mình.  Các Tăng Ni nhờ thời gian này mà còn được học thêm giáo lý từ những vị trưởng lão chỉ dạy xuống, rồi đến hàng hạ tọa, rồi xuống dưới nữa cho đến các chú tiểu nhỏ Sa di tập sự xuất gia đều được học trong 3 tháng này.  Những người nhỏ như chú tiểu có cơ hội để chấp lao, phục dịch, thị giả, phục vụ.. cho các bậc trưởng thượng và nhận về mình chút công đức; rồi những bậc lớn có cơ hội ôn tầm lại kinh điển, trao đổi kinh nghiệm, hành Pháp.  Truyền thống an cư kiết hạ từ thời Đức Phật cho đến nay vẫn được tiếp nối. Hết mùa an cư, chư Tăng, các hàng môn đệ thường tổ chức Khánh tuế Thầy, Tổ của mình thêm một tuổi đạo.

Đạo được lớn thêm là nhờ an cư kiết hạ. Đạo Phật lấy ba tháng an cư này làm thời gian tính tuổi cho người tu. Tức là một người dù đi tu nhiều năm nhưng không chịu an cư thì cũng không được tính tuổi hạ, gọi là hạ lạp.

Đối với các chư Tăng Ni được thêm tuổi đạo rất quý vì điều đó thể hiện rằng họ được thêm kinh nghiệm tu hành, thêm rất nhiều thứ, cho thấy công sức tu tập của mình được ghi nhận.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

This post was last modified on 28/04/2024 12:55 sáng

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Những con giáp gặp trắc trở dồn dập trong cuối tuần này (10-11/8)

1. Tuổi Tý Là con giáp xui xẻo cuối tuần này nên người tuổi Tý sẽ…

3 giờ ago
  • Tử vi

Cách bố trí phòng ngủ để 12 con giáp thuận lợi trong việc sinh con nhanh chóng

 Tuổi Tý: thảm trải sàn bằng lông Nữ giới thuộc âm, thể chất yếu sợ lạnh,…

3 giờ ago
  • Tử vi

Tuần này (10-11/8) hứa hẹn may mắn về tài lộc và tình duyên cho con giáp này

 1. Tuổi Dần Chúc mừng người tuổi Dần là con giáp may mắn cuối tuần này.…

8 giờ ago
  • Tử vi

Phương pháp xem tử vi thuận lợi nhất tháng 7/2024 theo lịch âm, giải quyết vấn đề và đạt được sự cải thiện

 Vậy là tháng 7 âm lịch năm Giáp Thìn đã tới, còn được gọi là…

9 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp sẽ đạt đỉnh sự nghiệp vào ngày 9/8/2024 theo tử vi hôm nay

Theo tử vi hàng ngày 9/8/2024 của 12 con giáp dự đoán, dưới đây là…

10 giờ ago
  • Tử vi

và cảnh giácTử vi ngày 9/8/2024 cho 12 con giáp: Dần cần cẩn trọng và đề phòng sai lầm

I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 9/8/2024Lịch âm:…

1 ngày ago