WebTuVi: Đức Phật đã hy sinh vợ mình, không phải ai cũng có thể làm được

Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật chúng ta chỉ thường biết về kiếp cuối cùng và người vợ của ngài ở kiếp này (Da du đà la) trước khi Ngài thành Phật đó là Da du đà la. 

Chuyện kể lại rằng từ khi sinh ra, Đại Bồ-Tát vùng đứng dậy, đi về hướng Đông bảy bước, dưới đất trồi lên bảy hoa sen đỡ bước chân ngài, có hai vị thiên bưng năm món triều phục của Chuyển luân Thánh vương đi hầu hai bên. Đại Bồ-Tát một tay chỉ thượng, một tay chỉ hạ, nói lên câu kệ:
“- Aggohamasmi lokasmiṃ
Seṭṭho jeṭṭho anuttaro
Ayamantimāme jāti
Natthi dāni punabbhavoti”.
Nghĩa là: “Ta là chúng hữu tình cao quý và lớn hơn tất cả các loài trong tam giới. Đây là kiếp cuối cùng của ta. Ta sẽ không còn luân hồi tái sanh nữa”.

Vợ của Đức Phật trong kiếp này cũng được tái sinh cùng theo lời nguyện ước thủy chung của hai người cách đây nhiều kiếp. Hôm nay Lịch Ngày Tốt giúp bạn tìm hiểu từ đâu mà có mối lương duyên tuyệt vời này:
 

Nhân duyên của Đức Phật và vợ khiến hai người nhiều kiếp bên nhau? 

Theo cuốn “Đường xưa mây trắng” của thầy Thích Nhất Hạnh có từng kể lại về mối nhân duyên của Đức Phật và vợ của ngài như sau:

Thuở đó, ngài là thanh niên đạo sĩ Sumedha vào thời điểm cách đây phỏng chừng bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, thời đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng), tức là một vị Cổ Phật trước đức Phật Sakyā Gotama (Thích-ca Cù-đàm) đến 24 vị Chánh Đẳng Giác. 

Thuở ấy có chàng thanh niên Sumedha thông tuệ, tài năng xuất chúng xuất thân gia đình bà-la-môn cự phú. Sumedha đã bố thí tài sản của mình rồi lên non sống đời đạo sĩ khi cha mẹ qua đời. Anh đã trở thành đạo sĩ đắc bát định và ngũ thông nhưng sự phiền não và đau khổ chưa được giải đáp tận cùng!
Một lần, dân chúng thành Rammavāti xôn xao chuẩn bị con đường dài chuẩn bị đón tiếp đức Phật và hội chúng thánh tăng. Sumedha bị chấn động mãnh liệt khi nghe đến từ Phật (Buddho! Buddho!). Đạo sĩ trẻ muốn đóng góp một tay vào công đức này, nên xin đảm nhận một quãng đường khó khăn nhất!
Chàng hiểu rằng nếu dùng thần thông thì sẽ xong việc ngay nhưng việc không tốn chút công sức thì chẳng có ý nghĩa gì nên muốn sử dụng sức lao động của mình! Xem thêm: Thần thông là gì? Liệu đó có phải là điều gì huyền bí

Tuy nhiên, con đường chỉ còn một đoạn nhỏ chưa được hoàn thành khi đức Phật và hội chúng ngự giá đến nơi. 

Đạo sĩ khởi tâm tịnh tín khi nhìn thấy Ngài nên muốn cúng dường cái gì đó, khi đảo mắt nhìn quanh anh chợt nhìn thấy một cô gái xinh đẹp tên Sumitta, đang cầm trên tay 8 đóa hoa sen. 

Điều lạ là cô cũng đang chăm chú nhìn chàng! Trái tim cô xao xuyến khi nhìn thấy Sumedha, và rồi như hiểu được nguyện vọng của chàng, nàng nói:
– 8 đóa hoa sen sẽ để 3 đóa là phần của thiếp để cúng dường đến đức Phật, 5 đóa còn lại là phần của chàng, nhưng với một điều kiện..
– Cô nương cứ nói đi, bất cứ điều kiện gì mà khả năng ta có thể làm được! Xem thêm: Vợ của Đức Phật là ai? Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn không phải ai cũng biết
Nàng Sumitta mỉm cười:
– Tướng mạo và phẩm cách của chàng thật là tuyệt vời! Công đức hoàn thiện con đường cũng thật là tuyệt vời! Trong tương lai, chắc chàng sẽ thành tựu được sở nguyện vĩ đại trong lộ trình tu tập của mình! Thiếp nguyện được đi theo bên chàng, nâng khăn sửa túi cho chàng trong vô lượng kiếp sau..
Chàng xúc động với từng lời của nàng:
– Ta đồng ý điều kiện ấy, nhưng nàng hãy hứa là đừng cản trở chí nguyện và những công hạnh ba-la-mật của ta mới được!
Nàng ưng thuận mỉm cười đưa cho chàng 5 đóa sen rồi cả hai cùng nắm tay nhau, chạy đến quỳ bên chân Phật, đồng dâng tám đóa sen lên ngài!

Việc vừa xong, đạo sĩ Sumedha chợt sụp xuống đất, ôm chân bụi của Ngài, thốt to lên rằng:

– Chỉ còn một khúc đường sình lầy, đệ tử xin nguyện lấy tấm thân giả hợp để trải đường cho đức Thế Tôn và thánh chúng bước lên! Xin nguyện công đức của ngày hôm nay, mai sau đệ tử sẽ đắc thành quả Phật vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người!
Phát nguyện thế xong, đạo sĩ Sumedha vội đến nằm sấp vào đám sình! Đức Phật chợt hướng tâm, biết rõ nhân quả!

Ngài cũng nghe rõ, quả đất đang rung động vì lời nguyện vô thượng của đạo sĩ và Ngài quay lại nói với đại chúng rằng:

– Có 2 việc được xem hy hữu trên đời. Thứ nhất là 8 tám bông sen của chàng trai và cô gái. Sự thành tâm phát nguyện sẽ giúp họ nên duyên tình nghĩa vợ chồng từ đời này sang kiếp khác, luôn đầm ấm, thủy chung và luôn khuyến khích, nhắc nhở nhau trên lộ trình tu tập!

Việc thứ 2 là đạo sĩ này, với lời nguyện vô thượng của mình, thực hành ba-la-mật trong thời gian bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, trải qua hai mươi bốn vị Phật sẽ thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác đúng như ước mơ!

Rồi đức Phật quay sang hai người:
– Này Sumedha! Ước nguyện của con sẽ được thành tựu; và bắt đầu từ kiếp sau, Sumitta sẽ là người bạn đời chung thủy của con, như chim liền cánh để bay qua sông dài biển rộng, sẽ đồng tâm, đồng chí, đồng phước, đồng nhân, đồng quả! Và này Sumitta! Con chẳng bao giờ cản trở chí nguyện của chồng con đâu!
Kể đến ngang đây, đức Phật kết luận:
– Giàu sang, vương giả, địa vị, danh vọng, quyền lực và tiền bạc.. như vậy không phải là điều kiện để mang lại hạnh phúc cho con người. Tình yêu thương không, chưa đủ, mà còn cần sự hiểu biết, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau.
Mối nhân duyên của hai người được đức Phật Nhiên Đăng ấn chứng; cho nên trong các kiếp sinh tử, họ đã hộ trì, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống tu tập.

Vợ của Đức Phật đắc quả A la hán chỉ trong 1 đời

Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật thích ca ta sẽ biết rằng, như nhân duyên đã định từ lời hẹn ước ở những kiếp trước đó ở kiếp người cuối cùng của Phật trong vai trò là thái tử Tất Đạt Đa đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La.

Công chúa sinh sau đó hạ sinh La Hầu La nhưng dẫu vậy Tất Đạt Đa vẫn không tha thiết với đời sống vương giả đầy phú quí, quyền uy, mà chỉ muốn thoát khỏi cái ngục tù đó để sống đời tu sĩ, mong tìm đạo giải thoát để cứu thoát nỗi đau khổ cho mọi người. 

Vốn là người thông minh lại đức hạnh, lại rất thông minh, thấu hiệu lòng chồng, Da Du Đà La biết thế nào thái tử cũng sẽ ra đi tìm kiếm con đường giải thoát. Dù buồn nhưng bà không ngăn cản mà âm thầm ủng hộ quyết tâm của chồng. Bà còn tin tưởng chắc chắn vào sự thành công của chồng.

Sau khi bà sinh La Hầu La được 7 ngày thì thái tử âm thầm từ giã hoàng cung, dấn thân vào con đường tìm đạo giải thoát. Nằm bên đứa con thơ, bà đoán biết thái tử sẽ ra đi trong đêm trăng sáng đó, và bà đã cố gắng nằm im như say ngủ để chồng đỡ cảm thấy bối rối khi ra đi. X
Từ đó, bà sống đời giản dị, trọn vẹn gánh lấy trọng trách nuôi dưỡng và giáo dục con thơ. Nhiều người quí tộc nhờ mai mối đến hỏi, bà đều làm ngơ.

Thậm chí, khi hay tin chồng sống đời tu sĩ, khổ cực, bà cũng bỏ hết vàng ngọc châu báu, chỉ khoác tấm áo vàng đơn sơ, ăn uống đạm bạc, không nằm giường cao sang. Trong lúc sa môn Cồ Đàm, cố gắng phấn đấu để đạt đạo thì bà cũng cố gắng phấn đấu với những yếu đuối của mình như vậy. 

Khi vua Tịnh Phạn biết con mình đã thành Phật thì phái hết người này đến người khác thỉnh Đức Thế Tôn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ. Đức Phật chấp thuận và khi Ngài về tới nơi, tất cả mọi người ùa ra đường, hân hoan cung nghênh Ngài.

Khi Phật trở về thăm hoàng cung lần đầu tiên sau ngày thành đạo, bà đã cho sửa soạn phòng ốc, ra lệnh cho các thị nữ đều mặc áo vàng để tiếp đón Ngài. Nhưng nàng vẫn tự nhủ: “Nếu ta còn chút đức hạnh nào thì chính đức Phật sẽ tới nơi đây”. 

Khi Đức Phật thọ thực xong, Ngài đi vào phòng của công chúa với hai đại đệ tử theo hầu. Ngài ngồi trên chiếc ghế kê sẵn và nói: “Hãy để công chúa đỉnh lễ ta theo như ý nàng muốn”.

Công chúa tiến lên đến gần đức Phật, chụm hai chân, quỳ xuống đặt đầu lên chân Ngài mà khóc. Đức Phật liền kể một câu chuyện tiền thân có liên quan đến duyên kiếp của hai người, vừa để an ủi bà, vừa để cám ơn bà đã giúp Ngài trong ý chí tìm đạo giải thoát.

Bà được nghe giáp pháp và thấm nhuần Đạo lý trong thời gian Phật ở Ca Tì La Vệ, bà đã nhiều lần được nghe giáo pháp. Sáu tháng sau khi thái hậu Kiều Đàm Di xuất gia và thành lập ni đoàn, công chúa Da Du Đà La cũng xin được cùng con trai xuất gia, trở thành một vị tì kheo ni.

Trong những năm đầu, ni sư tu học tại một ni viện ở vùng ngoại ô phía Bắc thành Ca Tì La Vệ do ni trưởng Kiều Đàm Di tạo lập. Dưới sự chăm sóc của ni trưởng, ni sư Da Du Đà La đã tu học rất tinh tấn. Trong hàng tín nữ, bà Da Du Đà La đứng đầu những vị đã chứng đắc đại thần thông.

Về sau, khi đức Phật được thỉnh về an cư hàng năm tại tu viện Kì Viên, ni sư Da Du Đà La cũng thường về an cư tại các ni viện ở thành Xá Vệ để thừa hưởng sự giáo huấn của Phật. 
 

Bà trụ thế 78 năm và đắc quả A-la-hán ngay trong một đời. Trong Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh phẩm Trì, Đức Phật huyền ký rằng ở đời sau trong pháp hội của trăm nghìn muôn ức đức Phật, Da Du Đà La sẽ thành Phật.

MiMo (Tổng hợp)

This post was last modified on 22/04/2024 2:07 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Tử vi ngày 10/8/2024 cho 12 con giáp: Thứ 7 Ngọ đối mặt với thử thách

  I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 10/8/2024:Lịch âm dương: Ngày 7 tháng 7Lịch can…

14 giờ ago
  • Tử vi

Ngày 10/8/2024: Cơ hội bạc tỷ đang chờ đón tuổi Hốt Bạc trong ví

    Tử vi thứ 7 ngày 10/8/2024 của 12 con giáp: Thất Tịch này Ngọ…

14 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp gặp trắc trở dồn dập trong cuối tuần này (10-11/8)

1. Tuổi Tý Là con giáp xui xẻo cuối tuần này nên người tuổi Tý sẽ…

17 giờ ago
  • Tử vi

Cách bố trí phòng ngủ để 12 con giáp thuận lợi trong việc sinh con nhanh chóng

 Tuổi Tý: thảm trải sàn bằng lông Nữ giới thuộc âm, thể chất yếu sợ lạnh,…

17 giờ ago
  • Tử vi

Tuần này (10-11/8) hứa hẹn may mắn về tài lộc và tình duyên cho con giáp này

 1. Tuổi Dần Chúc mừng người tuổi Dần là con giáp may mắn cuối tuần này.…

22 giờ ago
  • Tử vi

Phương pháp xem tử vi thuận lợi nhất tháng 7/2024 theo lịch âm, giải quyết vấn đề và đạt được sự cải thiện

 Vậy là tháng 7 âm lịch năm Giáp Thìn đã tới, còn được gọi là…

22 giờ ago