Khám phá bản chất của Ngũ uẩn – Nền tảng của sự đau khổ trong cuộc sống con người

 

1. Ngũ uẩn là gì?

Ngũ uẩn theo tiếng Phạn là Pãnca-skandha (Sanskrit), Pãnca khandha (Pàli). 

– Theo lời Đức Phật dạy ngũ uẩn là có 5 ẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại tạo nên con người, là chúng sanh. Theo đó, năm uẩn là vô thường. Những nỗi khổ cũng sinh ra từ vô thường, vô ngã mà ra.  
– Theo ngài Huyền Trang thì uẩn (Khandha) có nghĩa là tụ tập, tích hợp lại theo từng loại, từng nhóm của những thứ có tính chất tương đồng. Ví dụ: Sắc, có nhiều sắc tích tụ lại, kết hợp lại. Thọ, có nhiều loại thọ tích tụ lại, kết hợp lại..  – Ngài Cưu Ma La Thập dịch Khandha là “ấm”, có nghĩa là ngăn che, ngăn lại, che đậy cái thực, cái sự thực. Tức là năm cái “ấm” ấy đã che đậy, khiến cho chúng sanh không thấy rõ thực tánh của pháp.  

Ngũ uẩn là gì?

 Trong Tiểu bộ kinh kể lại câu chuyện về thời Phật còn tại thế liên quan tới ngũ uẩn như sau: Khi Đức Phật rời khỏi tịnh xá để đi khất thực tại Xá Vệ gặp một bà la môn lớn tuổi Bāhiya Dāraciriva. Ông này đến gần và cúi đầu xuống chân ngài hỏi: – Bạch Thế Tôn! Ngài hãy thuyết pháp cho con có thể có được hạnh phúc và an lạc lâu dài.
 – Này Bāhiya không phải lúc này! Ta đang đi khất thực cơ mà, ông không thấy ta đang cầm bát hay sao?
 – Thưa Thế Tôn, con biết, nhưng con không biết mạng sống của con sẽ như thế nào mới mong Ngài thuyết pháp cho con nghe.
 Mặc cho Đức Thế Tôn từ chối nhưng vị bà la môn vẫn nài nỉ, cuối cùng Ngài đã nói ngắn gọn như sau:  – Này Bāhiya, ông chỉ cần nhớ một điều rằng: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
 Khi đó, trong cái thấy vẫn là cái thấy; trong cái nghe vẫn là cái nghe; trong cái thọ tưởng vẫn là cái thọ tưởng; trong cái thức tri vẫn là cái thức tri thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy. Vậy nên ông không là đời này, ông không là đời sau, không còn ở đời nào nữa, vậy là khổ đau đoạn tuyệt.  Ngay khi Đức Phật ngắt lời, dường như Bāhiya Dāruciriya đã cảm nhận được sự giải thoát. Sau đó một thời gian vị bà la môn qua đời vì bị một con bò điên húc phải. Nghe tin, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: – Này các Tỳ Kheo! Hãy lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên một cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Ông ấy là một vị đồng phạm hạnh với các thầy, nay đã qua đời! Những lời này của Đức Phật gián tiếp cho biết Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết bàn. 

This post was last modified on 01/05/2024 8:25 sáng

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

và cảnh giácTử vi ngày 9/8/2024 cho 12 con giáp: Dần cần cẩn trọng và đề phòng sai lầm

I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 9/8/2024Lịch âm:…

9 giờ ago
  • Tử vi

3 con giáp được ngưỡng mộ nhất trong năm 2024 theo VƯỢNG DUYÊN của Thất Tịch

  Lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch gắn liền với tích về…

10 giờ ago
  • Tử vi

Tìm hiểu vận mệnh cho người sinh tháng Cô hồn – tháng có Âm khí nặng

Xem tử vi luận số mệnh là một trong những cách để biết trước về…

12 giờ ago
  • Tử vi

12 con giáp hãy tận dụng tháng Cô hồn 2024 để đạt được sự yên bình và thành công

 1. Tuổi Tý Xem lời khuyên cho 12 con giáp tháng Cô hồn 2024  thấy rằng…

17 giờ ago
  • Tử vi

Những biến đổi của 12 con giáp trong tháng Cô hồn năm 2024 sẽ như thế nào?

 1. Những con giáp đón tin vui về tài chính  - Người tuổi Mùi: Thay đổi lớn…

17 giờ ago
  • Tử vi

?Những thử thách đầy sóng gió trong tình yêu 12 con giáp: Nguyên nhân gây ra sự chia ly?

 1. Tuổi Tý Giai đoạn bất ổn nhất trong tình yêu của người tuổi Tý chính…

18 giờ ago