Cúng tuần là gì? Trong vòng 7 ngày sau khi người thân qua đời người nhà lập linh tòa, mỗi ngày khóc bái, sớm muộn cúng tế, cách 7 ngày một lần tụng kinh niệm Phật, thiết trai tế điện, lần lượt tuần thứ 7 tức là 49 ngày thì dừng. Đó là nghi thức cúng tuần.
1. Tại sao có tục cúng tuần?
Cúng thất là tục tâm linh xuất phát từ Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam. Tương truyền người vãng sinh, sinh thiên tức là người khi sống có nhiều đại thiện, chết rồi tới cõi Trời thì khi mất đi không cần xuống âm phù, không có phần âm, không cần cúng thất.
Nhưng người bình thường, nghiệp chướng sâu nặng, vướng phải khẩu nghiệp thì sẽ chịu đọa đầy, kiếp sau có thể đầu thai lại làm người nhưng vẫn là người bình thường, không thể là người phú quý.
Người bình thường bên trong đều có âm phần, phần âm này tồn tại trong bảy bảy bốn chín ngày sau khi con người mất đi. Cách 7 ngày phần âm của người có một lần biến dời sinh tử hay nói cách khác mỗi 7 ngày là thời điểm linh hồn vô cùng thống khổ.
Theo “Địa Tạng Bồ Tát Nguyện Bản kinh”, lúc này người nhà tụng kinh niệm Phật hoặc tu sám hối pháp hướng về cho người đã mất có thể giúp họ giảm bớt nỗi thống khổ. Vì thế mà con người không nên tự sát, tự sát là cái chết khổ sở nhất, đau đớn nhất bởi người tự sát thì phần âm trong linh hồn cứ mỗi 7 ngày lại muốn tự sát một lần, lặp lại liên tục trong vòng 7 tuần.
Quy trình tự sát được tái hiện theo chu kì, người thắt cổ tử tự thì cứ 7 ngày lại thắt cổ một lần, người uống thuốc độc thì 7 ngày phải trải qua nỗi đau của việc uống thuốc độc một lần. Người nhà chỉ có thể tu phúc, cầu an giúp người đã mất giảm bớt đau đớn, thông qua kiếp nạn, không phải chịu hình phạt nghiêm khắc này.
Nếu không có người thân tu phúc, lập đàn cầu khấn thì người đã mất chịu đủ 7 kiếp nạn mới có thể siêu thoát. Tại sao lại là 7 ngày? Tại sao lại là 7 tuần? Cùng tìm hiểu về ý nghĩa của con số 7 trong Phật giáo để hiểu thêm. Thế nên việc làm tốt nhất dành cho người đã khuất là tụng kinh vang vọng để linh hồn được an ủi, thoải mái và nhanh chóng siêu độ.
2. Lợi ích của cúng tuần
Cúng thất giống như tích 7 phần công đức, 6 phần cho mình, người chết hưởng 1 phần. Người nhà có tâm nhưng vẫn nên mời pháp sư chủ trì để làm đúng nghi thức đồng thời san sẻ phần cồn đức nhiều nhất cho người mất. Trong khi cúng tuần có thể hướng Phật làm việc thiện thì lại càng có lợi, càng tốt cho vong linh.
Đặc biệt, khi làm nghi thức cúng tuần tâm phải tĩnh, trong sạch. Đọc kinh sám hối mà tâm địa không thành thì vô ích. Thế nào là tâm không thành? Miệng đọc kinh mà trong lòng vọng tưởng, mất tập trung, nghĩ tới lợi ích, đủ tham sân si thì tức là không thành.
Vong linh phải chịu đau đớn lại quyến luyến trần gian nên nếu tụng kinh không thành sẽ tìm cách ở lại quấy nhiễu, gây phiền phức, không muốn rời đi. Hơn nữa linh hồn không được siêu thoát, không an nghỉ, người nhà cũng không thể yên tâm.
Mọi việc đều có nhân quả nghiệp báo, Phật hiệu thường nhắc nhở chúng Phật tử: vạn pháp là vô ích, nhân quả không vô ích. Nhân quả là cốt lõi của cuộc sống, gieo nhân nào gặt quả ấy, điều này với tất cả mọi người đều rõ ràng, công bằng. Hạt vun xuống đất lớn lên thành cây, cây ra hoa kết trái, trong trái lại có hạt, đó là vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ, luôn có biến thiên chuyển động.
Nhân quả tuần hoàn, mỗi việc làm của con người đều mang tới tương lai của chính chúng ta. Tục cúng tuần chính là hình thức thể hiện của nguyên lý nhân quả trong Phật giáo. Con người sống có làm việc lỗi lầm thì kể cả khi mất đi cũng phải gánh nghiệp, nghiệp này có thể giảm nhẹ bởi sự giúp đỡ, sám hối, tu phúc của người thân.
Người thân cúng tuần cho người đã khuất không chỉ an ủi vong linh sớm siêu thoát mà còn tự tạo phúc cho chính mình và gia đình, là lời đưa tiễn cuối cùng dành cho người khuất núi.
This post was last modified on 16/04/2024 3:05 sáng