Tên và thời gian của 24 tiết khí trong năm là gì?

1. Tiết khí là gì?

 
Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°.
 
Khái niệm tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam để đồng bộ hóa các mùa trong một năm. Tiết khí cũng được gọi ngắn gọn là “tiết”.
 
Ở tại Việt Nam, đa phần mọi người đều phân biệt tiết khí thành 2 phần là Tiết (trung khí) và Khí (tiết khí). Người ta cho rằng cứ một tiết thì đến một khí và một năm bắt đầu từ tiết Lập Xuân.
 
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết gần nhau:
  • Quỹ đạo của Trái Đất là một hình e-líp nên vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số cố định. Do đó khoảng cách theo thời gian giữa các tiết cũng không phải là con số cố định.
  • Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày, nên khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau sẽ ở trong khoảng là 14-16 ngày.
 

2. Có bao nhiêu tiết khí trong năm?

 
Theo lịch vạn niên, có tất cả 24 tiết khí trong năm. Khi xem lịch tiết khí, ta chia chia mặt phẳng không gian thành 360°, những ngày Mặt Trời ở các vị trí tọa độ nhất định sẽ được gọi là tiết khí.
 
Tiết khí đồng thời cũng là thời điểm Mặt Trời ở các kinh độ: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, 75°, 90°, 105°, 120°, 135°, 150°, 165°, 180°, 195°, 210°, 225°, 240°, 255°, 270°, 285°, 300°, 315°, 330°, 345° so với Trái đất. Theo dõi hình vẽ dưới đây sẽ thấy rõ.
 
24 tiết khí trong năm sẽ được chia làm 4 nhóm như sau:
  • 8 tiết khi biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.
  • 5 tiết khí biểu thị cho nhiệt độ thay đổi: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
  • 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
  • 4 tiết khí biểu thị cho sự vật, hiện tượng: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.
Sau đây là bảng phân chia tiết khí trong quỹ đạo Trái Đất và Mặt Trời. Bạn có thể tham khảo ngay.
 

STT

Tháng

Tiết khí

Kinh độ Mặt Trời

Thời gian

(dương lịch)

1

1 (Dần)

Lập Xuân

315°

4 hoặc 5 tháng 2

2

Vũ Thủy

330°

19 hoặc 20 tháng 2

3

2 (Mão)

Kinh Trập

345°

6 hoặc 7 tháng 3

4

Xuân Phân

360°

21 hoặc 22 tháng 3

5

3 (Thìn)

Thanh Minh

15°

5 hoặc 6 tháng 4

6

Cốc Vũ

30°

20 hoặc 21 tháng 4

7

4 (Tị)

Lập Hạ

45°

6 hoặc 7 tháng 5

8

Tiểu Mãn

60°

21 hoặc 22 tháng 5

9

5 (Ngọ)

Mang Chủng

75°

6 hoặc 7 tháng 6

10

Hạ Chí

90°

21 hoặc 22 tháng 6

11

6 (Mùi)

Tiểu Thử

105°

7 hoặc 8 tháng 7

12

Đại Thử

120°

22 hoặc 23 tháng 7

13

7 (Thân)

Lập Thu

135°

8 hoặc 9 tháng 8

14

Xử Thử

150°

23 hoặc 24 tháng 8

15

8 (Dậu)

Bạch Lộ

165°

8 hoặc 9 tháng 9

16

Thu Phân

180°

23 hoặc 24 tháng 9

17

9 (Tuất)

Hàn Lộ

195°

8 hoặc 9 tháng 10

18

Sương Giáng

210°

23 hoặc 24 tháng 10

19

10 (Hợi)

Lập Đông

225°

7 hoặc 8 tháng 11

20

Tiểu Tuyết

240°

22 hoặc 23 tháng 11

21

11 (Tý)

Đại Tuyết

255°

7 hoặc 8 tháng 12

22

Đông Chí

270°

21 hoặc 22 tháng 12

23

12 (Sửu)

Tiểu Hàn

285°

5 hoặc 6 tháng 1

24

Đại Hàn

300°

20 hoặc 21 tháng 1

3. Ý nghĩa của 24 tiết khí trong năm

24 tiết khí có nguồn gốc từ dân tộc Bách Việt và được sử dụng cho mục đích lập lịch ở các nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.
Thời xưa, cách tính lịch thời tiết rất diệu kỳ, ông cha ta kết hợp lịch thời tiết tháng với tuần trăng, năm với thời tiết. Từ đó, dự báo sự thay đổi về ngày, tháng, năm, sự chuyển giao mùa và sự chuyển giao thời tiết. Cách này sẽ được sử dụng nhiều trong nông nghiệp thời bấy giờ để lập lịch canh tác theo thời tiết từng mùa.
Hơn nữa 24 tiết khí cũng là sản phẩm văn hóa tinh thần được dân gian dày công đúc kết. Do đó khái niệm này còn có ý nghĩa trong việc định ngày tốt, ngày xấu, xem những việc nên làm hay không nên làm theo lịch trình.

4. Phân loại từng tiết khí theo mùa

4.1 Tiết khí mùa Xuân

Tiết khí mùa Xuân bao gồm: Tiết Lập Xuân, tiết Vũ Thủy, tiết Kinh Trập, tiết Xuân Phân, tiết Thanh Minh và tiết Cốc Vũ.

TIẾT KHÍ MÙA XUÂN

STT

Tên gọi

Thời gian (dương lịch)

Đặc điểm, ý nghĩa

1

Tiết Lập Xuân

Ngày 4/2 hoặc 5/2 hàng năm.

Tiết khí này bắt đầu một năm mới, báo hiệu mùa Xuân đến.

Vạn vật vũ trụ bước vào một chu kỳ tuần hoàn mới trong năm, vạn vật khôi phục trở lại, bừng lên sức sống mãnh liệt. Một năm, bốn mùa bắt đầu từ đó.

2

Tiết Vũ Thủy

Ngày 19/2 hoặc 20/2 hàng năm.

Tiết Vũ Thủy dịch nghĩa từ Hán văn nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu từ thời điểm này có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti.

Lúc này gió Xuân thổi khắp nơi, băng tuyết tan, không khí ẩm thấp, nước mưa nhiều nên gọi là Vũ Thủy.

3

Tiết Kinh Trập

Ngày 6/3 hoặc 7/3 dư hàng năm.

Tiết Kinh Trập báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở.

Khi mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra.

4

Tiết Xuân Phân

Ngày 21/3 hoặc 22/3 hàng năm.

Đây là thời điểm giữa mùa Xuân. Vào ngày này Mặt Trời ở trên Xích Đạo. Đây là điểm giữa của 90 ngày Mùa Xuân, vào ngày này ngày và đêm ở Bán cầu Nam và Bán cầu Bắc như nhau nên gọi là Xuân Phân.

Sau ngày này vị trí chiếu thẳng của Mặt Trời hướng dần lên phía Bắc bán cầu nên ngày sẽ dài, đêm ngắn. Do đó Xuân Phân có thể gọi là khởi đầu mùa Xuân ở Bắc bán cầu, ở đây cây cỏ đã qua cái rét của mùa Đông, bước vào giai đoạn phát triển dưới nắng ấm của mùa Xuân.

5

Tiết Thanh Minh

Ngày 5/4 hoặc 6/4 hàng năm.

Thời điểm này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng.

6

Tiết Cốc Vũ

Ngày 20/4 hoặc 21/4 hàng năm.

Cốc Vũ nghĩa là mưa rào. Vũ nghĩa là mưa, Cốc nghĩa là ngũ cốc, những cơn mưa cuối mùa thu là những trận mưa rào, như những hạt ngũ cốc rơi xuống.

Hoặc theo ý nghĩa khác vì lượng mưa lúc này rất tốt có các loại hoa màu, ngũ cốc trong nông nghiệp sinh trưởng phát triển tốt.

4.2 Tiết khí mùa Hạ

Tiết khí mùa Hạ bao gồm: Tiết Lập Hạ, tiết Tiểu Mãn, tiết Mang Chủng, tiết Hạ Chí, tiết Tiểu Thử và tiết Đại Thử.

TIẾT KHÍ MÙA HẠ

STT

Tên gọi

Thời gian (dương lịch)

Đặc điểm, ý nghĩa

7

Tiết Lập Hạ

Ngày 6/5 hoặc 7/5 hàng năm.

Đây là thời điểm khởi đầu mùa Hạ, từ lúc này vạn vật phát triển mạnh mẽ.

Lập Hạ là một tiết khí quan trọng có nhiệt độ tăng lên rõ rệt, nắng nóng sắp đến gần, mưa bão sấm nhiều, cây cỏ phát triển nhanh.

8

Tiết Tiểu Mãn

Ngày 21/5 hoặc 22/5 hàng năm.

Trong thời điểm diễn ra tiết khí này, những trận mưa mùa Hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ và Tiểu Mãn nghĩa là lũ nhỏ.

9

Tiết Mang Chủng

Ngày 6/6 hoặc 7/6 hàng năm.

Mang Chủng là thời điểm chòm sao Tua rua bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, những người bận những công việc khác mà chưa kịp làm đất để canh tác thì vẫn còn có thể tranh thủ làm nhanh vẫn có thu hoạch, không lo trễ, muộn.

Tục ngữ có câu: “Tua rua thì mặc tua rua, mạ già ruộng ngấu, không thua bạn điền” là vì thế.

10

Tiết Hạ Chí

Ngày 21/6 hoặc 22/6  hàng năm.

Hạ Chí là thời điểm giữa mùa Hạ, nhiệt độ và ánh sáng trong thời điểm này rất cao, có thời gian chiếu sáng của Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ rất oi bức, khó chịu.

Tục ngữ có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy.

11

Tiết Tiểu Thử

Ngày 7/7 hoặc 8/7 hàng năm.

Đây là thời điểm thời tiết đã khá nóng nhưng vẫn chưa phải là lúc nóng nhất nên gọi là Tiểu Thử.

12

Tiết Đại Thử

Ngày 22/7 hoặc 23/7  hàng năm.

Đại Thử là tiết khí nóng nhất trong năm, nắng oi ả. Nguyên nhân của hiện tượng này là ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

4.3 Tiết khí mùa Thu

Tiết khí mùa Thu bao gồm: Tiết Lập Thu, tiết Xử Thử, tiết Bạch Lộ, tiết Thu Phân, tiết Hàn Lộ và tiết Sương Giáng.

TIẾT KHÍ MÙA THU

STT

Tên gọi

Thời gian (dương lịch)

Đặc điểm, ý nghĩa

13

Tiết Lập Thu

Ngày 8/8 hoặc 9/8 hàng năm.

Tiết Lập Thu bắt đầu thời gian bước vào mùa Thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời có biểu hiện se lạnh.

14

Tiết Xử Thử

Ngày 23/8 hoặc 24/8 hàng năm.

Lúc này cái nóng bức của mùa Hạ đã bắt đầu hết dần. Nó là điểm chuyển ngoặt của nhiệt độ hạ xuống, làm cho khí hậu trở nên mát mẻ, biểu thị cho sự nóng nực đã chấm dứt.

15

Tiết Bạch Lộ

Ngày 8/9 hoặc 9/9 hàng năm.

Bạch Lộ nghĩa là nắng nhạt. Lúc này thời tiết chuyển mát hẳn, ban đêm se se lạnh, đã có sương rơi, sáng sớm thấy hơi nước, hơi sương đọng trên ngọn cỏ như mưa móc.

16

Tiết Thu Phân

Ngày 23/9 hoặc 24/9 hàng năm.

Đây là thời điểm giữa mùa Thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm, một số cây vàng lá và rụng xuống.

17

Tiết Hàn Lộ

Ngày 7/7 hoặc 8/7 hàng năm.

Hàn Lộ nghĩa là mát mẻ. Trong thời điểm này nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ nhất.

Không khí chưa đến mức độ lạnh lẽo là do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ duy trì.

18

Tiết Sương Giáng

Ngày 23/10 hoặc 24/10 hàng năm.

Thời tiết chuyển lạnh hẳn, đêm có sương rơi nhiều nên gọi là sương giáng, nguy hại hơn là bắt đầu có sương muối rơi.

4.4 Tiết khí mùa Đông

Tiết khí mùa Đông bao gồm: Tiết Lập Đông, tiết Tiểu Tuyết, tiết Đại Tuyết, tiết Đông Chí, tiết Tiểu Hàn và tiết Đại Hàn.

TIẾT KHÍ MÙA ĐÔNG

STT

Tên gọi

Thời gian (dương lịch)

Đặc điểm, ý nghĩa

19

Tiết Lập Đông

Ngày 7/11 hoặc 8/11 hàng năm.

Thời điểm này bắt đầu mùa Đông, ánh sáng và nhiệt độ tại nửa cầu Bắc thay đổi giảm xuống rất mạnh.

20

Tiết Tiết Tiểu Tuyết

Ngày 22/11 hoặc 23/11 hàng năm.

Khí trời đã lạnh thêm, bắt đầu có tuyết rơi nhưng còn ít nên gọi là Tiểu Tuyết.

21

Tiết Đại Tuyết

Ngày 7/12 hoặc 8/12 hàng năm.

Đến kỳ tuyết rơi nhiều, các dòng sông dần tích tuyết nhiều hơn, phương Bắc đã bước vào mùa lạnh giá.

22

Tiết Đông Chí

Ngày 21/12 hoặc 22/12 hàng năm.

Thời điểm này là giữa mùa Đông. Ngày Đông Chí này ánh nắng gần như chiếu thẳng trên chí tuyến Nam, tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất.

23

Tiết Tiểu Hàn

Ngày 5/1 hoặc 6/1 hàng năm.

Tiểu Hàn nghĩa là rét nhẹ. Sau ngày này bắt đầu bước vào mùa lạnh, nhưng giá lạnh vẫn chưa đến cực điểm nên gọi là Tiểu Hàn.

24

Tiết Đại Hàn

Ngày 20/1 hoặc 21/1 hàng năm.

Đại Hàn có nghĩa là giá lạnh đến cực độ, rét thấu xương.

Hết Đại Hàn đến Lập Xuân thời tiết lại ấm dần lên. Đến lúc này Trái Đất đã quay quanh Mặt Trời được một vòng, hoàn thành một chu kỳ gọi là một năm, 24 tiết khí trong năm.

Bài viết trên đây đã giới thiệu sơ lược với bạn về 24 tiết khí trong năm cũng như thời gian diễn ra, đặc điểm của từng tiết khí ra sao. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức mới.

This post was last modified on 22/04/2024 1:06 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Những đặc điểm nổi bật của Tướng người hình Kim

 1. Phân loại người hình Kim theo hình tướngNgười hình Kim (mệnh Kim) có tính…

2 giờ ago
  • Tử vi

Đừng dại dột khi đối đầu với 5 con giáp này, họ có vẻ hiền lành nhưng không dễ bắt nạt

 1. Tuổi Tuất Tuất là con giáp khó bắt nạt Người tuổi Tuất là con giáp…

3 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp được phú quý bất ngờ trong tuần này (12-18/8)

Tuổi Tị Trong tuần mới từ 12-18/8, tuổi Tị được dự báo sẽ gặp rất nhiều…

3 giờ ago
  • Tử vi

Khám phá tương lai qua ngày sinh âm lịch của nàng giáp: Những điều đáng chú ý trong cuộc sống

 Cô nàng tuổi Tý Cô nàng tuổi Tý sinh ngày nào cũng tốt hơn khi ngày…

4 giờ ago
  • Tử vi

Tử vi ngày 10/8/2024 cho 12 con giáp: Thứ 7 Ngọ đối mặt với thử thách

  I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 10/8/2024:Lịch âm dương: Ngày 7 tháng 7Lịch can…

19 giờ ago
  • Tử vi

Ngày 10/8/2024: Cơ hội bạc tỷ đang chờ đón tuổi Hốt Bạc trong ví

    Tử vi thứ 7 ngày 10/8/2024 của 12 con giáp: Thất Tịch này Ngọ…

19 giờ ago