Tại sao phải đợi 10 năm nữa để có ngày 30 Tết?

 

1. Một ngày 30 Tết đặc biệt, một đêm Giao thừa khó bỏ lỡ

Ca dao có câu nói nhằm nhấn mạnh về ngày 30 Tết: Dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì vào ngày này, nhà nào cũng cố gắng để chuẩn bị mọi thứ đủ đầy, cùng nhau chờ thời khắc đón Giao thừa đến để “tiễn cũ đón mới”. Cao dao có câu: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”.
Thế nhưng, theo cách tính về âm lịch, không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết. Cụ thể như 8 năm liền kề kể từ năm Giáp Thìn 2024 tới đây. Vậy mới nói ngày 30 Tết năm Quý Mão này vô cùng đặc biệt, các gia đình cũng sẽ đón một đêm Giao thừa khó quên.
 

2. Gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết?

Những ngày qua, mọi người không chỉ xôn xao về việc còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết mà với cả thông tin rằng sau gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết, vì sau năm 2024 thì những năm tới,chúng ta đón đêm giao thừa đúng vào ngày 29/12 âm lịch.

Nói về điều này anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết những thông tin này là hoàn toàn chính xác. Có thể điều này khá lạ lẫm với hầu hết mọi người vì bao lâu nay trong quan niệm của người Việt thì ngày 30 Tết (30 tháng Chạp âm lịch) được xem là ngày cuối cùng của năm cũ. Thời điểm này, các gia đình khắp mọi miền đất nước đều dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn mâm cơm cúng tổ tiên, cùng nhau chờ đón Giao thừa.

Thực ra, từ lâu chúng ta thường có khái niệm “năm thiếu” và “năm đủ”, theo đó Giao thừa sẽ rơi vào ngày 30 Tết vì là năm đủ. Còn những năm thiếu thì khoảnh khắc này đến ngày 29 Tết là kết thúc. Theo Lịch vạn niên, năm Quý Mão 2023 kết thúc với ngày 30 tháng Chạp, điều đó có nghĩa là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng ta vẫn có ngày 30 Tết.

Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp, còn từ năm 2025 – 2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Điều đó có nghĩa là sau ngày 30 Tết năm nay, phải gần 10 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết.   

3. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Để lý giải cho điều này, chúng ta phải hiểu thuật toán tính lịch âm độc đáo.

  • Lịch dương: dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để tính ra có 365 ngày, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
  • Lịch âm: được tính toán dựa trên chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt Trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn.

Cách làm lịch âm khá chi tiết và phức tạp, phụ thuộc vào thực tế hơn là quy luật. Thời điểm thứ tự Trái đất – Mặt trăng – Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng được gọi là điểm Sóc và nó rơi vào ngày nào thì ngày đó sẽ là ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch. Khi thứ tự Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời nằm thẳng hàng, đó là thời điểm trăng tròn. Mặc dù ngày rằm (ngày 15 âm lịch) chưa chắc đã đúng là lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày Sóc. Người ta xác định chu kỳ từ Trăng tròn đến trăng khuyết có 29,53 ngày. Vì vậy, sẽ có tháng thừa (30 ngày) và tháng thiếu (29 ngày).

Độ chính xác của các thông số với máy móc hiện đại như ngày này có thể vượt qua hàng giây. Việc độ dài tuần Trăng và điểm Sóc thay đổi từng tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không thể định ra quy luật mà phải tính toán chính xác theo thực tế mỗi tháng. Thế nên không chỉ tháng Chạp mà cũng có nhiều tháng âm lịch cũng có thể thiếu hoặc đủ. Hiện tượng gần 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết hay 9 năm liên tục tháng Chạp thiếu – chỉ có 29 ngày – như giai đoạn 2025 – 2032 cũng chỉ là một sự trùng hợp, không hề mang tính quy luật của lịch pháp. 

Việc này tuy được ít người quan tâm nhưng trước đây cũng xảy ra trường hợp tương tự từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020), liên tiếp 5 năm có tháng Chạp đủ. Đó vừa là yếu tố phi quy ước và khó dự tính, nhưng cũng vừa là yếu tố quan trọng đảm bảo tính chính xác của âm lịch nước ta, vượt trội hơn các loại âm lịch quy ước khác trên thế giới.

 Theo bảng liệt kê về độ dài tuần trăng tháng Chạp của gần 10 năm liên tiếp tính từ năm nay, ta có thể thấy độ dài tuần trăng dao động nhưng vì điểm Sóc xảy ra sớm trong ngày mùng 1 tháng Chạp nên điểm Sóc tháng giêng tiếp sau vẫn nằm gọn trong ngày thứ 30 tính từ ngày đó. Ngày thứ 30 này trở thành ngày mùng 1 Tết và tháng Chạp dừng lại vào ngày 29 liền trước đó.  Nhưng nhìn chung, dù ngày cuối cùng của năm cũ đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục Tết cổ truyền vẫn được diễn ra bình thường, các hoạt động đón năm mới vẫn như những năm khác, không có gì khác biệt.

This post was last modified on 26/04/2024 4:45 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Tử vi hàng ngày 10/5/2024: Ngày Thứ 6 nóng bỏng của 12 con giáp Thìn

 I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 10/5/2024:Lịch âm dương: Ngày 3 tháng 4Lịch can…

10 giờ ago
  • Tử vi

Ngày 10/5/2024: Số may mắn theo chuẩn số vàng của năm sinh

  Tử vi thứ 6 ngày 10/5/2024 của 12 con giáp: Thìn nóng nảy, Hợi trôi chảy Con…

10 giờ ago
  • Tin tức

Bính Tý 1996 mệnh gì? Giải mã bí ẩn về cung mệnh, tính cách năm 1996

Nhiều bạn sinh năm 1996 vẫn chưa khám phá hết những điều bí ẩn về…

11 giờ ago
  • Tin tức

Khám phá năm 2025 mệnh gì? Cung gì? Và tính cách Ất Tỵ 2025 như nào?

Nhiều cặp bố mẹ có ý định sinh con vào năm 2025 nhưng vẫn đang…

11 giờ ago
  • Tử vi

3 nữ giáp tài năng trong giao tiếp, số phận thiếu vị hôn thê

  Sự khéo léo, nhanh nhạy, ứng xử thông minh luôn là ưu điểm khiến một…

14 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp đen đủi trong 6 tháng cuối năm 2024: Những rắc rối đang chờ đợi

 1. Tuổi TuấtTuất là con giáp xui xẻo 6 tháng cuối năm 2024 Những người…

15 giờ ago