Tìm hiểu về 12 con giáp: Nguyên tắc đặt tên, thứ tự và đặc điểm của mỗi con.

1. 12 con giáp là gì?

12 con giáp (hay mười hai con giáp, 12 Địa Chi) là một tập hợp gồm 12 con vật được sắp xếp theo thứ tự cố định bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
 

Các con giáp này sẽ là một cách tính chu kỳ, tính lịch âm, lịch theo mùa trăng ở các nước phương Đông. 
  

Tương truyền từ thời xa xưa, khi con người chưa xác định cụ thể được thời gian, thì họ đã lấy mặt trời làm chuẩn cho một ngày lao động: “mặt trời mọc thì làm, lặn thì nghỉ”. Nhưng trong trường hợp thời tiết xấu, con người không biết dựa vào đâu để làm việc, vì vậy ông cha ta đã tạo ra Thập can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và Thập nhị chi hay chính là mười hai con giáp để tính thời gian.
Một ngày chia làm 12 giờ (vì 1 giờ âm lịch bằng 2 giờ dương lịch) với một chi sẽ đại diện cho một giờ, kết hợp với thiên can để tính năm như: Mậu Dần, Canh Thân, Bính Thìn.. Ngoài ra, thập can và thập nhị chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Nguyên).

2. Giải mã thứ tự sắp xếp 12 con giáp

2.1 Thứ tự sắp xếp mười hai con giáp

Thứ tự Tên con giáp Tên con vật tương ứng
Vị trí số 1 Chuột
Vị trí số 2 Sửu Trâu
Vị trí số 3 Dần Hổ
Vị trí số 4 Mão Mèo
Vị trí số 5 Thìn Rồng
Vị trí số 6 Tỵ Rắn
Vị trí số 7 Ngọ Ngựa
Vị trí số 8 Mùi
Vị trí số 9 Thân Khỉ
Vị trí số 10 Dậu
Vị trí số 11 Tuất Chó
Vị trí số 12 Hợi Lợn/ Heo
Truyền thuyết về mười hai con giáp được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào ngày sinh nhật Ngọc Hoàng, các loài vật đã cùng nhau thi tài xem ai là người thắng cuộc, từ đó quyết định vị trí đứng đầu và thứ tự lần lượt của mười hai con giáp. Kết quả là Tý (Chuột) đứng đầu và Hợi (Lợn) xếp cuối.
Khi về tới Việt Nam, các con vật đại diện cho mười hai con giáp đã có những sự thay đổi nhất định. Nhưng về cơ bản, thứ tự của các con vật vẫn được giữ nguyên như sau: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi. Tương ứng là những con vật: Chuột – Trâu – Hổ – Mèo – Rồng – Ngựa – Dê – Khỉ – Gà – Chó – Lợn (Heo).
Mười hai con giáp được nêu bên trên được sắp xếp theo thứ tự gắn liền với truyền thuyết về cách lập thập nhị chi này. Mỗi con giáp đều sẽ tương ứng với một năm khác nhau và có những tính chất, đặc điểm tương đồng với con giáp ấy.
Cũng chính vì vậy mà cứ mỗi năm mới đến người ta lại chế tác ra nhiều vật phẩm phong thủy theo từng năm để giúp gia chủ có thể gặp được nhiều may mắn và thành công.

2.2 Ý nghĩa thứ tự sắp xếp mười hai con giáp theo thứ tự từng cặp

Bên cạnh việc sắp xếp thứ tự theo truyền thuyết, người xưa còn có cách phân chia 12 địa chi theo 6 cặp (lục hợp). Mỗi cặp đều ẩn chứa ý nghĩa, giáo huấn dành cho con cháu đời sau. Dưới đây là ý nghĩa thứ tự sắp xếp 12 con giáp:

Nhóm thứ 1: Tuổi Tý và tuổi Sửu (Chuột và Trâu)

  • Biểu tượng: Chuột đại diện cho sự thông minh, trí tuệ và nhanh nhẹn. Còn Trâu đại diện cho tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Hai phẩm chất của 2 con giáp này sẽ cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau mới tạo nên một con người vừa có đầu óc, vừa biết lao động.
  • Ý nghĩa: Một người chỉ có trí tuệ mà không biết lao động, thì sẽ thành người khôn vặt. Ngược lại, nếu một người chỉ biết cần cù mà không có đầu óc, thì người đó làm việc gì cũng chật vật, vất vả, lại khó đạt được kết quả cao.

Nhóm thứ 2: Tuổi Dần và tuổi Mão (Hổ và Mèo)

  • Biểu tượng: Hổ đại diện cho sức mạnh, sự dũng mãnh; mèo đại diện cho sự khéo léo, cẩn thận. Kết hợp cả hai phẩm chất này mới làm được chuyện lớn, giống như vừa có tài vừa có trí.
  • Ý nghĩa: Một người chỉ biết cậy mạnh mà thiếu đi sự cẩn thận sẽ bị gọi là người thô lỗ. Ngược lại, một người mà cái gì cũng quá tẩn mẩn, cầu toàn, sợ sệt mà không dám hành động thì là người nhút nhát, khó chạm được tới đỉnh cao của thành công.

Nhóm thứ 3: Tuổi Thìn và tuổi Tỵ (Rồng và Rắn)

  • Biểu tượng: Rồng đại diện cho cứng rắn, mạnh mẽ; rắn đại diện cho sự mềm dẻo, giỏi luồn lách. Tức là “cương” và “nhu” phải đi cùng và bổ trợ cho nhau.
  • Ý nghĩa: Người cứng rắn quá đôi khi không tốt, dễ trở nên cứng nhắc, bảo thủ, làm mất lòng nhiều người xung quanh hoặc dễ có tình địch trong công việc. Còn người quá mềm yếu, chỉ biết luồn lách thủ đoạn thường mất đi chủ kiến, không có tiếng nói, làm người không đàng hoàng. Vì vậy trong cuộc sống phải kết hợp cả 2, cứng rắn đúng lúc, nhường nhịn khéo léo đúng hoàn cảnh. Như vậy mới có thể làm nên đại sự.

Nhóm thứ 4: Tuổi Ngọ và tuổi Mùi (Ngựa và Dê)

  • Biểu tượng: Ngựa đại diện cho sự quyết tâm, bằng mọi giá thực hiện mục tiêu đề ra, không chùn bước trước trở ngại. Dê tượng trưng cho sự hòa thuận và đoàn kết, tính tập thể.
  • Ý nghĩa: Nếu một người chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình mà không quan tâm tới tập thể, không muốn sống hòa thuận với mọi người, thì chắc chắn sẽ bị cô lập. Ngược lại một người lúc nào cũng để tâm tới mọi người xung quanh nghĩ gì về mình, sống theo lời thiên hạ thì rất dễ mất tập trung vào mục tiêu đề ra. Cả 2 tính cách này phải được kết hợp bù trừ cho nhau thì mới thành công được.

Nhóm thứ  5: Tuổi Thân và tuổi Dậu (Khỉ và Gà)

  • Biểu tượng: Khỉ là đại diện của sự nhạy bén, tinh anh, nhanh nhạy, lanh trí. Còn gà là con vật có tính kỷ luật, luôn tuân thủ đúng với nguyên tắc và thời gian, hàng ngày làm nhiệm vụ gáy sáng, gọi mọi người thức dậy.
  • Ý nghĩa: Con người không nên sống quá cứng nhắc. Tuân thủ theo nguyên tắc cố định là tốt nhưng đôi khi cũng nên có sự linh hoạt nhất định. Đồng thời, một người năng động, nhạy bén nhưng cũng cần phải có những nguyên tắc riêng cho bản thân, không nên hành động theo cảm xúc nhất thời, nếu không sẽ trở thành người tùy tiện, lỗ mãng, khó làm nên đại sự.

Nhóm thứ 6: Tuổi Tuất và tuổi Hợi (Chó và lợn)

  • Biểu tượng: Chó là biểu tượng cho sự trung thành, tận tâm tận lực, chân chất thật thà. Lợn là con vật gắn với sự hiền hòa, sống vô tư thoải mái.
  • Ý nghĩa: Con người biểu hiện ra bên ngoài có thể xuề xòa dễ dãi, tạo được thiện cảm với người xung quanh. Nhưng trong lòng phải là một người có nguyên tắc của riêng mình.

Thông qua ý nghĩa biểu tượng của các cặp con giáp, ta có thể nhận ra được những bài học và điều răn dạy của người xưa, đó cũng chính là cơ hội để chúng ta đánh giá lại mình, từ đó biết được ưu nhược điểm của bản thân mà phát huy hoặc sửa đổi cho phù hợp.

2.3 Ứng dụng thứ tự sắp xếp 12 con giáp để tính giờ âm lịch

Bên cạnh truyền thuyết về cuộc thi tài trước mặt Ngọc Hoàng, thứ tự của mười hai con giáp cũng tương ứng với các khung giờ trong ngày và gắn liền với đặc tính của từng loài vật tượng trưng cho từng con giáp. Cụ thể cách tính giờ theo 12 con giáp như sau:
  • Giờ Tý – Là khung giờ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Đây cũng là thời điểm loài chuột hoạt động mạnh nhất trong ngày.
  • Giờ Sửu – Là khung giờ 1 giờ đến 3 giờ sáng. Thời điểm này những chú trâu sẽ chuẩn bị đi cày.
  • Giờ Dần – Là khung giờ 3 giờ đến 5 giờ sáng. Đây cũng chính là thời điểm hổ hung hãn và nguy hiểm nhất.
  • Giờ Mão – Là khung giờ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là thời gian những chú mèo đi ngủ.
  • Giờ Thìn – Là khung giờ từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Đây là lúc rồng bay lượn tạo mưa (theo truyền thuyết).
  • Giờ Tỵ – Là khung giờ từ 9 giờ đến 11 giờ sáng. Đây chính là thời điểm rắn hiền lành nhất.
  • Giờ Ngọ – Là khung giờ từ 11 giờ đến 13 giờ trưa. Lúc này ngựa có dương tính cao.
  • Giờ Mùi – Là khung giờ từ 13 giờ đến 15 giờ chiều. Đây là thời điểm dê ăn cỏ trong ngày mà không ảnh hưởng xấu đến cây cỏ xung quanh.
  • Giờ Thân – Là khung giờ từ 15 giờ đến 17 giờ chiều. Lúc này là thời điểm khỉ thích hú bầy đàn.
  • Giờ Dậu – Là khung giờ từ 17 giờ đến 19 giờ tối. Lúc này gà đã lên chuồng đi ngủ.
  • Giờ Tuất – Là khung giờ từ 19 giờ đến 21 giờ tối. Đây chính là giờ trông nhà của những chú chó.
  • Giờ Hợi – Là khung giờ từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya, đây cũng là thời điểm lợn ngủ say giấc nhất.

3. Mười hai con giáp là con gì?

Sau khi biết được 12 con giáp là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết mười hai con giáp là con gì, sinh năm nào, mang ngũ hành gì. Cụ thể như sau:

3.1 Tý là con gì?

Trong 12 địa chi thì Tý tượng trưng cho con chuột. Đây chính là con vật được xếp đầu tiên trong các con giáp.
Dựa vào thiên can, người tuổi Chuột bao gồm những năm sinh ứng với mệnh ngũ hành như sau:
  • Tuổi Canh Tý sinh năm 1960, 2020.. – Thiên can Canh, địa chi Tý – Mệnh Thổ
  • Tuổi Nhâm Tý sinh năm 1912, 1972.. – Thiên can Nhâm, địa chi Tý – Mệnh Mộc
  • Tuổi Giáp Tý sinh năm 1924, 1984.. – Thiên can Giáp, địa chi Tý – Mệnh Kim
  • Tuổi Bính Tý sinh năm 1936, 1996.. – Thiên can Bính, địa chi Tý – Mệnh Thủy
  • Tuổi Mậu Tý sinh năm 1948, 2008.. – Thiên can Mậu, địa chi Tý – Mệnh Hỏa
Cùng thuộc tuổi Chuột nhưng nếu có thiên can khắc nhau thì tính cách, số mệnh cuộc đời cũng sẽ khác nhau. Vận mệnh mỗi người sẽ phụ thuộc vào can chi và mệnh ngũ hành, ngày giờ tháng sinh.

Xem chi tiết:

This post was last modified on 15/04/2024 9:50 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

và cảnh giácTử vi ngày 9/8/2024 cho 12 con giáp: Dần cần cẩn trọng và đề phòng sai lầm

I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 9/8/2024Lịch âm:…

42 phút ago
  • Tử vi

3 con giáp được ngưỡng mộ nhất trong năm 2024 theo VƯỢNG DUYÊN của Thất Tịch

  Lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch gắn liền với tích về…

2 giờ ago
  • Tử vi

Tìm hiểu vận mệnh cho người sinh tháng Cô hồn – tháng có Âm khí nặng

Xem tử vi luận số mệnh là một trong những cách để biết trước về…

4 giờ ago
  • Tử vi

12 con giáp hãy tận dụng tháng Cô hồn 2024 để đạt được sự yên bình và thành công

 1. Tuổi Tý Xem lời khuyên cho 12 con giáp tháng Cô hồn 2024  thấy rằng…

9 giờ ago
  • Tử vi

Những biến đổi của 12 con giáp trong tháng Cô hồn năm 2024 sẽ như thế nào?

 1. Những con giáp đón tin vui về tài chính  - Người tuổi Mùi: Thay đổi lớn…

9 giờ ago
  • Tử vi

?Những thử thách đầy sóng gió trong tình yêu 12 con giáp: Nguyên nhân gây ra sự chia ly?

 1. Tuổi Tý Giai đoạn bất ổn nhất trong tình yêu của người tuổi Tý chính…

9 giờ ago