Cách thực hiện lễ chùa đầy đủ và chính xác: Chuẩn bị lễ phục, Thực hiện văn khấn đúng cách, Tuân theo trình tự đúng đắn.

1. Thời gian đi lễ đền, chùa

 

– Đi lễ đền, chùa vào ngày nào?

+ Ngày mùng 1 hàng tháng

Ngày mùng 1 còn gọi là ngày Sóc. Sóc có nghĩa là sự khởi đầu, bắt đầu. Đây chính là ngày khởi đầu cho 1 tháng.

Có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, ngày đầu tháng thuận lợi thì hứa hẹn cả tháng hanh thông. Vì thế, nếu đi lễ chùa vào ngày đầu tháng sẽ giúp gia chủ có làm ăn cả tháng thuận buồm, sức khỏe dồi dào và tiền tài kéo đến.

+ Ngày Rằm hàng tháng

Ngày 15 âm lịch hay còn gọi là ngày Rằm, còn được gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Đây là ngày mà Mặt Trăng và Mặt Trời đối xứng nhau ở 2 cực xa nhất trong tháng. 

Theo quan niệm dân gian, ngày này mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau giúp soi chiếu mọi tâm hồn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Đi lễ đền chùa rất phù hợp. 

Ngoài các ngày Rằm hàng tháng, có một số ngày Rằm đặc biệt khác trong năm như Rằm tháng 7 (tháng cô hồn), Rằm tháng 8 (Trung Thu). Đi lễ chùa vào các ngày này sẽ nhờ được sự thông suốt của Nhật Nguyệt âm dương, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Giúp sở cầu như nguyện, mọi ý muốn dễ trở thành hiện thực.

+ Ngày Tết, ngày đầu năm, ngày cuối năm

Đi lễ chùa và ngày Tết, ngày đầu năm mới hay cuối năm (đặc biệt là Rằm tháng Chạp) là một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cả tâm linh lẫn tinh thần.

Thông thường đi lễ đầu năm nhằm cầu mong sự bình an, quốc thái dân an. Đi lễ chùa cuối năm để tạ ơn, thể hiện sự biết ơn với Thần Phật đã che chở bình an suốt 1 năm qua.

– Đi lễ chùa trước hay lễ đền trước?

Rất nhiều người thắc mắc là nên đi lễ chùa hay đi lễ đền trước.

Thực ra việc đi lễ đền hay chùa đều là để cầu mong may mắn, bình an và cầu mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng. Vì vậy, có đi chùa hay đền trước đều được, miễn là có tâm thành kính.

Trong trường hợp đến một nơi mà có cả đền và chùa thì nên tiến hành các nghi lễ ở chùa trước. Một số quan điểm cho rằng, tiến hành thờ Phật trước, sau đó mới đến các vị thần chủ khác. 

2. Trước khi đi chùa nên làm gì?

Đi lễ Phật mà chưa hiểu Phật thì cầu cúng cũng không có nghĩa lý gì nhiều. Mọi người trước khi đi chùa lễ Phật cần phải hiểu rõ những điều sau:

– Từ bỏ tham – sân – si

– Phát tâm từ bi hỷ xả

– Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường

– Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả
 

3. Đi chùa nên mặc gì?

Chùa chiền là nơi thờ cúng linh thiêng, không thể tùy tiện làm những điều ô uế nơi cửa Phật. Chính vì thế, việc mặc gì khi đi chùa cũng là điều cần biết để đi lễ chùa đúng cách.
Ngày rằm, mùng 1 hay dịp lễ Tết hay bất cứ ngày nào trong năm, cứ hễ lên chùa là chúng ta cần phải mặc trang phục kín đáo, chỉn chu, lịch sự để thể hiện sự thành kính đối với Thần Phật.
Thường thì các cụ xưa có dạy trai gái, già trẻ đi chùa nên mặc áo quần dài tay, áo có cổ. Trang phục nên có thiết kế đơn giản, tránh đeo quá nhiều phụ kiện, đồ trang sức rườm rà mà nên giản tiện hết mức có thể.
Với Phật tử thì nên mặc áo lễ khi lên chùa làm lễ. Phụ nữ có thể mặc áo dài, đây là trang phục truyền thống của dân tộc, đủ lịch sự và kín đáo để lên chùa dâng hương.
Những loại trang phục tuyệt đối không mặc khi đi chùa là đồ bó sát, áo sát nách, đồ ở nhà, quần ngắn váy ngắn, khoe quá nhiều da thịt… Cũng chớ mặc đồ màu sắc sặc sỡ, diêm dúa với nhiều phụ kiện như đi lễ hội để tới chốn thanh tịnh này.

4. Sắm lễ đi chùa như thế nào?

Lễ dâng Phật thường có hương, hoa, trái cây, oản, xôi, chè… Đây là những lễ chay mà mọi người thường sắm sửa mang theo khi đi lễ chùa.
Chùa thờ Phật là nơi chỉ dâng lễ chay, tịnh. Tuyệt đối không được đặt lễ mặt ở khu vực Phật điện, hay còn gọi là chính điện. Đây là nơi thờ tự chính trong chùa, không chấp nhận việc xuất hiện những đồ cúng lễ sát sinh.
Chỉ ở những ngôi chùa có khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì mới cần sắm lễ mặn. Lễ mặn cũng chỉ được phép dâng lên tại ban thờ hay điện thờ các vị này.
Hoa đi lễ chùa nên là hoa tươi, không dùng hoa giả, hoa giấy. Bạn có thể chọn những loại hoa như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc…
Không nên dùng hoa tạp, hoa dại để dâng Phật. Cũng tránh dùng những loại hoa có hương quá nồng hay có ý nghĩa không hay như hoa ly, hoa nhài, hoa phù dung, hoa dâm bụt…
Trái cây dâng Phật không có nhiều cấm kỵ, tuy nhiên cũng cần lưu ý chọn những trái tươi ngon, không bị bầm dập hay chín quá…
Vàng mã, tiền âm phủ cũng không phải là thứ nên dâng cúng Phật tại chùa. Lễ này nếu có thì chỉ nên đặt ở những ban thờ Thần linh, Đức ông, Thánh Mẫu mà thôi.
Tránh đặt tiền thật lên ban thờ, hương án của chính điện. Nếu muốn đóng góp chút ít cho nhà chùa thì tốt nhất nên bỏ tiền vô hòm công đức.
Việc sắm lễ cốt ở lòng thành, đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất. Bản thân chúng ta trước khi đi lễ chùa cũng nên giữ cho lòng thanh tịnh, năng làm nhiều việc thiện, việc tốt giúp người.

Xem chi tiết về hoa dâng Phật ở bài viết:

This post was last modified on 23/04/2024 4:35 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

5 con giáp được phú quý và giàu có trong những năm cuối đời

1. Tuổi SửuSửu là con giáp may mắn những năm cuối đời Hầu hết những…

1 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp may mắn nhờ sự vô tư và không bon chen trong cuộc sống

Tuổi Sửu Người tuổi Sửu thường được biết đến với tính cách hiền lành, chân thành…

3 giờ ago
  • Tử vi

tiềnNhững con giáp được phú quý tuần này (20-26/5), mang theo túi tiền đầy LỘC

Tuổi Thìn Xem tử vi tuần mới của 12 con giáp, tuổi Thìn là con giáp…

3 giờ ago
  • Tử vi

Những lời nói khiến 12 con giáp nữ ghen tức, đừng bỏ qua!

 Một khi đã dành tình cảm cho ai, con gái sẽ rất dễ nảy sinh…

3 giờ ago
  • Tử vi

của béTử vi ngày 18/5/2024 – Những điềm xui xẻo tình cảm của trẻ 4 tuổi

   Xem tử vi hàng ngày 18/5/2024 thấy hôm nay sẽ là ngày đường tình…

4 giờ ago
  • Tử vi

Ngày mới đầy may mắn với con số 18/5/2024 phù hợp với tuổi ăn lộc

Tử vi thứ 7 ngày 18/5/2024 của 12 con giáp: Thìn nóng nảy, Hợi trôi chảy…

18 giờ ago