WebTuVi: Cách thực hiện lễ Cúng Dâng Sao Giải Hạn đầy đủ và chính xác

Năm nào người Việt cũng tiến hành nghi thức cúng dâng sao giải hạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc cũng như mục đích, nguyên nhân tại sao cần phải cúng lễ này. 

. Cúng dâng sao giải hạn là gì, vì sao cần cúng giải hạn?

– Cúng dâng sao giải hạn là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Cúng sao giải hạn còn gọi là lễ cắt sao giải hạn, là một nghi thức thờ cúng nhằm giảm nhẹ vận hạn do các sao chiếu xấu tác động, nghênh đón sao tốt hộ mệnh, cầu xin sự giúp đỡ, che chở của thế lực tâm linh để được tai qua nạn khỏi, phù hộ độ trì cho một năm mạnh khỏe, cát lành, làm ăn thịnh vượng.

Trong quan niệm về chiêm tinh của một bộ phận người phương Đông, mỗi người sinh ra có ngôi sao chiếu mệnh, sao này luân chuyển chiếu theo từng năm. Hệ thống sao này gọi là Cửu diệu tinh hay sao hạn.

Có tất cả 2 ngôi sao tụ thành 9 chòm:
Sao Thái Dương
Sao Thái Âm
Sao Thái Bạch
Sao La Hầu
Sao Kế Đô
Sao Mộc Đức
Sao Vân Hớn
Sao Thủy Diệu
Sao Thổ Tú

9 chòm sao này có tốt có xấu, gặp tốt thì đương số may mắn, thành đạt, chủ sự thông thuận; gặp xấu thì đau ốm, xui xẻo. Trong đó, nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô”. Và nhiều người tin rằng, khi thực hiện nghi lễ cúng giải sao, cầu xin sự giúp đỡ che chở của thế lực tâm linh thì sẽ được tai qua nạn khỏi. Vì thế, nghi lễ cúng sao giải hạn (lễ cắt sao giải hạn) được ra đời.  Xét về góc độ Phật giáo, việc cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian chứ không có nguồn gốc trong văn hóa Phật giáo. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình. Trong kinh văn, Đức Thế Tôn có khuyên và ngăn cấm các thầy tỳ kheo không xem bói, không cúng sao giải hạn như các đạo sĩ Bà La Môn. Sở dĩ phong tục cúng sao giải hạn  xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc là do ảnh hưởng của Phật giáo Bắc tông Trung Quốc. Trong quá trình thâm nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã tiếp biên với Đạo giáo mà sinh ra những nghi lễ như trống kèn, tang nhịp, múa, bắt ấn quyết, đội mão mang hia và cả cúng sao giải hạn.  

– Mục đích của việc cúng sao giải hạn là gì? Vì sao cần cúng?

Mục đích chính của cúng sao hạn là để giảm nhẹ vận hạn, tác động của sao xấu chiếu mệnh. Đồng thời cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, giảm nhẹ tai ương, vượt qua năm hạn.

Dù chưa có bằng rõ ràng nào về hiệu quả của nghi lễ này, nhưng chí ít nó cũng giúp giải tỏa yếu tố tâm lý “có thờ có thiêng” cho những ai rơi vào “năm hạn”, tức gặp sao xấu chiếu mệnh. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón. Nhìn chung, lễ cúng sao giải hạn không phải hoạt động tâm linh mang mục đích xấu. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, cuộc sống nhiều khó khăn và áp lực hơn, con người lại càng quan tâm hơn đến vấn đề tâm linh, đặc biệt là những rủi ro trong công việc, cuộc sống.. hơn.

Chính vì thế, lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó mà bị lạm dụng, tổ chức một cách bừa bãi, rườm rà, gây lãng phí tiền bạc và trở thành kẽ hở cho kẻ gian lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Không những thế, nhiều lễ cúng sao giải hạn còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự trị an bởi vào những ngày cúng lễ, mọi người đổ xô đến chùa rất đông, chen lấn nhau chỉ mong được tham dự lễ. 

2. Cúng sao giải hạn vào ngày nào?

– Cúng dâng sao giải hạn đầu năm

Thông thường, người dân Việt tổ chức cúng sao giải hạn vào đầu năm mới hoặc vào những ngày nhất định hàng tháng tùy theo các sao chiếu mệnh.

Nếu tổ chức cúng sao hạn đầu năm, người ta thường cúng trong tháng Giêng, cụ thể có thể linh hoạt từ mùng đến tháng Giêng.
Trên thực tế, mọi người ưu tiên chọn ngày rằm tháng Giêng là tốt nhất vì vào Tết Nguyên Tiêu, sao Thái Bạch giáng trần. Sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”, gắn liền với câu “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm nay sẽ gặp hạn về sức khỏe, mất tiền của, không làm ăn được.. Do đó, ngày rằm tháng Giêng làm lễ cúng giải hạn sẽ hóa giải được mọi vận đen trong một năm, để mỗi gia đình sẽ được bình an, may mắn và phát tài.  

– Cúng sao giải hạn hàng tháng

Nếu không tiến hành cúng sao hạn vào ngày đầu năm, các bạn có thể tiến hành nghi lễ này vào các ngày cố định trong tháng. Cụ thể như sau:
 – Sao La Hầu: Cúng ngày 8 Âm lịch hàng tháng – Sao Thổ Tú: Cúng ngày 9 Âm lịch hàng tháng – Sao Thủy Diệu: Cúng ngày 2 Âm lịch hàng tháng – Sao Thái Bạch: Cúng ngày Âm lịch hàng tháng – Sao Thái Dương: Cúng ngày 27 Âm lịch hàng tháng – Sao Vân Hớn: Cúng ngày 29 Âm lịch hàng tháng – Sao Kế Đô: Cúng ngày 8 Âm lịch hàng tháng – Sao Thái Âm: Cúng ngày 2 Âm lịch hàng tháng – Sao Mộc Đức: Cúng ngày 2 Âm lịch hàng tháng

. Cúng dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?

Nên cúng ở nhà hay chùa?

Khá nhiều người phân vân không biết nên dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa? Để trả lời câu hỏi này, nên hiểu rằng, cúng dâng sao mục đích cuối cùng cũng là để có được sự bình an trong tâm hồn nên đừng quá quan trọng là việc cúng ở đâu, dù ở chùa hay tại nhà đều có ý nghĩa và tác dụng như nhau, chỉ cần gia chủ tiến hành theo đúng nghi thức là được.

Theo ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Việt Nam thì nghi lễ dâng sao giải hạn là hình thức tín ngưỡng Ngọc Hoàng, do thầy pháp làm. Trong giáo lý nhà Phật không hề có lễ nghi dâng sao giải hạn.  Việc làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng được bình tâm, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật Nhân – Quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện… Do đó, gia chủ không cần bày biện quá tốn kém, cũng chẳng cần phải mời thầy về cúng, tùy theo điều kiện của gia đình thậm chí có thể lược bớt một số thủ tục và điều quan trọng nhất là thành tâm. 
Khi cúng sao tại nhà, gia chủ thực hiện, nên tự trong tâm đã cảm thấy an yên. Hơn nữa, lại chỉ thực hiện cho gia đình mình nên thời gian làm lễ sẽ đàng hoàng hơn, rành rẽ hơn. 

Cách cúng sao giải hạn tại nhà

 + Hành lễ: Nếu là cúng cho toàn bộ thành viên trong gia đình, bạn không nhất thiết phải bày bài vị, cắm hương hay nến theo sơ đồ của từng sao. Chỉ cần sắm lễ và viết sớ cho từng người, hoặc sớ chung cho cả gia đình là được. Nếu có điều kiện, cắm nến hoặc hương theo sơ đồ các sao chiếu mệnh các thành viên trong gia đình thì càng tốt + Sớ: Có thể ra chùa nhờ nhà chùa viết sớ, hoặc mua bản sớ mẫu thường bán ở cổng các chùa lớn rồi về điền tên tuổi của từng người trong gia đình vào. Nếu không có sớ thì viết tên tuổi từng thành viên vào văn khấn rồi khi khấn đọc lên cũng không sao.

Cách cúng sao giải hạn tại chùa

Ở nước ta hiện nay, nhiều chùa thường sẽ bắt đầu tổ chức đăng ký làm lễ giải hạn từ tháng – 2 âm lịch của năm trước cho người dân. Cũng có chùa tổ chức sự kiện này trong tháng Giêng.

Nếu muốn tham dự, chỉ cần bạn thành tâm sắm lễ vật, chờ ngày sự kiện diễn ra tới cúng lễ là được.  

. Cúng dâng sao giải hạn trong nhà hay ngoài trời?

Ngoài thời gian, chúng ta cũng cần chú ý đến địa điểm thực hiện cúng sao giải hạn. Vì là cúng sao (sao trên trời), nên tốt nhất nên thực hiện ngoài trời, có thể ở ngoài sân, trước cửa nhà hay trên sân thượng tùy hoàn cảnh từng gia đình.

Ở căn hộ chung cư có thể thực hiện cúng ngoài ban công hoặc xuống sân chung dưới mặt đất trước cửa tòa nhà. Chỉ cần kê chiếc bàn hoặc ghế để đặt mâm lễ là được.

Thế nhưng không phải nhà ai cũng có điều kiện như trên, gia chủ lúc này cũng có thể cúng trong nhà cũng không sao bởi cúng sao giải hạn quan trọng nhất là lòng thành.

Lưu ý, ở ngoài trời cần đặt bàn lễ ở hướng: – Hướng Bắc để thờ Thượng Đế
 – Hướng Nam để thờ các vị Thần
 – Hướng Tây để thờ Phật
 – Hướng Đông để thờ các vị Vua, Hoàng đế, Thánh nhân, các quan đại thần, trạng nguyên và các vị anh hùng liệt sĩ có công với dân với nước. 

. Lễ vật cúng sao giải hạn

Lễ vật để cúng sao giải hạn ở nhà:

– Đèn hoặc nến
– Hương, hoa, quả ( loại quả);- Trầu, rượu, nước;- Tiền vàng ( lễ),- Gạo, muối.
– Bài vị (màu của bài vị tùy theo từng sao), viết chính xác tên sao lên bài vị (cúng sao nào viết tên sao đó).

Lưu ý, nội dung trên bài vị cúng sao giải hạn của mỗi sao cũng sẽ có sự khác nhau, bạn có thể tham khảo cách viết bài vị dưới đây hoặc tìm đến thầy chùa, thầy cúng chuyên nghiệp để có bài vị chuẩn nhất. 

Nếu có điều kiện, nên sắm lễ ở mỗi bàn lễ các hướng Bắc, Nam, Đông như sau: – con gà trống luộc- miếng thịt dê hấp- đĩa trái cây tươi
– chai nước- bình hoa tươi- 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ)- 3 chén rượu 3 loại rượu, trắng, đỏ, vàng.. (có thể dùng rượu vang)- 3 chén trà có ba loại hương vị khác nhau- Mỗi bàn lễ đốt ngọn nến, thắp 9 nén nhang. Lưu ý: Riêng ban lễ hướng Tây lễ Phật làm cơm chay, không có tiền vàng, không có rượu. Trên các bàn lễ nếu đều có lọng che thì rất tốt.
Lễ vật cúng sao giải hạn ở chùa:

Nếu tiến hành cúng sao hạn ở chùa, bạn cũng nên chuẩn bị lễ vật đầy đủ như hoa tươi, trái cây, đèn nhang.. sắm lễ tùy tâm. Và đừng quên nhờ người viết sớ để dâng lên. Có thể mua các loại mẫu sớ bán sẵn ở cổng chùa, điền tên mình và người nhà vào là được.
 

7. Mẫu bài vị cúng giải hạn từng sao

Bài vị là một trong những lễ vật không thể thiếu trong nghi lễ cúng sao giải hạn. Bài vị được dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giữa phía trong cùng của bàn lễ.

Bạn có thể tìm mua bài vị có sẵn ở các cửa hàng bán đồ vàng mã. Nếu cần thiết, có thể nhờ thầy ghi chữ hán cho chuẩn xác. 
Bài vị cúng sao La Hầu

Bài vị cúng có màu đỏ, bên trên ghi dòng chữ: Thiên cung Thần thủ La Hầu Tinh quân (天宫神首罗喉星君). 

Bài vị sao Kế Đô

Bài vị cúng sử dụng màu cam, bên trên có ghi: Thiên cung Thần vĩ Kế Đô Tinh quân (天官神尾计都星君).

Bài vị cúng sao Thái Bạch

Bài vị cúng có màu trắng, bên trên có ghi dòng chữ: Tây phương Canh Tân Kim đức Thái Bạch Tinh quân (西方庚辛金德星君).

Bài vị cúng sao Thổ Tú

Bài vị cúng có màu vàng, trên ghi dòng chữ: Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh quân (中央戊己土德星君).

Bài vị cúng sao Vân Hán

Bài vị cúng có màu đỏ, trên ghi dòng chữ: Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh quân (南方丙丁火德星君). 

Bài vị sao Thái Dương

Bài vị cúng có màu vàng, bên trên ghi dòng chữ: Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân” (日宫太阳天子星君). 

Bài vị cúng sao Thái Âm

Bài vị cúng có màu vàng, bên trên ghi dòng chữ: Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân (月宫太阴皇后星君). 

Bài vị cúng sao Thùy Diệu

Bài vị cúng sao có màu xanh, bên trên ghi dòng chữ: Bắc phương Nhâm Quý Thủy đức Tinh quân (北方壬癸水德星君). 

Bài vị cúng sao Mộc Đức
 

Bài vị màu xanh, trên ghi dòng chữ: Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh quân (东方甲乙木德星君).

8. Văn khấn cúng sao giải hạn

Một trong những nghi lễ không thể bỏ qua khi cúng sao giải hạn đó là đọc văn khấn dâng sao giải hạn:
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Con vái lạy các bậc bề trên (dành cho ai không biết tên các ban)
 Tên con là:..
 Cư trú tại:… Tân niên xuân tiết, xin cho con được giải sao giải hạn, tiêu ách trừ tai ương, an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân. Cho con có thêm trí tuệ, có thêm giác ngộ, để bớt tham bớt sân bớt si, để làm đúng, để hành thiện, để sửa sai, để tránh ác. Biết kiếp nạn là do nhân do quả, do lỗi lầm mà phải chịu phạt vào thân. Ngửa mong ơn trên giơ cao đánh khẽ, cho chúng con tiền hung hậu cát, gặp khó thì vượt qua, gặp nguy rồi được yên bình. Mong ơn trên cho con một năm mới không xin vạn sự như ý, chỉ cầu sự sự bình an. Cho nỗ lực của con ra được hoa thơm.Chăm chỉ của con ra được trái ngọt.Chân tình của con ra được sự chân tâm đối đáp.Nhân duyên, tình duyên đều lành nhiều dữ ít.Chúng con người trần mắt thịt chỉ có lời thật thành tâm.Nếu có đôi điều thiếu sót xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.Cúi đầu cẩn cáo!(Chắp tay kính cẩn)Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Lưu ý về sơ đồ cắm nến khi cúng sao giải hạn tại nhà
Mỗi ngôi sao tương ứng với cách cắm nến cúng giải hạn khác nhau. Cụ thể như hình bên dưới.

9. Địa điểm cúng sao dâng giải hạn đầu năm

Mọi người thường ưu tiên lên chùa để cúng sao giải hạn đầu năm để tránh phải chuẩn bị một số đồ đạc, nghi lễ. Sau đây là một số địa điểm sau nay thường được lựa chọn:

Chùa Phúc Khánh Dù là ngôi chùa nhỏ nhưng chùa Phúc Khánh hay còn gọi là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang là ngôi chùa linh thiêng được nhiều người chọn để dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng.

Vị trí: chùa nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cầu an, giải hạn linh thiêng, đây còn được biết đến là một trong những ngôi chùa cầu duyên và cầu tự nức tiếng Hà thành. Nhất là với những người trắc trở về tình duyên, họ tìm đến chúc Phúc Khánh để nhờ nhà chùa làm lễ cắt tiền duyên, cầu mong cắt được duyên âm để sớm tìm được ý trung nhân thích hợp. Chùa Hà Chùa Hà nổi tiếng là nơi để cầu duyên, vì thế thường trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.

Bên cạnh đó, chùa Hà cũng là địa điểm nhiều người tìm đến để giải hạn đầu năm
Vị trí: Chùa thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (-97).
 
Chùa Trấn Quốc 
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc.

Vị trí: Chùa nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Điều thu hút nhất của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen có tầng và cao m. Mỗi tầng tháp có ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.
  Chùa Quán Sứ 
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa được biết đến là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng chữ Quốc Ngữ.

Vị trí: Chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, vào những ngày rằm, ngày mùng đầu tháng, đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng đầu xuân, dòng người dân đến chùa để khấn bái cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, cầu tình duyên, cầu sức khỏe và cả những người hiếm muộn cầu con.  Phủ Tây Hồ Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ. Là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử trong tín ngưỡng của người Việt, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Vị trí: Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ngoài ra, còn có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng khác mà bạn có thể tham khảo ở link dưới đây:

This post was last modified on 28/04/2024 8:25 sáng

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Tử vi ngày 10/8/2024 cho 12 con giáp: Thứ 7 Ngọ đối mặt với thử thách

  I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 10/8/2024:Lịch âm dương: Ngày 7 tháng 7Lịch can…

14 giờ ago
  • Tử vi

Ngày 10/8/2024: Cơ hội bạc tỷ đang chờ đón tuổi Hốt Bạc trong ví

    Tử vi thứ 7 ngày 10/8/2024 của 12 con giáp: Thất Tịch này Ngọ…

14 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp gặp trắc trở dồn dập trong cuối tuần này (10-11/8)

1. Tuổi Tý Là con giáp xui xẻo cuối tuần này nên người tuổi Tý sẽ…

17 giờ ago
  • Tử vi

Cách bố trí phòng ngủ để 12 con giáp thuận lợi trong việc sinh con nhanh chóng

 Tuổi Tý: thảm trải sàn bằng lông Nữ giới thuộc âm, thể chất yếu sợ lạnh,…

17 giờ ago
  • Tử vi

Tuần này (10-11/8) hứa hẹn may mắn về tài lộc và tình duyên cho con giáp này

 1. Tuổi Dần Chúc mừng người tuổi Dần là con giáp may mắn cuối tuần này.…

22 giờ ago
  • Tử vi

Phương pháp xem tử vi thuận lợi nhất tháng 7/2024 theo lịch âm, giải quyết vấn đề và đạt được sự cải thiện

 Vậy là tháng 7 âm lịch năm Giáp Thìn đã tới, còn được gọi là…

22 giờ ago