Tìm hiểu về tháng nhuận: Phương pháp tính và lý do khó khăn

 

1. Tháng nhuận là gì?

 
Theo dương lịch, tháng nhuận là tháng 2 có ngày 29. Còn theo âm lịch, trong năm nhuận sẽ có tháng nhuận, đó là khi có hai tháng trùng nhau (ví dụ như có hai tháng 2, 3, hoặc hai tháng 4,5, 6,…). 
Lý do xuất hiện tháng nhuận là do âm lịch chỉ có 354 ngày. Ít hơn so với lịch dương 11 ngày. Và cứ 3 năm thì lịch âm sẽ thiếu đi 33 ngày. Nghĩa là cứ 3 năm lịch âm sẽ có 1 năm nhuận. 

Tháng nhuận là sự quy ước của chúng ta với mục đích tránh sự sai lệch về thời gian quá lớn sau nhiều năm. Tháng nhuận không cố định xuất hiện ở một tháng nào đó trong dương lịch mà sẽ thay đổi theo từng năm.

Theo thống kê của các chuyên gia thì cứ 19 năm, sẽ có 7 năm nhuận. Năm âm lịch có tháng thứ 13 sẽ luôn trùng với năm dương lịch có ngày nhuận 29/2.  

Xem thêm: Tại sao có ngày nhuận?

2. Cách tính tháng nhuận

2.1 Quan trọng nhất là tìm ra ngày Sóc, tháng không có Trung khí

Lịch hiện nay mà Việt Nam đang dùng phải gọi chính xác là lịch âm dương, thay vì âm lịch, vì người xưa ví Mặt trăng đại diện cho âm và Mặt trời là dương.

Để tính được tháng nhuận cho một năm nhuận bất kỳ nào đó, chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) và các thời điểm Trung khí (Major solar term). Vì thế, trước hết ta cần phải hiểu rõ các khái niệm quan trọng sau:

+ Điểm Sóc: Là khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời nằm trên một đường thẳng và Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời. Lúc này được xem là “hội diện” vì Mặt trăng và Mặt trời ở cùng một hướng đối với Trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch (mồng 1 âm lịch).

+ Cung hoàng đạo: Là khái niệm quen thuộc trong chiêm tinh học hay thiên văn học để nói về đường đi mà Mặt trời di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Trái đất. Đây thực ra là một đường ảo được chia thành 12 phần khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng. Thế nên được gọi là 12 cung hoàng đạo.

+ Trung khí: là các điểm dấu mốc chia hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, có 4 trung khí quan trọng nhất Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.

Sau khi hiểu các khái niệm thì nhớ rằng ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau: 

  • Ngày đầu tiên của tháng âm lịch (ngày mồng 1 âm lịch) là ngày chứa điểm Sóc.
  • Một năm nhuận có 13 tháng âm lịch.
  • Tháng 11 âm luôn luôn chứa Trung khí có tên là Đông chí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác.
  • Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận.
  • Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Người xưa so sánh 12 tháng âm lịch với 12 Trung khí để cho năm âm lịch có tính tương đồng với thời tiết khí hậu của thời gian đó.

Theo đó, họ chia đường đi của Mặt trời giữa các chòm sao (gọi là hoàng đạo) ra 12 khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng gọi là 12 cung hoàng đạo và quy định rằng Mặt trời cứ đi vào nửa cung hoàng đạo thì có một tiết tương ứng.

Lúc Mặt trời bắt đầu đi vào đến cung hoàng đạo gọi là Trung khí (Trung có nghĩa là ở giữa). Còn lúc Mặt trời tối giữa cung hoàng đạo gọi là Tiết khí (Tiết có nghĩa là ngăn).

12 Trung khí bao gồm: Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy) và 12 Tiết khí bao gồm: Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn Lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập.
  • Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm Sóc tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận.
  • Nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm Sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với Trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận.
Như vậy tính các điểm Sóc thì ta biết được các ngày trong tháng, nhưng để biết tháng đó là tháng mấy thì phải tính thêm các Trung khí để biết có tháng nhuận trong năm hay không.

2.2 Tính ngày Sóc cần độ chính xác cao

Như vậy để tính tháng nhuận cũng như tính âm lịch nói chung, ta phải xác định các điểm Sóc và các điểm Trung khí, tức là phải tính chính xác vị trí của Mặt trăng cũng như Trái đất trên quỹ đạo chuyển động của nó, không thể lấy ngẫu nhiên.

Cách tính tháng nhuận với việc tìm điểm Sóc và Trung khí như ở trên là việc không hề dễ dàng. Vị trí tháng nhuận không thể tùy tiện, phải tuân theo quy luật, tạo điều kiện cho âm lịch và dương lịch song song. Nếu có lệch cũng ở mức tối thiểu. 

Lý do phải tính chính xác chứ không lập bảng biểu hay nhẩm số dư trong phép chia, rồi đưa ra một bảng dự đoán.

Ví dụ, trong thực tế đã xảy ra trường hợp khi điểm Đông chí năm 1984 xảy ra vào lúc 23h23 ngày 21/12 giờ Hà Nội, tức 0h23 ngày 22/12 giờ Bắc Kinh. Do lệch một ngày mà giữa hai điểm Đông chí năm đó theo cơ sở tính toán lịch Việt Nam chỉ có 12 điểm Sóc, tức không có tháng nhuận còn lịch Trung Quốc lại nhuận tháng 10.

Thêm vào đó, việc tính chính xác đến phút các điểm Sóc hay Trung khí là một bài toán cơ học có nhiều trở ngại, nhất là trong trường hợp Mặt trăng chịu ảnh hưởng nhiễu loạn không những từ sức hút của Trái đất hay Mặt trời mà còn của nhiều sao khác như sao Mộc, sao Thổ..
Cũng không thể cứ cho rằng việc tính lịch đã chính xác từ hàng triệu năm rồi vì cách tính trước đây vẫn có những sai sót nhất định.

Ví dụ như gần đây khi áp dụng các mô hình thiên văn hiện đại phát triển, các nhà nghiên cứu đã thấy là lịch Việt Nam năm 1997 bị sai một chỗ, đó là ngày mồng Một âm rơi vào 23h56 ngày 29/12, chứ không phải phải là ngày 30/12 như công bố, nhưng vì là quá khứ nên không xét lại.

Ngay cả lịch Trung Quốc do Đài thiên văn Tử Kim Sơn công bố cũng có điểm sai lệch so với dữ liệu của Đài thiên văn Naval, Mỹ.

Để có thể tính chính xác năm âm lịch nhuận vào tháng nào thì chúng ta khó có thể tính toán, sau đó, lập thành bảng để theo dõi một cách chính xác và dễ dàng nhất. Vì vậy việc này chỉ có các nhà thiên văn học mới có thể tính toán.

Dưới đây là bảng tháng nhuận của năm âm lịch gần đây và những năm sắp tới đã được các nhà thiên văn học đã nghiên cứu để xem tháng nhuận âm lịch để chúng ta có thể tham khảo. 

Năm 2014 2017 2020 2023 2025 2028 2031
Tháng nhuận 9 6 4 2 6 5 3

   

3. Tháng nhuận là tháng trước hay sau?

Hiểu được tháng nhuận là gì và cách tính tháng nhuận ta biết được rằng tháng đầu tiên không chứa Trung khí sẽ là tháng nhuận và có tên trùng với tháng trước nó.

Ví dụ năm nay tính từ Đông chí 2023 đến Đông chí 2024 có 13 tháng âm và tháng sau tháng 2 âm không có trung khí nên là tháng 2 nhuận. Nghĩa là tháng 2 phía sau được tính là tháng 2 nhuận.

 
Điều này có nghĩa là tháng nhuận là tháng sau (tháng đứng liền sau tháng âm lịch cụ thể nào đó trong năm như tháng 3,4,5,.. chẳng hạn). 

  

4. Bao nhiêu năm nhuận 1 tháng?

Nhiều người không hiểu tại sao lại có tháng nhuận, năm nhuận mà cứ tính như những năm, tháng bình thường. Thực ra, tháng nhuận và năm nhuận là cách để khiến cho dương lịch và âm lịch không bị sai lệch với nhau quá nhiều. Theo đó, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận.

Lý do như sau: Lịch âm được tính theo vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Mặt Trăng sẽ quay quanh Trái Đất hết 29,53 ngày (gọi là một chu kỳ) và một năm âm lịch có 354 ngày (ít hơn dương lịch 11 ngày). Với cách tính như vậy thì 3 năm âm lịch sẽ ít hơn 33 ngày (hơn một tháng).
Để cân bằng giữa tuần trăng với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Nếu tính như vậy thì năm âm lịch vẫn chậm so với năm dương lịch. Để cân bằng lịch âm – dương, cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng và 19 năm âm lịch sẽ có 235 tháng, vẫn có chênh lệch 7 tháng giữa lịch âm và lịch dương. Trong 7 tháng chênh lệch này sẽ tính nhuận vào năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm âm lịch.
Để tính năm nhuận âm lịch, người ta sẽ lấy số năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.
Ví dụ:
– Năm 2021 âm lịch không phải năm nhuận vì 2021 chia cho 19 dư 7. 

– Muốn biết năm 2023 có nhuận không thì lấy 2023 chia 19 được 106 dư 9, có nghĩa 2023 có 1 tháng nhuận.

5. Khi nào nhuận tháng 1, tháng 12?

Trong một năm nhuận âm lịch, nếu có một tháng không có ngày Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có ngày Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận. 

Theo tính toán với công thức trên thì đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ nhuận tháng Giêng. Ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21.1.2148, mùng 1 tháng Giêng.

Tuy nhiên, tháng Giêng là tháng không được phép nhuận, điều này có nghĩa là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng.

Không những tháng đầu năm – tháng 1 (tháng Giêng) mà ngay cả tháng cuối năm – tháng 12 (tháng Chạp) không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch.

Thế nên, câu trả lời là không có năm nào có nhuận tháng 1 và tháng 12 âm lịch.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

This post was last modified on 16/04/2024 12:30 sáng

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

và cảnh giácTử vi ngày 9/8/2024 cho 12 con giáp: Dần cần cẩn trọng và đề phòng sai lầm

I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 9/8/2024Lịch âm:…

14 giờ ago
  • Tử vi

3 con giáp được ngưỡng mộ nhất trong năm 2024 theo VƯỢNG DUYÊN của Thất Tịch

  Lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch gắn liền với tích về…

15 giờ ago
  • Tử vi

Tìm hiểu vận mệnh cho người sinh tháng Cô hồn – tháng có Âm khí nặng

Xem tử vi luận số mệnh là một trong những cách để biết trước về…

17 giờ ago
  • Tử vi

12 con giáp hãy tận dụng tháng Cô hồn 2024 để đạt được sự yên bình và thành công

 1. Tuổi Tý Xem lời khuyên cho 12 con giáp tháng Cô hồn 2024  thấy rằng…

22 giờ ago
  • Tử vi

Những biến đổi của 12 con giáp trong tháng Cô hồn năm 2024 sẽ như thế nào?

 1. Những con giáp đón tin vui về tài chính  - Người tuổi Mùi: Thay đổi lớn…

22 giờ ago
  • Tử vi

?Những thử thách đầy sóng gió trong tình yêu 12 con giáp: Nguyên nhân gây ra sự chia ly?

 1. Tuổi Tý Giai đoạn bất ổn nhất trong tình yêu của người tuổi Tý chính…

23 giờ ago