Hình chữ Vạn (卐) trông giống hình chữ thập và có thêm hai vạch có chiều dài bằng nhau và vuông góc với các vạch liền kề, mỗi vạch uốn cong ở chính giữa theo một góc vuông.
Phù hiệu hình chữ Vạn vô cùng quen thuộc với người phương Đông, nhất là trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, hình chữ Vạn xuất hiện khắp nơi, họ gọi nó là Swastika. Trong khi đó người Trung Hoa gọi nó là chữ Vạn hay “Vạn tự phù”. Người Nhật gọi là Manji.
Theo thời gian, chữ Vạn cũng được truyền rộng rãi đến nhiều nước châu Âu. Do đó, những người hiểu biết về tôn giáo thường cho rằng chữ Vạn này có nguồn gốc từ Thích giáo của Ấn Độ.
Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo quan niệm về chữ Vạn như sau:
- Lần xuất hiện đầu tiên là vào những năm trước công nguyên, được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng.
- Đôi khi chữ Vạn của họ được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư – biểu tượng của sự may mắn.
- Chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.
- Họ cho rằng phù hiệu này là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn: Visnu), cát lật sắt noa (Phạn: Krsna)
- Họ thường xem đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy.
Không chỉ dừng ở tín ngưỡng Ấn Độ, chữ Vạn khá phổ biến và chúng xuất hiện trải dài khắp các nền văn minh trên thế giới từ xưa tới nay:
- Chữ Vạn được cho là xuất hiện sớm nhất khi có trên một chiếc ngà voi được tìm thấy ở Mezine, Ukraine, 10.000 năm trước Công Nguyên.
- Tại châu Âu, phù hiệu chữ Vạn này xuất hiện trong các ngôn ngữ cổ xưa, chẳng hạn chữ Vinča từ thời đại đồ đá mới đã xuất hiện ký tự này.
- Phù hiệu chữ Vạn cũng xuất hiện khá nhiều trên các đồ gốm Hy Lạp, La Mã.
- Biểu tượng này được tìm thấy trong các di tích khảo cổ của Văn minh Indus Valley và Mesopotamia, cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của người Byzantine và Thiên chúa giáo.
- Phù hiệu này xuất hiện ở vùng Cận Đông cổ đại, rồi đi vào văn hóa của người Do Thái như một phù hiệu quan trọng.
- Chữ Vạn cũng xuất hiện trong Kitô giáo như một biểu tượng của Chúa, của Thập tự giá, và của Thánh Linh.
- Chữ Vạn được trang trí tại một số ngôi đền tại Israel.
- Trên cổ áo của một bức tượng của một Giám mục tại Nhà thờ Winchester, Anh quốc, chữ Vạn này cũng được sử dụng.
- Tại các di chỉ ở châu Phi, chữ Vạn được tìm thấy ở vùng vương quốc Kush của người Ai Cập, trên các bình gốm tại khu đền Jebel Barkal,..
- Chữ Vạn trang trí trên các phù hiệu của thổ dân châu Mỹ.
Nhìn chung từ Đông sang Tây thì chữ Vạn dường như rất được coi trọng vì ý nghĩa tốt lành của nó, đó là lý do chữ Vạn xuất hiện nhiều trên các đồ cúng tế, trên các bức tượng,..
2. Ý nghĩa chữ Vạn trong Phật giáo
2.1 Tướng tốt của Đức Phật
Trong Phật giáo, chữ Vạn ở trước ngực của Phật – là một trong 32 tướng tốt của Ngài, biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Ngài, ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo.
Nó cũng được sử dụng rộng rãi trên các đồ trang trí ở các chùa miếu và trong các nghi lễ Phật giáo.
Chữ Vạn mang tính biểu tượng, không phải là chữ viết và chúng ta có thể viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà nghiên cứu Phật học vẫn tranh luận nhau về hướng xoay của biểu tượng này.
Theo đạo Phật, chữ Vạn dù xoay theo chiều nào thì cũng là biểu tượng của lòng khoan dung và lòng từ của con người. Nhưng nhìn chung chữ Vạn tượng trưng cho chân lý và chân lý này chỉ có một.
Tuy nhiên dù ở phương Đông hay phương Tây, phù hiệu chữ Vạn này vượt qua rất xa khái niệm của con người hiện đại. Nó đã xuất hiện thường xuyên trong đời sống ở các vùng khác nhau, tại các nền văn minh khác nhau. Do đó nó thậm chí vượt qua nhận thức tôn giáo bình thường.