Ma gà là gì?
Ma gà còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như Ma chài, Ma ngũ hải… Ma sẽ giúp chủ nhân, tức người nuôi ma trông nhà trông của. Theo lời các cụ xưa kể lại thì ma gà thường sẽ ám vào các cô gái xinh đẹp, như 1 lời nguyền truyền kiếp, nếu nhà ai đã có ma gà thì ma gà đời này chết đi sẽ có ma gà đời sau thế vào.
Ma gà là 1 thứ gì đó rất đáng sợ trong con mắt người dân tộc vùng cao. Những câu chuyện về ma gà thường được lan truyền trong ở vùng núi phía Bắc hay các tỉnh Tây Nguyên, phổ biến với dân tộc Tày và Nùng.
Dù khiến cho bao người khiếp sợ khi nhắc đến nhưng để nói rõ ma gà là gì, ma gà có hình dạng như thế nào thì có lẽ chẳng ai rõ. Đến các thầy mo có tài trừ ma gà cũng không xác định được chính xác hình dáng của ma.
Trong quan niệm của họ thì ma gà có thể là thứ hiện hữu như sợi lông gà, thức ăn, cũng có thể là những thứ vô hình như ánh mắt, cử chỉ, lời nói… hay bất cứ thứ gì mà người ta nghĩ ra.
Luyện bùa ngải ma gà như thế nào?
Trong quan niệm của người dân tộc thiểu số, ma gà là thứ bùa phép bí ẩn có quyền năng rất lớn mà cách luyện cũng không quá khó. Đọc ngay Phân biệt ngải, bùa chú và nuôi vong và cách để hóa giải tối ưu nhất
Thường người ta nuôi ma gà là để giữ của trong nhà. Nhà có ma này trông coi thì chẳng bao giờ sợ mất đồ mất của bởi hễ có kẻ nào cả gan lẻn vào trộm cắp thì dù có nhanh nhẹn thế nào, có hoá trang ra sao, ma gà cũng có cách để đi theo, nhẹ thì khiến cho kẻ đó lên cơn điên dại, nặng thì mất mạng do bị con ma ăn hết ruột gan mà chết.
|
Ma gà thường nhập vào những cô gái xinh đẹp |
Nhà nuôi ma gà ngoài ban thờ tổ tiên thì phải có thêm ban thờ ma đặt ở nơi khuất tối trong nhà, ít người qua lại. Riêng ma thì được nuôi trong chum, đậy kín, để ở xó nhà kín đáo, tránh để người ngoài nhìn thấy.
Vào các ngày lễ Tết, gia chủ trước tiên phải làm lễ cúng ở ban thờ ma gà rồi sau đó mới được cúng ở ban thờ tổ tiên. Trước khi tổ chức việc lớn trong nhà như xây nhà sửa cửa, dựng vợ gả chồng thì đều phải làm lễ báo với con ma đang được nuôi trong nhà, được nó cho phép thì mọi việc diễn ra sau đó được suôn sẻ, thuận lợi.
Đó là vào những dịp đặc biệt, còn thì hàng tháng gia chủ nuôi ma gà thì phải làm lễ cho ma ăn. Gia chủ chọn 1 ngày nhất định trong tháng, tắm rửa sạch sẽ rồi khấn vái làm lễ, dâng đồ ăn cho ma.
Ma gà thích ăn gà sống, thức ăn mà nó yêu thích là thịt gà. Gia chủ chuẩn bị sẵn con gà, có thể cắt tiết rồi vứt vào chum, cũng có thể cho gà sống, chỉ 1 loáng sau là không nghe tiếng gà kêu nữa.
Gia chủ phải nhớ ngày cho ma ăn, bởi chỉ cần ma đói là sẽ xảy ra những chuyện không thể lường trước được. Có thể ma sẽ nhập vào ai đó trong nhà đòi ăn, nghiêm trọng hơn là bắt chính chủ nhà làm thức ăn.
Thực hư những chuyện rùng rợn về ma gà
Người dân thường truyền tai nhau những câu chuyện tâm linh đậm chất kinh dị, kỳ bí về loài ma này. Nào là ma bắt gà vịt ăn sống, bắt người ăn hết ruột gan, hay gặp nhất là ma làm cho người trong bản, trong làng trở nên điên dại.
Mọi chuyện đều là lời đồn đại chứ chẳng ai dám khẳng định những bi kịch xảy ra là do ma gà gây nên. Người ta tin vào những câu chuyện thực thực hư hư vì chẳng tìm được những lời giải thích nào hợp lý mỗi khi lợn gà trong nhà gặp dịch lăn ra chết hay người trong nhà đang khoẻ mạnh bỗng ốm đau bệnh tật. Bạn có thể tham khảo
Cách hóa giải bùa ngải theo Phật giáo hữu hiệu nhất |
Người dân thường mời thầy mo làm lễ cúng tế trừ ma |
Người ta chỉ cho rằng vật nuôi trong nhà hay người thân của mình đang bị 1 thế lực vô hình nào đó đe doạ, bị bỏ bùa, bị ma ám… Thay vì tìm đến thầy thuốc chữa bệnh thì do tầm hiểu biết hạn hẹp, người dân đến nhờ thầy mo, thầy cúng làm lễ trừ con ma đang quấy phá.
Người ta bị ám ảnh bởi sự tồn tại của ma quỷ và bùa ngải, không dám làm trái lời thầy mo thầy cúng. Chưa ai nhìn thấy, cũng chẳng có nghiên cứu nào chứng minh sự tồn tại của ma gà, song nỗi sợ hãi về nó là có thật. Nhiều khi chính nỗi sợ hãi, niềm tin mù quáng đó làm hại chúng ta chứ chẳng phải ma quỷ nào.
Huyền Vũ
This post was last modified on 15/04/2024 6:15 chiều