(Lichngaytot.com) Ngày Rằm tháng 2 theo Lịch âm là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn. Lời cuối cùng trước khi rời xa nhân thế, Ngài vẫn nhắc nhở chúng đệ tử về việc phản tỉnh mỗi ngày. Tưởng nhớ Đức Phật, chúng ta cùng lạm bàn đôi chút về vấn đề này.
Truyền thuyết nhà Phật theo Tâm linh ghi lại rằng, khi giác hạnh viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 120 dặm. Một hôm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:
– A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết Bàn.
Chúng đệ tử biết tin Phật sắp xa cõi, bèn tề tựu đông đủ, nghe lời Phật dạy cuối cùng:
– Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!.
Từ đây, ngày đó được tôn là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn, Phật tử khắp nơi làm lễ cúng tưởng nhớ công đức và tỏ lòng hướng về Phật pháp, nương theo lời dạy của Ngài. Bạn có biết Ý nghĩa sâu sắc về ngày Đức Phật Thích Ca nhập cõi Niết bàn không?
Đó là lời đề cao sự phản tỉnh một cách mạnh mẽ mà Đức Phật truyền lại cho chúng đệ tử và hậu thế về sau. Phản tỉnh là gì? Vì sao lại phải phản tỉnh mỗi ngày? Tu hành chính là luôn phản tỉnh, tu thân cũng là phản tỉnh. Có phản tỉnh thì mới có thể tu thân.
This post was last modified on 16/04/2024 7:35 sáng