Giải thoát khỏi 8 nỗi đau theo lời Phật: Hiểu biết để giảm bớt nỗi khổ

Thích Ca Mầu Ni cho rằng: “Nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước biển” mới thấy rằng ai trong chúng ta ở cõi Ta Bà này nếu không khổ ít cũng khổ nhiều.

8 nỗi khổ theo lời Phật dạy sau đây thuộc về quy luật sinh tồn của tự nhiên và không phụ thuộc vào ý chí của một đấng siêu nhiên nào cả. Con người muốn thoát khỏi cái khổ, theo Đạo Phật phải thoát khỏi quy luật sinh tồn.

1. 8 nỗi khổ theo lời Phật dạy

1.1 Sanh khổ

Sanh khổ nghĩa là con người từ khi còn là một bào thai nằm gọn trong bụng mẹ cũng đã cảm nhận được cái khổ. Đó là không gian chật hẹp, tối tăm nhơ nhớp, sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng người mẹ dung nạp vào, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. 

Theo Phật giáo, việc thai giáo rất quan trọng vì từ trong hình hài thai con cũng đã có tình thức. Do có tình thức nên có sự cử động cảm xúc. Theo đó, nhận thức của con cũng đang dần dần phát triển, hoàn thiện theo thời gian và cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ.

Vì chỉ nằm trong bụng mẹ nên bị phụ thuộc rất nhiều tâm trạng của mẹ, hoặc ngay cả khi mẹ ăn thức lạnh hay nóng vào người, con cảm nhận mọi thứ khá rõ ràng.

8 nỗi khổ theo lời Phật dạy

1.2 Bệnh khổ

Mang trên mình thân người thì khó thoát khỏi bệnh tật, đau ốm hành hạ cả thể xác và tinh thần con người. Chẳng ai muốn bệnh nhưng lại không thể tránh khỏi. Ta có thể đứt tay, chảy máu, tai nạn, virus xâm nhập, ung thư,.. và dù nhỏ hay to thì đều khiến ta cảm thấy đau đớn.  

Việc không lại dừng ở việc thân đau khổ mà ta còn phải chịu chi phí tốn kém thuốc thang, nằm viện. Thế nên nỗi khổ không dừng lại ở bản thân mình mà còn gây ra hệ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho người thân. 

Chính vì có cái thân này nên trẻ con qua 1 tuổi – hết giai đoạn vàng đã bắt đầu đau ốm liêu xiêu từ bệnh này tới bệnh khác, từ đợt sốt này tới đợt sốt khác.. Mệt mỏi không chỉ cho con mà cho cả cha mẹ, ông bà trong gia đình.

1.3 Lão khổ

Kiếp người cũng chẳng thể chống lại quy luật vô thường chuyển biến của tự nhiên khi ta có thể rực rỡ ở tuổi trẻ nhưng về già thì héo úa không còn nhận ra. Dù thời tuổi trẻ có mạnh khỏe, nhanh nhẹn vào sinh ra tử như thế nào cũng không thể đối mặt với hình ảnh tuổi già của mình với chiều hướng ngược lại.

Ai mà chẳng trải qua tuổi già, khi đó ta chịu thêm nỗi khổ của mắt mờ, chân chậm, tai điếc, da nhăn, lưng mỏi, ăn thấy kém ngon, ngủ không thẳng giấc, trí nhớ suy giảm.. Chúng lần lượt trở thành nhân tố cản trở việc thỏa mãn những nhu cầu ngày càng gia tăng của con người. Thế nên mới được gọi là lão khổ. 

1.4 Tử khổ

Sanh thuận, tử an là ước mơ của hầu hết chúng ta nhưng mấy ai được toại nguyện. Kết quả chung của mọi người khi chết đó là thân lại bị bệnh khổ hành hạ đau đớn một thời gian. Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, khó thở, bất an.. Trước lúc lìa đời còn nuối tiếc của cải, gia sản hoặc chưa được chứng kiến con cháu trưởng thành, còn nhiều việc chưa làm xong,.. việc này quả thật là khổ.
Đó còn là chưa kể khi chết, không chỉ có người chết đau khổ mà còn gây hệ lụy đau khổ tới những người còn sống, khiến gia quyến đau lòng khôn nguôi.

1.5 Ái biệt ly khổ

Ái biệt ly khổ có 2 loại:

  • Sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống)
  • Tử biệt (chia lìa nhau khi chết).

Ái biệt li khổ tức là cảm nhận nỗi đau khổ khi phải chia lìa người mình thương yêu. Điển hình nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, những gia đình phải xa nhau, con cái, cha mẹ không được sống trọn vẹn để tận hưởng hạnh phúc, luôn trong tình trạng ngày nhớ đêm mong.

Hoặc những cặp đôi dù yêu nhưng vì một lý do nào đó mà phải chia cắt, vì quá đau khổ mà họ gửi gắm tâm sự của mình vào cả thơ ca.  
 

1.6 Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ)

Nghĩa là những mong muốn của mình không được toại nguyện. Khao khát của bản thân (sở cầu) không được đáp ứng.

Ví dụ như thấy người ta có cái áo đắt tiền nhưng mình có muốn cũng không đủ tiền mua cũng sinh ra đau khổ. Hay thấy người ta nhà cửa bề thế, mình mãi không đủ tiền mua một căn chung cư nhỏ cũng cảm thấy chạnh lòng, muộn phiền dâng lên.
 

1.7 Oán tằng hội khổ

Oắn tằng hội khổ là sự khổ về sự thù ghét. Ví dụ như ghét người ta mà thường xuyên phải gặp nhau, nhìn thấy mặt là khó chịu, cảm thấy tức giận, bực tức,.. 

Hoặc ngày nay có nhiều gia đình vì tranh chấp tài sản mà anh chị em trong nhà và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, nói xấu, gây ra buồn phiền lẫn nhau. 
 

1.8 Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)

 
Con người khổ vì có sự ảnh hưởng của ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành và thức – trong cơ thể). Sắc ấm thuộc về thân, bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản là ta sẽ bị chịu khổ về thân, tâm. 

Hay khi ta bám víu vào năm uẩn, coi đó là ta, của ta, tự ngã của ta; ý niệm về thân thể tôi, tâm tư tôi, tình cảm tôi, nhận thức của tôi… hình thành một cái tôi ham muốn, vị kỷ, từ đó mọi khổ đau phát sinh.
Có thể nói rằng, về mặt hiện tượng, khổ đau là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý. Về mặt bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ và ngã hóa năm uẩn.

Cứ có thân xác này là chúng ta đã phải chịu những nỗi khổ mà chúng mang lại. Thân xác này luôn cố gắng để thỏa mãn những nhu cầu, ham muốn của nó, từ đó mới sinh ra khổ đau.

Điều thứ 8 này bao quát cả 7 nỗi khổ trên: Thân liên quan tới sanh, già, bệnh, chết. Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy.

2. Hiểu đúng chữ khổ

Chúng ta thường liên tưởng chữ khổ với hình ảnh đau đớn, buồn phiền, bứt rứt, khó chịu.. tuy nhiên, trong Phật giáo ý nghĩa của nó còn rộng hơn thế rất nhiều.

Để hiểu thêm về chữ khổ đầy đủ và chính xác hơn ta có thể tìm hiểu nguồn gốc của “khổ” được dịch từ trong thuật ngữ Pali là Dukkha.
 

Theo đó: Dukkha là “không hoàn hảo”, “tạm bợ”, “không ổn định”, “không thường hằng”, “hư dối”, “không chắc chắn”, “không bám chấp”, “trống không” (không có một thực thể tồn tại độc lập),… Cho nên rất khó để tìm một từ ngữ diễn giải ý nghĩa này một cách chân thực nhất va nghĩa “khổ” chỉ mới là ý nhỏ trong đó.
Thực ra, Đức Phật không nói là không có những hạnh phúc trong cuộc đời khi Ngài nói cuộc đời này có nhiều thứ khổ đau. Nhưng tất cả những loại hạnh phúc đó cũng thuộc về chữ Dukkha – sự “khổ”, chúng bao hàm ý nghĩa biến đổi, tạm bợ, không chắc chắn, không nên bám víu..
Trong kinh Trung bộ, sau khi đề cao giá trị hạnh phúc tâm linh của những tầng thiền định, Đức Thế Tôn dạy thêm rằng chúng là những trạng thái “không thường hằng (vô thường), là khổ (dukkha) và luôn bị đổi thay (aniccàdukkha)”.
Chúng ta phải ghi nhớ rằng từ Dukkha không phải chỉ có đau khổ theo nghĩa thông thường của thế gian, mà bởi vì những gì vô thường đều sinh ra khổ.
Phật giáo tập trung sự thực tiễn của thế gian nên không nhấn mạnh về vấn đề sướng hay khổ vì chúng phụ thuộc do góc nhìn của chúng ta. Một người tâm mình đầy tham lam, sân hận, bi quan, nhận thức sai lầm thì khổ là điều hiển nhiên.

Và ngược lại, nếu cũng con người ấy nhưng thay đổi, biết sống vui vẻ, không chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay những phiền não chi phối ngự trị trong tâm thì cuộc đời an lạc, hạnh phúc.  

This post was last modified on 15/04/2024 6:20 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Ngày 28/7/2024: Số may mắn mang đến vận may và tài lộc

   Tử vi Chủ nhật ngày 28/7/2024 của 12 con giáp: Tị rủng rỉnh, Hợi…

50 phút ago
  • Tử vi

Những con giáp dễ bị lãng mạn khi yêu, như những người sống trong mơ trên đỉnh mây

4 con giáp càng quen biết lâu càng nhận được sự yêu mến của nhiều…

8 giờ ago
  • Tử vi

Tác động của tháng sinh đến tính cách và vận mệnh cá nhân

 1. Tính cách người sinh tháng 1 Xem tính cách theo tháng sinh thấy rằng những…

9 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp được phúc lộc đầy đủ trong tuần này (29/7 – 4/8)

Tuổi Tý Là một trong những con giáp may mắn tuần này (29/7 – 4/8), người…

9 giờ ago
  • Tử vi

Dự đoán vận mệnh ngày sinh cho người sinh vào ngày 4 âm lịch để đạt thành công

Bồ Tát âm thầm chúc phúc, Thần Giàu có lặng lẽ giúp đỡ những ai…

10 giờ ago
  • Tử vi

Tử vi hàng ngày 27/7/2024 của 12 con giáp: Ngày Tị khôn ngoan và tài năng

 I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 27/7/2024:Lịch âm dương: Ngày 22 tháng 6Lịch can…

1 ngày ago