1. Tiết Xuân Phân là gì?
Theo lịch vạn niên, Xuân Phân chính là một trong 24 tiết khí trong năm. Giải nghĩa theo tiếng Hán Việt, “Xuân” chỉ mùa xuân trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; “phân” được hiểu là chính giữa. Vì vậy, Xuân Phân mang nghĩa là thời điểm chính giữa của mùa xuân.
Tại thời điểm này ánh sáng và độ ẩm hài hòa giúp cho vạn vật sinh sôi, sự hoạt động của các loài côn trùng cũng quay trở lại. Chính điều này đã tạo nên một khung cảnh đa dạng, nhiều màu sắc.
Không chỉ với những nước Á Đông, Xuân Phân cũng được coi là một ngày đặc biệt trong lịch dương của các nước phương Tây. Khác với phương Đông, các nước phương Tây lại quan niệm đây là thời điểm mùa xuân bắt đầu ở Bắc bán cầu, thời điểm mà mặt trời sẽ xuất hiện gần xích đạo nhất và đi lên hướng Bắc.
2. Tiết Xuân Phân rơi vào thời điểm nào trong năm?
Thời gian bắt đầu bước sang tiết Xuân Phân là từ ngày 20-21/3 đến ngày 4/4 tính theo lịch dương hàng năm, sau tiết Kinh Trập và trước tiết Thanh Minh.
Ngày bắt đầu của tiết Xuân Phân được gọi là ngày Xuân Phân, diễn ra mỗi năm không giống nhau nhưng đều chỉ xê dịch trong khoảng từ ngày 20 đến ngày 21/3 dương lịch.
Trong ngày Xuân Phân đầu tiên, Mặt Trời sẽ tọa tại vị trí kinh độ bằng 0. Tuy nhiên theo nghiên cứu, phân tích trong thực tế thì tiết khí này sẽ xảy ra vào lúc 12 giờ trưa và lúc này Mặt Trời sẽ nằm tại kinh độ 90.
Với đặc điểm tia sáng của Mặt Trời tạo một góc vuông 90 độ với đường xích đạo thì ánh sáng tại nửa cầu Nam và nửa cầu Bắc nhận được là như nhau vì thế thời điểm này sẽ có ngày và đêm với thời gian tương đương nhau.
3. Tiết Xuân Phân có đặc điểm gì?
– Đặc điểm địa lý:
Theo khoa học phương Tây, ngày Xuân Phân (đánh dấu tiết Xuân Phân) và ngày Thu Phân (đánh dấu tiết Thu Phân) là 2 ngày đặc biệt nhất trong năm bởi vào thời điểm này, ngày và đêm sẽ dài bằng nhau.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là quỹ đạo của Trái đất vốn dĩ không thẳng đứng mà nghiêng 23’4 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Chính vì độ nghiêng này đã giúp chúng ta nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn vào mùa hè và ít ánh sáng trong mùa đông.
Vào ngày Xuân Phân, Mặt Trời sẽ đứng thẳng góc ngay trên xích đạo để chia đều ánh sáng cho cả 2 bán cầu, vì thế mà ngày và đêm sẽ dài bằng nhau. Cũng trong những ngày này, mặt trời sẽ mọc chính xác ở phía Đông và lặn chính xác ở phía Tây. Ngoài ra, Mặt Trời sẽ nằm thẳng đúng trên đỉnh đầu vào giữa trưa.
– Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Thời tiết vào Xuân Phân đã không còn cái lạnh buốt giá của mùa đông. Hình thái thời tiết lúc này đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Sẽ không còn cái lạnh tê tái của mùa đông mà bạn sẽ thấy khí hậu ấm áp hơn, buổi đêm ngắn dần và vào mỗi buổi sáng bạn sẽ nhìn rõ Mặt Trời mọc và di chuyển dần về hướng Bắc.
Khi đất trời chuyển mình qua Xuân Phân cũng là lúc các loài chim đã từng bay tới phương Nam tránh rét nay sẽ quay trở về vì nhiệt độ đã ấm dần lên và nguồn thức ăn cũng dồi dào hơn. Đặc biệt những loài chim dần tách nhau ra để giao phối, chuẩn bị cho quá trình sinh nở duy trì nòi giống.
Tuy nhiên, vào lúc này, mưa phùn ẩm ướt kéo dài, độ ẩm tăng cao lâu dần trở thành thời tiết nồm ẩm cản trở trong cuộc sống hằng ngày của con người, gây cảm giác khó chịu như việc mùi ẩm ướt từ quần áo chưa kịp khô, nền nhà và mặt đất cũng trơn trượt hơn vì dính nước mưa, mưa thì rả rích và khó có thể tạnh ngay.
4. Ý nghĩa tiết Xuân Phân theo phong thủy
– Mang tới nhiều may mắn, an lành:
Trong phong thuỷ, tiết khí Xuân Phân mang được nhiều ý nghĩa và tượng trưng cho âm dương cân bằng, là tiết khí tốt trong 24 tiết khí.
Bởi vậy, đây là thời điểm vạn vật sinh sôi nảy nở, gặp được nhiều điều may mắn và an lành.
– Thích hợp cưới xin, sinh con:
Thời điểm Xuân Phân diễn ra là lúc âm dương cân bằng vì lúc này thời gian ngày và đêm đã có sự đối xứng tương hợp với nhau. Đó là lí do vào lúc này, sẽ rất thích hợp để tiến hành công việc đại sự trong cuộc đời như việc cưới hỏi.
Bên cạnh đó, trong dân gian tương truyền rằng, vào Xuân Phân cũng chính là lúc sinh sản của các lòai vật, cây cối muôn hoa thì đua nhau nở rộ. Vợ chồng nếu sinh hạ con cái vào lúc này thì đứa trẻ sẽ gặp nhiều may mắn và có cuộc sống an lành. Bản thân em bé cũng sẽ là người thông minh, sáng dạ, có tương lai sáng sủa, vận khí hanh thông, gặp nhiều may mắn.
5. Nên làm gì trong tiết khí Xuân Phân?
– Bắt đầu mùa vụ, cày cấy:
Tiết khí Xuân Phân báo hiệu bằng những cơn mưa phùn, những trồi non đang nhú mầm, không khí lành lạnh của mùa đông còn vướng lại.
Trong thời gian này, những cơn gió lạnh của mùa đông gần như sẽ biến mất hoàn toàn, thời tiết trở nên ấm áp, độ ẩm không khí cao hơn và mưa cũng nhiều hơn.
Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây cối, động vật. Lợi dụng đặc điểm này, bà con nông dân có thể tiến hành một mùa canh tác mới để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các cụ ta ngày xưa có câu “Xuân phân mạch thức dậy, một khắc giá ngàn vàng”, câu nói mang ý nghĩa rằng thời gian diễn ra tiết khí Xuân Phân cũng là mùa bắt đầu một năm cày cấy, ươm mầm trồng trọt.
– Tích cực trồng cây:
Mùa xuân tới với những cơn mưa phùn, những chồi non xanh tươi đang vươn mình trỗi dậy, tạm biệt cái lạnh buốt của mùa đông.
Đây là thời điểm thích hợp để người dân bắt tay vào một vụ mùa cày cấy, ươm mầm trồng trọt. Bởi vậy mà trong thời gian này người Việt ta thường phát động phong trào “Tết trồng cây”.
– Mùa diễn ra các hoạt động tâm linh và lễ giáo:
Tiết khí Xuân Phân cũng là mùa diễn ra các hoạt động tâm linh và lễ giáo cầu tài lộc đầu năm, chú ý nhất đó chính là tết Thanh Minh tảo mộ.
Vào ngày này thì con cháu ra thăm mồ mả ông bà tổ tiên, dọn cỏ và kịp thời sửa sang những phần đã bị hư hỏng, xuống cấp, thắp hương cầu mong sang năm các cụ phù hộ độ trì cho con cháu làm cái gì cũng thuận lợi, tăng tiến, phát tài phát lộc.
Tiết khí Xuân Phân với người Việt Nam không phải là một dịp quá đặc biệt nhưng với nhiều quốc gia trên thế giới thì đây chính là thời điểm lý tưởng để tổ chức lễ hội năm mới.
+ Lễ hội Norouz (lễ hội năm mới hay lễ hội đầu xuân) của Iran được tổ chức vào ngày này. Đạo Bahai gọi lễ này là Naw-Rúz. Ngoài ra còn có lễ hội Ostara của đạo Wicca, và là một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan).
+ Tại Nhật Bản ngày Xuân phân là ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Và điều thú vị đó là tiết Thanh minh sẽ được tổ chức ngay sau ngày Xuân Phân kết thúc, đó là ngày 4 tháng 4 dương lịch.
+ Lễ Phục sinh ở các nước theo Cơ đốc giáo được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn kể từ ngày Xuân phân.
+ Các nước như Lào, Thái Lan, Miến Điện, miền nam Ấn Độ cũng chọn tiết này để tổ chức lễ Tết. Không khí tưng bừng vui tươi rộn ràng tràn ngập khắp mọi nơi.
+ Ở Việt Nam, tuy vậy nhưng không có quá nhiều hoạt động nổi bật. Mọi người sẽ tới các chùa chiền để cầu phúc, cầu tự hoặc tu dọn sửa sang mộ phần của tổ tiên.
+ Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ngày 20/3 hàng năm, nằm trong tiết khí Xuân Phân.
6. Dưỡng sinh trong tiết khí Xuân Phân
– Đề phòng bệnh về hô hấp, tai mũi họng:
Trong tiết khí Xuân Phân, thời tiết đã chuyển ấm hơn, ta không còn cần mặc áo khoác ra ngoài để chống rét nữa. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm đánh dấu lúc chuyển giao giữa thời tiết lạnh và nóng vì vậy, các đối tượng như người già và trẻ em cần chú ý giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh về hô hấp, tai mũi họng.
– Nên năng vận động, thể dục thể thao:
Xuân Phân diễn ra cũng là lúc trời xuất hiện nồm ẩm làm mọi người có thể cảm thấy vô cùng khó chịu trong các hoạt động thường ngày, vì vậy, nên năng vận động, tích cực luyện tập thể dục thể thao, có chế độ ăn uống hợp lí để giữ cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.
– Chú ý điều chỉnh thói quen hàng ngày:
Những biến đổi của âm dương trong tiết khí Xuân Phân đòi hỏi ta cần phải điều chỉnh thói quen trong cuộc sống hằng ngày cho phù hợp với thời tiết trong thời gian này.
Trong Tiết khí Xuân Phân này, tình trạng sức khỏe ban đầu và bệnh tật có thể xuất hiện, giống như cỏ mọc vào mùa xuân. Điều này có thể thấy rõ qua chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và cảm xúc, mãn kinh, các vấn đề liên quan đến tuần hoàn và các vấn đề khác liên quan đến mắt, máu và tim.
Nguyên nhân là bởi vì khi năng lượng dương quay vòng bên trong cơ thể của một người và vượt qua năng lượng âm, sự tắc nghẽn hình thành từ chế độ ăn kiêng nặng và thiếu vận động vào mùa đông có thể sẽ xuất hiện.
Khi năng lượng luân chuyển đến những nơi mà chúng ta vốn đã yếu, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu. Do đó, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và tăng cường hoạt động rèn luyện thể chất là điều không thể thiếu trong tiết khí Xuân Phân.
– Tận dụng nguồn năng lượng dương:
Trong tiết khí Xuân Phân, dương khí vô cùng thịnh. Do đó, năng lượng dương sẽ tràn đầy vào vào thời điểm diễn ra tiết khí này, vì vậy chúng ta phải cẩn thận không để năng lượng này quá nóng, vì nó có thể chế ngự âm và gây ra căng thẳng hoặc các vấn đề cho cơ thể.
Để tránh năng lượng dương quá nóng, hãy cố gắng giải độc vào đầu mùa xuân bằng cách chú ý ăn uống các loại rau và đậu tươi theo mùa.
Điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta tận dụng nguồn cho năng lượng dương đó, để chúng chảy qua các bộ phận và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, đi chân trần trên cỏ, trong rừng và trên cánh đồng, có thể giúp cơ thể chúng ta thức dậy và hấp thụ năng lượng dương từ thiên nhiên.
– Bấm huyệt để khơi thông kinh mạch:
Để giúp khai thông tất cả các kênh năng lượng và kinh mạch của cơ thể, hãy thử ấn nhẹ vào các điểm vào của năng lượng, nằm ở cả hai bên đầu ngón tay và trên miếng đệm đầu ngón tay.
Ngoài ra, chạm và ấn nhẹ vào các cạnh của xương mặt bên dưới cả hai mắt. Điều này giúp giảm áp lực cho mắt, tăng cường sức khỏe cho mắt và da mặt, làm đẹp da.
7. Thực phẩm theo mùa trong Xuân Phân
Xuân Phân là thời điểm tốt để ăn thì là, rau bó xôi (rau chân vịt), tảo xoắn, tỏi tây, hẹ, rau xanh đậm, đậu đen, đậu xanh, mè đen và các sản phẩm từ đậu nành… sẽ rất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, các loại thảo mộc như Cúc La Mã, hoa cúc Đức, phong lữ, nhũ hương, tuyết tùng và thông Douglas cũng rất hợp trong tiết khí này.
Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng về các tiết khí đánh dấu mốc quan trọng trong năm dưới đây: