– Không dễ dàng thay đổi, chánh mạng là gì?WebTuVi – Khám phá khó khăn của việc thay đổi chánh mạng

1. Chánh mạng là gì?

 
Chánh mạng là sinh kế, là nghề nghiệp, là phương tiện để nuôi bản thân và gia đình đúng với lời dạy của Phật, có lợi cho mình và không tổn hại đến các chúng sinh khác. Điều đó có nghĩa là chọn công việc mà ta có thể giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, từ bỏ những phương tiện mưu sinh bất chánh gây tổn hại tới người và vật cũng như tới muôn loài.

Đức Phật đã cho chúng ta một hướng dẫn căn bản: bất cứ công việc/nghề nghiệp nào cũng có thể được coi là Chánh mạng nếu nó không đem lại tai hại cho bản thân người làm công việc đó hay cho bất cứ ai khác.

Đúng là nghề nghiệp là nơi mà chúng ta dành rất nhiều thời gian, cùng tâm huyết của mình vào đó nên nếu ta tập trung công sức của mình cho nó thì thân và tâm ta gắn chặt với nó. Khi thường xuyên làm những việc tiêu cực thì nó càng nhân tác động xấu lên mọi người lên gấp nhiều lần.

  • Chánh mạng: chân thật, sống có ý nghĩa không làm hại cho đời, sống bằng đôi tay cần cù siêng năng, trí tuệ chân thật của mình, biết sống tôn trọng và chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng xã hội.
  • Tà mạng: Ngược lại với Chánh mạng là Tà mạng, tức là sinh sống bằng những phương tiện bất chánh, hành nghề bất chánh, như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, bán hàng giả.. Nói dối chỉ là tà ngữ nhưng khi nói dối được dùng trong những giao dịch mua bán hay trong toà án để trục lợi, thì nó là Tà mạng.

Trong Trung A hàm, kinh Phân biệt thánh đế:

Đức Phật định nghĩa: “Này chư Hiền, thế nào là Chánh mạng? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về Khổ là Khổ, Tập là Tập, Diệt là Diệt, Đạo là Đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó không phải là mong cầu vô lý, không do nhiều tham dục mà không biết vừa đủ, không làm các thứ xảo quyệt bùa chú, để sinh sống bằng Tà mạng. Chỉ theo Chánh pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, cũng theo Chánh pháp để mong cầu thực phẩm, giường chõng, chớ không phải với phi pháp. Đó là Chánh mạng”.

Chánh mạng còn là nỗ lực một nghề lương thiện, đó là mạng sống chân chánh. Nhưng để có cuộc sống lương thiện cần phải có tầm nhìn, suy nghĩ cùng nhiều nhân duyên hỗ trợ mật thiết để có cuộc sống thiện lành trên bước đường tu tập Bát Chánh đạo và tiến lên con đường giải thoát của Đạo Phật.

Đức Phật nói rằng: “Và này các Tỳ kheo, Chánh mạng là gì? Có trường hợp một đệ tử của những người cao quý, đã từ bỏ nghề nghiệp bất thiện, nuôi thân mạng của mình với Chánh mạng: Như thế, Tỳ kheo, đây được gọi là Chánh mạng. Người ta phải xác quyết rằng nghề nghiệp mình là đúng đắn: hợp pháp, hòa bình, lương thiện, và không có hậu quả gây hại cho chính mình và các chúng sanh khác.
Đức Phật đã chỉ ra năm loại hoạt động gây nguy hại nhất khi tham gia vào:
  • Sản xuất và bán súng, cũng như các loại vũ khí hủy diệt.
  • Mua bán các chúng sinh khác, chẳng hạn như buôn bán nô lệ, hoặc mại dâm.
  • Sản xuất thịt, vì nghề nghiệp này cần giết một chúng sanh.
  • Mua bán liên quan đến các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến trạng thái của ý thức chúng ta, chẳng hạn như ma túy và rượu.
  • Sản xuất hoặc bán các chất độc, được tạo ra để giết hại; ngay trong thời của Đức Phật Gautama, có một nghề như vậy: một người hành nghề này có thể đi mua thuốc độc cho một vụ giết người.

2. Lợi ích của Chánh mạng

Khi hiểu được Chánh mạng là gì và kiên trì thực hành mỗi ngày sẽ thu về rất nhiều lợi ích về lâu về dài.

2.1 Tránh bị mất đi phước đức của mình

Con người sinh ra trong cõi đời này từ nhỏ tới lớn đều rơi vào trong cuộc chiến đấu để sống và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của bản thân cũng như nuôi sống gia đình mình. Vòng xoáy cuộc sống cứ thế cuốn lấy ta đi khiến ta đôi khi không nhận định được đâu là đúng, là sai, cứ thấy có cơ hội kiếm được tiền là lao vào mà dường như không thể nào kiểm soát được tình hình.

Thế nhưng họ không nhận ra được rằng theo quy luật Nhân Quả khi họ làm hại người khác chính là làm hại chính mình. Giết hại nhiều con vật thì tương lai ta bị bệnh tật, làm ăn gian dối thì tương lai ta cũng bị lừa gạt, mất hết tiền bạc.. Thế nên việc kinh doanh trên sự đau khổ của người khác, hay phải giết nhiều loài động vận,.. thì càng làm hao tổn nhiều phước đức của mình. Nhất là khi chúng ta làm nghề lâu năm thì càng cạn kiện đi ruộng phước của mình.

Thế nhưng khi hiểu Chánh mạng là gì và bằng mọi giá giữ cho Chánh mạng của mình được trong sạch, chọn công việc thiện để mưu sinh, tránh xa được điều ác thì ta sẽ tránh bị mất đi phước đức của mình. Thậm chí nếu hiểu sâu Nhân – Quả biết cách vun xới cho ruộng phước của mình thì càng ngày càng gia tăng được phước đức của bản thân.

This post was last modified on 22/04/2024 12:21 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Tử vi ngày 10/8/2024 cho 12 con giáp: Thứ 7 Ngọ đối mặt với thử thách

  I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 10/8/2024:Lịch âm dương: Ngày 7 tháng 7Lịch can…

14 giờ ago
  • Tử vi

Ngày 10/8/2024: Cơ hội bạc tỷ đang chờ đón tuổi Hốt Bạc trong ví

    Tử vi thứ 7 ngày 10/8/2024 của 12 con giáp: Thất Tịch này Ngọ…

14 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp gặp trắc trở dồn dập trong cuối tuần này (10-11/8)

1. Tuổi Tý Là con giáp xui xẻo cuối tuần này nên người tuổi Tý sẽ…

17 giờ ago
  • Tử vi

Cách bố trí phòng ngủ để 12 con giáp thuận lợi trong việc sinh con nhanh chóng

 Tuổi Tý: thảm trải sàn bằng lông Nữ giới thuộc âm, thể chất yếu sợ lạnh,…

17 giờ ago
  • Tử vi

Tuần này (10-11/8) hứa hẹn may mắn về tài lộc và tình duyên cho con giáp này

 1. Tuổi Dần Chúc mừng người tuổi Dần là con giáp may mắn cuối tuần này.…

22 giờ ago
  • Tử vi

Phương pháp xem tử vi thuận lợi nhất tháng 7/2024 theo lịch âm, giải quyết vấn đề và đạt được sự cải thiện

 Vậy là tháng 7 âm lịch năm Giáp Thìn đã tới, còn được gọi là…

22 giờ ago