Trung QuốcTìm hiểu về Tứ Tượng và vai trò quan trọng của 4 thần thú trong văn hóa Trung Quốc.

  • Ngũ Cách là gì? Ngũ Cách trong tên gọi tác động như thế nào tới vận mệnh?

 

1. Tứ Tượng là gì?

 
Tứ Tượng (tiếng Trung: 四象) nghĩa là “bốn biểu tượng”, chỉ 4 sinh vật thần thoại đại diện cho bốn phương trong văn hóa và thần thoại Trung Hoa cũng như các nước Đông Á, bao gồm Thương (Thanh) Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ.
 
 
Tứ Tượng còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như Thiên chi Tứ Linh, Tứ Thần hay Tứ Thánh. 
 
Theo học giả Trần Cửu Kim, Tứ Tượng thực chất có nguồn gốc các vật tổ trong tín ngưỡng của các dân tộc tại bốn phương. Rồng (Thanh Long) là vật tổ của người Đông Di ở phía Đông, rắn rùa (Huyền Vũ) là vật tổ của người Hoa Hạ ở phía Bắc, hổ (Bạch Hổ) là vật tổ của người Tây Khương ở Phía Tây, chim (Chu Tước) là vật tổ của người Thiếu Hạo ở phía Nam.
 
Màu sắc ứng với Tứ Tượng được cho là phù hợp với màu đất ở các khu vực tương ứng của Trung Quốc: đất ngập nước màu xám xanh ở phía Đông, đất giàu sắt đỏ ở phía Nam, đất mặn màu trắng ở các sa mạc phía Tây, đất đen giàu chất hữu cơ ở phía Bắc. 
 

2. Tứ Tượng gồm những linh vật nào?

 

2.1 Thanh Long

 
Thanh Long hay Thương Long là linh vật đứng đầu trong Tứ Linh. Hình tượng của Thanh Long là giống rồng xanh với sức mạnh lớn, bất khả chiến bại. Thần luôn được yểm trợ bởi những đám mây, sương mù khi xuất hiện, có thể đi lại tự nhiên trên đất liền và bay thẳng lên trời, tạo gió phun mưa.
 
 
Tương truyền, Thanh Long là thần thú được sinh ra trong thời kỳ sơ khai hỗn độn, do sự tích tụ của linh khí và thiên địa. Khi thời đại của thánh nhân mới bắt đầu, tiên giới được lập thành thì rồng xanh trở thành linh thú trấn thủ cho phương Đông, giúp trấn áp tà ma xâm nhập tiên giới.
 
Ở Việt Nam, thời xa xưa, ông cha ta thường lấy hình ảnh của Rồng xanh để biểu tượng cho vua chúa, thể hiện sự uy nghiêm và vị thế lãnh đạo đất nước.
 
Rồng xanh thường xuất hiện tại những nơi linh thiêng như miếu, chùa để thể hiện sự tôn kính. Nhiều người còn vẽ hình tượng Rồng lên những lá bùa, sau đó dán trước cửa chính để trấn giữ dương khí và xua đuổi tà ma.
 
Trong phong thủy, người ta tin rằng nếu áp dụng quy luật Tứ Tượng, đặc biệt là Thanh Long trong việc xây nhà, sẽ giúp cho gia đình thịnh vượng và sung túc hơn.
 

2.2 Bạch Hổ

 
Bạch Hổ có hình tượng là con hổ màu trắng. Thần Hổ được xem là linh vật gắn liền với chiến tranh, bất khả chiến bại, cũng là hình ảnh những binh lính chiến đấu cho đến tận hơi thở cuối cùng để bảo vệ bờ cõi quốc gia.
 
 
Linh vật này chứa đầy hoài bão, sức mạnh đối diện với mọi thách thức. Ngoài ra, hình tượng Bạch Hổ còn gắn liền với mùa hoa nở. 
 
Tương truyền Bạch Hổ được sinh ra từ thuở sơ khai, hỗn độn hồng hoang với hình dáng một con hổ trắng, mang linh khí của đất trời với uy lực dũng mãnh, sức mạnh uy nghiêm và tốc độ nhanh như tia sét, cùng năng lực chiến đấu vượt trội trấn áp cả muôn loài.
 
Bạch Hổ có bộ lông trắng ánh kim cùng ánh sáng rực rỡ, xuất hiện bên cạnh Thanh Long để hàng phục yêu ma quỷ quái. Thần thú có nhiệm vụ trấn giữ phía Tây, mang lại bình yên cho nhân dân.
 
Ở Châu Á cổ đại, Bạch Hổ còn được tôn là vua của muôn loài. Từ thời xa xưa đến nay, người dân Việt Nam luôn tôn sùng và sợ hãi hổ trắng, coi là biểu tượng của chiến binh, quan võ và thường được sử dụng hình ảnh nhiều trong quân sự.
 
Ngoài ra, nhân dân ta còn có tập tục xây tượng, vẽ hình Hổ ở ngoài cửa chùa, đình hoặc lập miếu thờ ông Hổ như một linh vật có khả năng xua đuổi tà ma, mang lại điều lành.
 

2.3 Chu Tước

 
Hình tượng của Chu Tước là con chim sẻ (tước) có lông màu đỏ. Thời cổ đại, Chu Tước còn có tên gọi khác là Chu Điểu hay Đan Điểu. Chu Tước tương tự như Phượng Hoàng do được sinh ra từ lửa, tượng trưng cho tình yêu, đam mê và xung đột.
 
 
Tương truyền từ thời sơ khai, khi loài người và muông thú còn chưa xuất hiện, thế gian xuất hiện khối ánh sáng Thái cực phân tách thành Tứ Tượng và biến hóa thành Bát Quái. Ánh lửa của Cung Ly trong Bát Quái hiện thành linh vật có hình tướng như loài chim với toàn thân sắc đỏ rực rỡ, được gọi là Chu Tước.
 
Do hóa thân từ ngọn lửa thiêng, mang hỏa tính nên toàn thân linh vật này đều có màu đỏ son với ánh kim lấp lánh, tỏa ra nhiệt khí lớn.
 
Chu Tước sinh ra đã có tấm lòng từ bi, sẵn sàng hi sinh vì chính nghĩa và cứu giúp chúng sinh. Hỏa quang trên thân linh thú này có khả năng xoa dịu sự cô độc, đau khổ và bi thương, trong khi đó lông vũ và nước mắt có thể giúp cải tử hồi sinh. 
 
Do đức hy sinh và lòng từ bi nên khi chết, Đại Bi Tâm của Đan Điểu đã phát ra đại linh quang, hồi sinh từ đống tro tàn và hóa thân thành một trong Tứ Tượng.
 
Chu Tước có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là phong thủy xây dựng. Người dân Việt Nam thường chừa trống khoảng đất phía trước nhà, có địa thế bằng phẳng hoặc thấp hơn các vùng đất phía sau nhà, bên trái và bên phải nhà, biểu hiện cho hình ảnh tiền Chu Điểu.
 
Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp sử dụng các vật phẩm hoặc trang sức phong thủy hình Chu Tước để mang lại sự tài lộc và may mắn cho gia chủ.
 

2.4 Huyền Vũ

 
Huyền Vũ là một linh vật cổ của Trung Hoa, gắn liền với truyền thuyết về thủy tổ của người Trung Quốc. Trong đó, Phục Hy là tổ phụ với hình tượng con rắn, Nữ Oa là tổ mẫu với hình tượng của con rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa biểu trưng cho sự trường tồn và ổn định. 
 
 
Bên cạnh đó, Huyền Vũ còn liên hệ mật thiết với một vị thần quyền năng trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế hay còn được gọi với một số danh xưng khác như Thượng Đế Tổ Sư, Đãng Ma Thiên Tôn, Bắc Cực Huyền Linh Đại Đế,…  Vị Thần luôn xuất hiện với 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà.
 
Trong truyền thuyết dân gian, Huyền Vũ ban đầu là một thánh thú được sinh ra ở Sơn Hải Giới vào thời đại viễn cổ khai thiên lập địa. Đây là một thế giới của Thần Ma, nơi có nhiều dị thú, thần thú và những vị Thần tiên cũng được sinh ra. Sơ khai, Huyền Vũ là một sinh vật giống như con Rùa cổ đại bị Rắn cuốn quanh. Nhưng sau này, thần thú hóa thành hình người rồi trở thành vị thần lỗi lạc.
 
Ngoài ra, người ta còn tương truyền rằng Huyền Vũ là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân đầu thai. Tuy nhiên, thái tử sinh ra không muốn nối nghiệp cha mà quyết tâm đi tu, đem lại bình an cho dân.
 
Khi đạt được thần thông thì Thái tử rạch bụng vứt bỏ gan và ruột rồi đi vân du về phương Bắc để trừ ma quái. Tuy nhiên, gan và ruột của Thái Tử lại biến thành hai yêu quái Rùa và Rắn làm hại nhân dân. Biết chuyện, Thái Tử quay về thu phục hai yêu quái và biến hai quái vật này thành linh vật dưới trướng của mình.
 
Tại Việt Nam, Huyền Vũ là linh vật rất được coi trọng, được biết đến với tên gọi là Trấn Vũ hay Trấn Võ, gắn liền với Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thần trấn trị phương Bắc. Ông là người đã giúp đỡ An Dương Vương trừ tà, diệt ma trong quá trình xây dựng thành Cổ Loa dưới tên sứ giả Thanh Giang cùng với thần Kim Quy tại Hồ Gươm.
 
Tượng thần Trấn Vũ được thờ tại Đền Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán, được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ.
 

3. Ý nghĩa của Tứ Tượng trong văn hóa

 

3.1 Trong dân gian

 
Từ xa xưa, người ta quan niệm Tứ Tượng là linh vật cai quản bốn phương vũ trụ, tượng trưng cho các vị thần vừa có trách nhiệm quản lý, vừa ban phước lành cho con người. Trong đó:
 
  • Thanh Long: Trông coi quân sự và hộ mệnh về sức mạnh. 
  • Bạch Hổ: Trông coi biên cương và hộ mệnh về uy quyền. 
  • Chu Tước: Trông coi năng lượng, ánh sáng và hộ mệnh về sự phát triển. 
  • Huyền Vũ: Trông coi tuổi thọ, vận mệnh và hộ mệnh về may mắn, phú quý, tài lộc.
 
Tứ Tượng còn được tìm hiểu khi lập thế trận trong quân sự. Các vị tướng sẽ phân đội quân của mình thành tả đội, hữu đội, tiền đội và hậu đội. Việc ứng dụng Tứ Tượng vào việc chiến đấu từng là chiến lược rất hiệu quả trước đây.
 

3.2 Trong thiên văn

 
Trong thiên văn học Trung Quốc, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ lần lượt đại diện cho bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong Nhị thập bát tú, Tứ Tượng tương ứng với bốn cung để phân chia các vì sao. Mỗi cung Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ được hợp từ bảy chòm sao.
 

Cụ thể:

– Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương Đông trong Nhị thập bát tú:
  • Giác Mộc Giao (sao Giác): Con giao long, cá sấu hoặc thuồng luồng.
  • Cang Kim Long (sao Cang): Con rồng.
  • Đê Thổ Lạc (sao Đê): Lạc đà hoặc con nhím.
  • Phòng Nhật Thố (sao Phòng): Con thỏ.
  • Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm): Con cáo.
  • Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ): Con hổ.
  • Cơ Thủy Báo (sao Cơ): Con báo.
Trong đó, sao Giác là tượng hình hai sừng của Rồng, sao Cang là tượng hình cổ, sao Đê là tượng hình móng chân trước, sao Phòng là tượng hình bụng, sao Tâm là tượng hình tim, sao Vĩ là tượng hình đuôi, sao Cơ là tượng hình móng chân sau của Rồng. Bảy chòm sao này thường xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa Xuân.
– Bạch Hổ là cung gồm 7 chòm sao phương Tây trong Nhị thập bát tú, bao gồm:
  • Khuê Mộc Lang (Khuê): Con sói
  • Lâu Kim Cẩu (Lâu): Con chó/ con hẩu/ con hống/ con muông.
  • Vị Thổ Trĩ (Vị): Chim trĩ.
  • Mão Nhật Kê (Mão): Con gà.
  • Tất Nguyệt Ô (Tất): Con quạ.
  • Chủy Hỏa Hầu (Chủy): Con khỉ.
  • Sâm Thủy Viên (Sâm): Con vượn.
Trong các chòm sao trên, chỉ có hai chòm sao Chủy và Sâm tạo thành hình Bạch Hổ. Sao Chủy tượng hình đầu hổ và sao Sâm tượng hình bốn chân và thân hổ, các chòm sao này thường xuất hiện giữa trời, tương ứng với mùa thu.
– Chu Tước là cung gồm 7 chòm sao phương Nam trong Nhị thập bát tú, bao gồm:
  • Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh): Bệ ngạn.
  • Quỷ Kim Dương (sao Quỷ): Con dê.
  • Liễu Thổ Chương (sao Liễu): Con cheo cheo.
  • Tinh Nhật Mã (sao Tinh): Con ngựa.
  • Trương Nguyệt Lộc (sao Trương): Con nai.
  • Dực Hỏa Xà (sao Dực): Con rắn.
  • Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn): Con giun.
Trong đó, sao Tỉnh tượng hình mỏ chim, sao Quỷ tượng hình mào chim, sao Liễu tượng hình diều chim, sao Tinh tượng hình cổ chim, sao Trương tượng hình bụng chim, sao Dực tượng hình cánh chim và sao Chẩn tượng hình đuôi chim. 7 chòm sao này tương ứng với mùa Hạ.
Tuy nhiên, ba sao Liễu, Tinh và Trương là có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước, thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời, tạo thành một đường thẳng.
– Huyền Vũ gồm 7 chòm sao phương Bắc là:
  • Đẩu Mộc Giải (Đẩu): Con cua hoặc giải trãi.
  • Ngưu Kim Ngưu (Ngưu): Con trâu hoặc con bò.
  • Nữ Thổ Bức (Nữ): Con dơi.
  • Hư Nhật Thử (Hư): Con chuột.
  • Nguy Nguyệt Yến (Nguy): Chim én.
  • Thất Hỏa Trư (Thất): Con lợn.
  • Bích Thủy Du (Bích): Cừu dư.
Trong đó, sao Ngưu là đầu rùa, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy là mai rùa, sao Bích là đuôi rùa, sao Thất và sao Đẩu là mình rắn. 7 chòm sao này tương ứng với mùa Đông.
Theo truyền thống Trung Hoa, phương hướng được xác định theo cơ sở đặt phía Nam ở trên, khác với quan điểm hiện đại là đặt phía Bắc ở trên, vì vậy, khi mô tả vị trị Tứ Tượng cũng có thể nói Thanh Long ở bên trái (phía Đông), Bạch Hổ ở bên phải (phía Tây), Chu Tước ở phía trước (phía Nam), và Huyền Vũ ở phía sau (phía Bắc)
Việc quan sát Tứ Tượng cùng sự vận hành của các tinh tú trong hệ thống Nhị thập bát tú có thể sử dụng để lựa chọn ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự báo những biến động thời tiết hay biến động của cuộc sống xã hội, kinh tế, chính trị thời cổ đại.

3.3 Trong Kinh Dịch

Trong Kinh Dịch, Tứ Linh có liên quan chặt chẽ với thuyết Âm Dương, tương ứng với Thiếu Dương, Thiếu Âm, Thái Dương và Thái Âm.

Tứ Linh

Tứ Tượng

Quái

Thanh Long

Thiếu Dương

Chu Tước

Thái Dương

Bạch Hổ

Thiếu Âm

Huyền Vũ

Thái Âm

Người xưa cho rằng:

Vô Cực sinh Hữu Cực,

Hữu Cực thị Thái Cực,
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi,
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái,
Bát Bát Lục Thập Tứ Quái.
Thực chất, đây là một khái niệm rộng của triết học và học thuyết âm dương để giải thích sự hình thành và các quy luật của vũ trụ.
Tương truyền, từ lúc khai thiên lập địa vũ trụ chỉ là một khoảng không gian hỗn độn, mờ mịt. Trong ấy có 1 Lý, Lý ấy gọi là Thái Cực. Thái Cực vô hình xuất hiện 2 khí Âm Dương gọi là Lưỡng Nghi. Chúng luôn bảo trì cân đối và không thể tách rời nhau.
Lưỡng Nghi lại sinh ra Tứ Tượng. Tứ Tượng bao gồm 2 phần là Thái Dương và Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm. Trong đó, Âm là đen, Dương là trắng. Phần đen lớn là Thái Âm, phần đen nhỏ là Thiếu Âm, tương tự phần trắng lớn Thái Dương và phần trắng nhỏ là Thiếu Dương.
Trong phần màu đen lớn có phần trắng nhỏ, trong phần màu trắng lớn có phần màu đen nhỏ, tượng trưng cho quan niệm “Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Hay nói, Âm và Dương cùng tồn tại, vừa đối lập vừa nương tựa lẫn nhau.
Cuối cùng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái và Bát Quái biến hóa ra vô cùng.

3.4 Trong thuyết Ngũ hành

Tứ Linh tương ứng với bốn nguyên tố trong thuyết Ngũ hành. Thuyết này có bổ sung thêm một thần thú là Hoàng Long. Cụ thể như sau:

Thần thú

Phương vị

Mùa

Màu sắc

Ngũ hành

Thanh Long

Đông

Xuân

Xanh

Mộc

Chu Tước

Nam

Hạ

Đỏ

Hỏa

Bạch Hổ

Tây

Thu

Trắng

Kim

Huyền Vũ

Bắc

Đông

Đen

Thủy

Hoàng Long Chính giữa Vàng Thổ

3.5 Trong phong thủy

Trong phong thủy Loan Đầu nói riêng và phong thủy nói chung, người ta sử dụng khái niệm Tứ Tượng (hay Tứ Linh) để nói lên chuẩn mực về địa thế xung quanh một căn nhà. Đó là: “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ”. Chỉ khi hội đủ cả 4 yếu tố này thì một mảnh đất mới coi là có địa thế đẹp.
  • Bên trái (tả) của nhà là một vách núi cao, vươn dài, như thế của một con rồng xanh uốn lượn (Thanh Long).
  • Bên phải (hữu) của nhà là vách núi vươn xa nhưng thấp hơn, như một con hổ trắng đang rình mồi (Bạch Hổ).
  • Đằng sau nhà là dãy núi lớn (chủ sơn) với hình tượng là một con rùa lớn, trên mai cõng con rắn (Huyền Vũ).
  • Trước mặt là một hòn núi nhỏ, hay còn gọi là án sơn, để tránh khí trực xung vào nhà, giống với hình ảnh phượng hoàng (Chu Tước).

Ngày xưa, để chọn được nơi đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa Tứ Tượng như nơi đó có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.
 

Ngày nay, người ta thường mua những bức tượng Tứ Linh về bày trong không gian sống với ý nghĩa mang lại vận khí tốt lành cho gia chủ. Tuy nhiên, cần dựa vào ý nghĩ của từng linh vật mà có sự sắp đặt cho phù hợp. Hãy lưu ý những vấn đề dưới đây:
  • Tượng thường được bày ở phòng khách hoặc phòng làm việc, những nơi trang trọng.
  • Tượng nên đặt ngang tầm người, tránh đặt quá cao hoặc quá thấp.
  • Tuyệt đối không đặt tượng trong không gian thờ cúng hoặc phòng ngủ, phòng bếp vì như vậy sẽ mạo phạm đến Thần.
  • Tuyệt đối không đặt tượng ở phòng của trẻ em.

This post was last modified on 15/04/2024 10:25 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

?Tháng 8/2024: Cơ hội đến với 12 con giáp, liệu ai sẽ được gõ cửa may mắn?

 1. Ngày may mắn tháng 8/2024 của tuổi Tý Mùng 8 Xem ngày may mắn tháng 8/2024…

5 giờ ago
  • Tử vi

Trong cuộc sống đầy bận rộn, 12 con giáp tìm thấy niềm an nhiên trong lòng

 1. Tuổi Tý Người tuổi Tý rất thông minh và cơ trí, bạn tìm thấy sự…

5 giờ ago
  • Tử vi

Những bất ngờ đang chờ đợi 12 con giáp trong tháng 8/2024

1. Những con giáp may mắn nhất tháng 8/2024 dương lịch  Con giáp may nhất: Người…

5 giờ ago
  • Tử vi

Tử vi ngày 1/8/2024 cho 12 con giáp: Thứ 5 Mão và những mâu thuẫn tiềm ẩn

                I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt…

20 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp gặp vận đen trong tháng 8/2024, những kế hoạch dễ gặp trở ngại và khó khăn

 1. Tuổi Dần Người tuổi Dần là con giáp xui xẻo tháng 8/2024 chủ yếu là…

21 giờ ago
  • Tử vi

5 con giáp đón nhận sự thịnh vượng, vượt qua khó khăn trong 5 năm tới

5 năm, khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không hề ngắn, khi mà…

24 giờ ago