Một năm được chia ra thành 24 tiết khí với những đặc điểm riêng biệt biến chuyển theo quy luật sinh tồn của tự nhiên.
Trong đó, Đông Chí là tiết khí thứ 22 của 1 năm, được coi là thời điểm giữa mùa đông. Chữ Chí (至) trong Đông Chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực.
Bước vào tiết khí này, thời tiết lạnh lẽo, bầu trời u ám, gió mùa rét buốt nhất trong năm. Còn theo khoa học, tiết khí này chính là trạng thái nghỉ ngơi của vạn vật để chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, biến hóa và phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn sau.
Tiết Đông Chí được bắt đầu vào ngày Đông Chí. Trong ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng Nam trên bầu trời vào giữa trưa rồi từ từ quay trở lại phía Bắc.
Trong 24 tiết khí, ngày Chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ Chí vào tháng 6, và ngày còn lại vào mùa Đông được gọi là ngày Đông Chí vào tháng 12.
Theo quy ước, tiết Đông Chí diễn ra từ ngày 21 – 22/12 Dương lịch khi kết thúc tiết Đại Tuyết đến ngày 5 – 6/1 năm sau theo Dương lịch khi tiết Tiểu Hàn bắt đầu. Xem thêm: Tiết lộ vận trình 12 con giáp trong tiết Đại Tuyết
Vào ngày đầu tiên của Đông Chí (ngày Đông Chí), kinh độ Mặt Trời nằm ở 270 độ ở Bắc bán cầu và tiết Đông Chí được xác định vào đúng 12h giờ của trưa hôm đó.
Tiết Đông Chí biểu thị mùa đông giá rét bước vào giai đoạn đỉnh cao, chính giữa mùa đông. Lúc này, Mặt Trời ở vào hoàng kinh 270°.
Ngày này thời gian chiếu sáng của Mặt Trời ở Bắc bán cầu là ngắn nhất, thời gian đêm tối kéo dài, còn gọi là thời kì Hàn Thiên. Theo thiên văn học, thời điểm này toàn bộ vùng Bắc bán cầu chìm vào mùa đông lạnh giá.
Từ Đông Chí, Mặt Trời di chuyển từ Bắc sang, dần dần ban ngày ở Bắc bán cầu dài ra, đêm ngắn lại, chuẩn bị chuyển từ đông sang xuân. Có thể nói Đông Chí là tiết khí âm thầm cho sự giao hòa giữa hai mùa. Thế nên mới có câu “Đông Chí dương sinh xuân lại tới”.
Đông Chí tiếp thu lượng ánh sáng ít nhất nhưng dương khí đã có nên nhiệt độ không phải thấp nhất, không phải thời điểm lạnh giá nhất trong năm. Ban ngày sẽ dần dài ra, đêm ngắn lại, thời tiết chuyển ấm hơn. Thế nhưng không thể chủ quan vì phần nhiệt lượng ít ỏi, nhiệt độ có thể giảm trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, trong thời điểm diễn ra tiết khí Đông Chí, hoạt động của các loài thực vật, động vật và cả con người đều ở trạng thái hạn chế, co cụm, hạn chế hết mức. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn để chờ đợi cơ hội về sau.
Về bản chất, tiết khí Đông Chí chính là nguồn khối khí đại dương khổng lồ nên mang theo lượng hơi nước, dù không gây ra tình trạng mưa lớn hay kéo dài nhưng giúp cải thiện độ ẩm không khí rõ rệt. Khối khí ẩm này khác xa những luồng gió mùa Đông Bắc thồi về từ cao áp Xibia.
– Tiết Đông Chí là thời điểm giữa tháng 11 âm lịch ứng với quẻ Phục trong kinh Dịch miêu tả tình dạng dương khí xuất hiện và lớn mạnh. Phục nghĩa là quay trở về với ý nghĩa sự hồi sinh, phát triển, vận động, tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu trở lại.
Còn theo thuyết âm dương ngũ hành thì nguyên nhân sinh ra hiện tượng của tiết khí Đông Chí là do khí âm trong tiết này cực thịnh nhưng sẽ phải suy yếu theo quy luật và khí dương bắt đầu sinh sôi và ngày có xu thế lớn mạnh hơn.
Nhờ đó, tiết khí Đông Chí được xem là có khí dương tương sinh, có tính chất phục hồi, nuôi dưỡng và mang đến sự mới mẻ, có triển vọng tốt. Đó là lý do những người muôn xây dựng, cưới hỏi nhưng gặp bất lợi về tuổi thường chọn qua tiết Đông Chí để tiến hành.
Người ta tin rằng, qua tiết Đông Chí, con người sẽ đẩy lùi được vận hạn xui xẻo cũ, đón nhận những điều tốt lành và may mắn, hanh thông cho cuộc sống và công việc của mình.
– Tiết Đông Chí rơi vào giữa tháng 11 âm lịch, là tháng Tý nơi hành Thủy cực vượng. Nước là nơi sinh sôi của muôn loài, cũng là nơi tạo ra vật chất, tài sản, của cải, bạc tiền. Những người sinh trong tiết Đông Chí này thường có trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, kiến văn bác nhã, uyên thâm kim cổ.
Một số khác tu dưỡng kém thì gian xảo nhiều mưu kế, ủy mị yếu đuối, nhu nhược, ham mê tửu sắc.
– Người có mệnh lý cát lợi khi gặp hành Thủy thì sang tiết Đông Chí sẽ có cơ hội để phát triển sự nghiệp và tiền bạc. Còn với người mệnh lý kỵ Thủy thì sang tiết này cần cẩn trọng hơn. Sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp có thể bị cản trở ít nhiều, thậm chí làm ăn kinh doanh còn kém phần may mắn.
– Trong tiết Đông Chí, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt sẽ gây bất lợi cho những người mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngày nhiệt độ, độ ẩm tăng lên giúp cho tình hình sức khỏe của người già và trẻ nhỏ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắnnên không được chủ quan mà cần đề phòng, giữ gìn cẩn thận hơn trước, tránh để bệnh tật tái phát nghiêm trọng sẽ trở nên khó chữa gây đau đớn.
Bạn có thể tham khảo thêm về các món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí để tăng cường sức khỏe trong suốt cả năm dài.
– Đối với nông nghiệp, tiết Đông Chí là thời gian tiếp tục phòng chống giá rét, trữ phân bón, thâm canh các loại cây vụ đông, bảo vệ cây trồng và vật nuôi an toàn cho tới mùa xuân ấm áp.
Dù thời tiết có dấu hiệu tốt hơn nhưng không nên chủ quan vì sau Đông Chí sẽ có những đợt nhiệt độ giảm bất ngờ trong thời gian ngắn.
– Với người Á Đông, Đông Chí không chỉ là một tiết khí mà còn là một dịp lễ truyền thống quan trọng, còn gọi là lễ Á Tuế. Vì đây là tiết khí cực âm sinh dưỡng, chuẩn bị cho một năm mới thịnh vượng, tươi tốt, ngày sáng sủa dài rộng nên người ta tổ chức lễ đón mừng Đông Chí.
Nghi lễ quan trọng nhất là cúng tế tổ tiên. Hiện nay ở nước ta tục này không còn được duy trì nhưng nhiều người vẫn có thói quen xác định thời gian trong năm bằng tiết khí.
Người ta thường nói, “Ngày đông chí lớn như một năm.” Trên thực tế, trong lịch pháp xa xưa nhất, Đông chí là ngày đầu tiên của năm mới. Lịch pháp thời Thượng cổ lấy “Đông chí trước nửa đêm ngày Giáp Tý tháng 11 (Hoàng lịch) làm Lịch nguyên (khởi điểm của chu kỳ lịch pháp)”. Ban đầu, lịch pháp chính là lấy Đông chí làm ngày đầu năm mới chế định. Đến thời nhà Chu và nhà Tần, cũng lấy tháng có ngày Đông chí làm tháng đầu tiên. Sau này, khi Hán Vũ Đế thay đổi lịch Thái Sơ, lấy tháng Dần là tháng Một. Tuy nhiên, một số thành ấp có lịch sử lâu đời vẫn giữ phong tục dân gian đón năm mới vào ngày Đông chí này. Thời nhà Hán, vào ngày Đông chí, quân binh được nghỉ ngơi, trống lệnh cũng an tĩnh, triều đình dừng bàn chính sự, quan phủ không xét án, cử hành lễ tế lớn cuối năm; quan lại địa phương và dân gian đều nhàn hạ, bày tiệc rượu tiễn mùa đông. Vào ngày Đông chí, cửa biên giới sẽ đóng lại nên mọi người phải nhanh chóng trở về quê trước ngày Đông chí. Người thời nhà Tống mừng ngày Đông chí với tâm trạng của đón tết Nguyên đán. Nhà nhà đều mang tiền bạc tiết kiệm của cả năm để mua quần áo mới, mũ mới, cùng nhau chúc mừng, tụ họp vui chơi, khắp nơi vô cùng sôi động. Tập tục này lưu truyền đến thời nhà Minh và nhà Thanh, mà một vùng Tô Châu (Ngô Trung) nay vẫn còn bảo lưu phong tục này. Trong “Sử ký” gọi Đông chí là “sơ tuế” (bắt đầu một năm). Điều này cũng phản ánh lịch pháp và phong tục dân gian lấy “Đông chí” làm ngày bắt đầu một năm thời Thượng cổ.
Làm thế nào để vượng vận khí trong tiết Đông Chí là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Theo phong thủy, cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là trồng cây xanh.
Đông Chí vượng tài, việc bố trí cây xanh có thể giúp bạn cải thiện được vận trình, mang lại nhiều điều may mắn và tốt lành.
Bởi phong thủy truyền thống cho rằng, mùa đông âm sinh dương suy, ẩn tàng bất động, chỉ có sau tiết Đông Chí thì âm cực thịnh mới bắt đầu sinh dương, đây là cơ hội tốt để nuôi dưỡng và sinh sản tài lộc.
Do đó, cách đơn giản để vượng vận trong tiết khí này là bạn hãy bày một chậu cây nhỏ có lá xanh tươi, dễ trồng dễ phát triển ở hướng Đông để cầu tài lộc. Nên chọn những loại cây hợp phong thủy mang lại nhiều may mắn cho tiền tài như: cây trúc phúc quý, cây phát tiền, hồng môn..
Trồng cây xanh là cách lấy Mộc sinh Hỏa, vượng dương khí, thúc đẩy tài lộc. Tham khảo thêm bài viết: Chọn cây cảnh theo phong thủy để có lựa chọn hợp lý.
Uống nhiều trà xanh để thải độc một cách nhẹ nhàng. Đối với những người bị kích ứng da hoặc máu huyết lưu thông kém, hãy thêm rễ cam thảo vào bình trà.
Thêm bột quế vào các món tráng miệng, hoặc đồ uống như cà phê, để đẩy lùi cái lạnh mùa đông.
Xoa bóp bàn chân, bắp chân trong và phần ngoài của chân để giúp lưu thông khí huyết khi bị cảm.
Xoay cổ chân tối đa sau khi nằm xuống giường. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người khó ngủ, vì điều này giúp đả thông kinh mạch, giãn cơ và ngủ ngon.
Thực phẩm theo mùa
Cá tự nhiên rất tốt cho những người yếu tim và có các bệnh về máu huyết. Thực phẩm có màu đen có thể giúp phục hồi và tăng cường năng lượng, chẳng hạn như nấm đen (nấm hương), dâu tằm, ô liu và sô cô la đen.
Tiết Đông Chí đánh dấu giai đoạn âm khí cực thịnh và bắt đầu xuất hiện dương khí. Căn cứ vào đặc điểm này có một số cấm kị trong tiết Đông Chí đã được cha ông đúc kết lại.
Bạn nên biết để có cách tránh hung nghênh cát, gặp nhiều may mắn. Xem chi tiết trong bài viết dưới đây:
This post was last modified on 19/06/2024 1:21 chiều
1. Người tuổi TýTuổi Giáp Tý (1924, 1984), mệnh Kim - Ốc Thượng Chi Thử…
Theo tử vi hàng ngày 20/6/2024 của 12 con giáp dự đoán, dưới đây là…
Tử vi thứ 5 ngày 20/6/2024 của 12 con giáp: Ngọ bị phá, Sửu rủng…
I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 20/6/2024:Lịch âm dương: Ngày 15 tháng…
(Lichngaytot.com) Tiết Đông Chí là một trong những tiết khí cuối cùng của năm, và tiết…
1. Tuổi ThânTuổi Thân là con giáp may mắn trong 10 ngày tới Đúng 10…