Dưới đây là định nghĩa chi tiết được Webtuvi.net tổng hợp:
Đạt Ma Tổ Sư – đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La (Tổ thứ 27 của nhà Phật) từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo những năm 520 sau Công nguyên. Một thời gian sau, Tổ Sư đã quyết định ở lại xây dựng chùa Thiếu Lâm tại Trung Sơn, Hà Nam.
Lúc này, đông đảo đệ tử nhập môn học Phật nhưng nhận thấy đem một tín ngưỡng mới đi truyền tụng dễ xảy ra xung đột với niềm tin vốn có của người dân nơi đây nên Tổ Sư Đạt Ma đã kết hợp việc dạy võ để tự vệ như là cách để hợp lý hóa quá trình truyền đạo của mình.
Thế nhưng thực tế thì không phải đệ tử nào cũng đủ đảm bảo sức khỏe, thể lực để luyện võ. Từ đó, Tổ Sư tìm giải pháp bằng cách hướng dẫn cho họ phương pháp luyện tập có tên “Đạt Ma dịch cân kinh” nhằm giúp các đệ tử có sức khỏe đảm bảo việc tập võ, không những thế còn có thể tiêu trừ được bệnh nhờ vào việc điều chỉnh khí huyết ổn định sau những bài tập.
Không ngờ, bài luyện tập ấy lại mang lại hiệu quả thần kỳ trong việc cải thiện sức khỏe và dần dần đã lan ra ngoài, đông đảo dân chúng cũng rất thích bài tập đơn giản này.
Không chỉ có thế, đến nay cả thế giới đều biết đến bài tập vẩy tay ấy. Tuy nhiên, theo thời gian, việc có tam sao thất bản xảy ra sự sai lệch và không đạt được hiệu quả như ý cũng là điều dễ hiểu.
Khí huyết ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của chúng ta, đó là lý do ta luôn tìm cách để chọn cách dưỡng sinh theo mùa dựa vào sự thay đổi khí huyết trong từng mùa nhất định.
Cũng tương tự như thế, thông qua việc cải thiện khí huyết, bài tập đã mang lại một số lợi ích cho sức khỏe lẫn tinh thần đã được cổ nhân, chuyên gia và y học hiện đại đánh giá cao như:
Các động tác vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của hệ thống tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch. Thông qua đó, bài tập hỗ trợ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích chỉ nhờ sự kết hợp của động tác hít thở phối hợp với nhíu hậu môn và lắc tay liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành.
Khi cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Máu được lưu thông dễ dàng, phát huy được tác dụng, hỗ trợ cho việc đẩy khí thải ra ngoài, nhận khí mới vào cơ thể, giúp khí huyết thăng bằng, chữa khỏi bệnh. Cụ thể:
+ Với bệnh gan: Khi gan có vấn đề gây nên hiện tượng khí không thoát, bị tích lũy, cản trở việc bài tiết của gan, nhưng thông qua bài tập lại có thể giải quyết vấn đề này. Nếu quá trình tập có hiện tượng trung tiện (đánh rắm) là tín hiệu tốt, hứa hẹn có kết quả cải thiện tình trạng hiện tại của gan. + Với bệnh mắt: Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì gây ra vô số các bệnh liên quan tới mắt. Do đó, khi khí huyết thông cũng là lúc bệnh khỏi, nhờ đó bài tập này còn giúp chữa đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí bệnh đục thủy tinh thể..
Khí huyết không thông là nguyên nhân tắc kinh lạc, cặn bã trong cơ thể không đủ điều kiện để thải ra ngoài. Vì máu lưu thông chậm, nên các chất keo, dịch, gân và các chất khô… không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được một số chất trong cơ thể ra ngoài.
Khi luyện tập, có thể có xung đột giữa chính khí và tà khí, nhưng khi tập thường xuyên thì từ hiện tượng này sẽ sản sinh ra chất bổ có nhiều ích lợi cho chính khí. Luyện tập đúng làm khí huyết lưu thông, tăng đề kháng, huyết được thay cũ đổi mới, thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu bình thường không thải nổi, đưa các chất phù hợp đến nuôi dưỡng tạng phủ giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, bài tập này rất hiệu quả với những bệnh mãn tính, đặc biệt bài tập này rất tốt cho các bệnh liên quan tới stress, tim mạch, dạ dày, xương khớp, rối loạn tiêu hóa, khí nghẽn,.. Khi chưa thấy các chuyển biến của cơ thể ngay thì cũng đừng vội vàng bỏ cuộc, hãy cứ tiếp tục tập rồi bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Xem thêm: Cách giải cân kinh: Bài tập đơn giản kích hoạt tuần hoàn máu, chữa bệnh
Trước khi tập, bạn nên chọn chỗ thoáng đãng, có không khí trong lành, càng yên tĩnh càng tốt để tâm trí được thư thái dễ chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Có thể làm những động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện bài tập.
Bạn nên đi chân trần nhưng nhớ ngăn cách sự tiếp xúc của bàn chân với mặt đất bằng cách đứng trên một tấm thảm lót chân hoặc miếng đệm lót, việc này ngăn luồng điện sinh học trong quá trình tập luyện sẽ không bị thất thoát, hiệu quả bài tập mới cao.
Hãy hiểu rằng đây là bài tập không có tác dụng tức thì, nó sẽ thay đổi nhỏ và từ từ những vấn đề liên quan tới sức khỏe sau một thời gian. Mỗi người có thay đổi khác nhau vì thế không nên so sánh tại sao người kia tập nhanh khỏe còn tôi thì chậm. Dù thế nào cũng phải kiên trì, đều đặn, dù khỏi bệnh cũng nhớ phải tập thường xuyên.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, đừng quá căng thẳng mong đạt kết quả nhanh. Bài tập này chỉ có tác dụng khi tinh thần của bạn thư thái, tin vào sự kỳ diệu của cơ thể sẽ sớm thích nghi chữa lành bệnh tật.
– Tập đúng: Chỉ vẫy tay về phía sau dùng sức (7 phần) không vẫy tay về phía trước mà do phản xạ của cánh tay (3 phần).
Bạn tuân thủ thực hiện theo quy tắc: Buổi sáng thanh tâm tập mạnh, buổi chiều tập vừa trước khi ăn, buổi tối tập nhẹ trước khi đi ngủ.
Khi thực hiện bài tập không phải chỉ đếm nhanh cho xong, các động tác phải thật chậm rãi, tốc độ phù hợp nhất là 1800 cái trong 30 phút. Không phải do bạn cố tình, đơn giản là thuận theo động lực của khí nên việc vẫy tay ở giai đoạn nửa chừng sẽ nhanh hơn so với thời điểm ban đầu. Bài tập này cần đến sự mềm dẻo, khéo léo không nên cố sức, đủ đảm bảo cơ thể thả lỏng, không nên nhẹ quá, phải làm sao phần bắp vai cũng phải lắc, đồng thời lưng và ngực cũng chuyển động vừa phải. Những người bệnh nhẹ nên vẫy nhanh và không cần dùng quá nhiều sức. Còn người bệnh nặng thì vẫy chậm, hẹp vòng.
+ Đối với những người mắc bệnh phong thấp nên dùng sức nặng hơn một chút vì nếu chậm quá lại không thể đạt được mục đích cuối cùng, giúp mạch máu lưu thông.
+ Còn đối tượng cao huyết áp thì chỉ vẫy chậm và nhẹ. Việc thực hiện với tốc độ quá nhanh có thể làm tăng nhịp tim, gây bất lợi cho sức khỏe. – Tập đủ: Thời gian tập phải đủ 30 phút vì đó mới là thời gian được xem là đạt yêu cầu cho một lần tập. Trong chừng đó thời gian, có số lần vẫy tay tương ứng, không nên ít hay nhiều quá.
Phải tập từ 600 đến 1.800 cái vẫy tay mới được xem là đúng cách, có tác dụng cải thiện sức khỏe. Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên hoặc trong khoảng thời gian 20 phút nếu có dấu hiệu trung tiện, hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng… Đấy là biểu hiện bình thường, cho thấy có hiệu quả, hãy đừng lo lắng quá, cứ tiếp tục tập.
Một số người còn có số lần vẫy lên tới 3.000 – 6.000 nhưng sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn, điều hòa đại tiểu tiện và tinh thần tỉnh táo. Chứng tỏ số lần luyện tập trên là phù hợp với cơ thể của họ, cần phát huy lâu dài theo thời gian.
Đối với những người bệnh nặng có thể vẫy tay khi ngồi. Mặc dù vậy vẫn cần tuân thủ nguyên tắc thóp hậu môn và bấm 10 đầu ngón chân xuống bề mặt sàn. – Tập đều: Cần có sự kiên quyết cố gắng để tập đủ số lần nhất định. Bên cạnh đó bạn cần có lòng tin về mục tiêu mà mình hướng đến. Khi đã tập thì tập thường xuyên, tập hàng ngày kể cả các ngày lễ, tết.
Bài tập thường sẽ có hiệu quả sau 3 đến 6 tháng tập liên tục, do đó không nên gián đoạn kẻo hiệu quả không cao, dẫn đến mất niềm tin vào bài tập. Vì vậy cần phải kiên trì duy trì bài tập hàng ngày, nếu bận quá thì cũng ít nhất phải duy trì thói quen vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. – Khi tập cần tập trung và có thể đếm số trong quá trình tập. Việc này không chỉ để nhớ số lần mình vẫy tay mà còn giúp cho đầu óc không suy nghĩ miên man, tinh thần được thư giãn, cơ thể thăng bằng.
Trạng thái và tinh thần lúc tập có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả luyện tập. Do đó chúng ta cần thả lỏng cơ thể với tâm thế thoải mái nhất. Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhàng dễ chịu, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước miếng ứa ra, dễ đại tiện, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần thì đấy là tập đúng.
Thực ra, bài tập vẩy tay đơn giản, áp dụng cho tất cả mọi người, rất ít khi có người tập sai, tỷ lệ tập sai không tới 1%. Sau khi tập đại đa số thấy đều có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.
Xem thêm: Chuyên gia Dược học giúp đẩy lùi bệnh tật về thể xác và tinh thần một cách hiệu quả
Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhàng dễ chịu, hơi thở điều hòa mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần thì đấy là tập đúng, rất ít khi tập sai.
Sau khi tập đại đa số thấy đều có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.
Nửa thân trên buông lỏng: thượng – hư. Nửa thân dưới giữ chắc: hạ – thực. Tay ra phía trước; không dùng lực (nhẹ). Vẫy tay ra phía sau có dùng sức (nặng). Tập đếm số lần vẫy tay ngày một tăng, ngày ba buổi tập, kiên quyết “tự chữa bệnh cho mình”
Tinh thần lúc tập có liên quan gì đến hiệu quả không? Câu trả lời là: Có, hơn thế còn ảnh hưởng rất lớn! Hết lòng tin tưởng. Kiên quyết tới cùng. Tập đủ số nhất định. Lòng còn nghi hoặc, còn bị động dư luận ngoài. Thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập thì làm gì có kết quả.
Thời gian đầu tập luyện bài tập này có thể xảy ra một số phản ứng phụ như sau:
This post was last modified on 25/04/2024 9:26 chiều
I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 29/7/2024Lịch âm:…
Đừng quên đón đọc Tử vi thứ 2 ngày 29/7/2024 của 12 con giáp trên…
Tử vi thứ 2 ngày 29/7/2024 của 12 con giáp: Sửu nhiều tiền, Tuất hạnh…
Những người tài giỏi thật sự luôn rất khiêm tốn và tôn trọng mọi người,…
Tuổi Dần Tử vi dự đoán đây sẽ là một tuần khá vất vả với người…
1. Tử vi tháng 8/2024 tuổi Tý âm lịch Xem tử vi tháng 8/2024 tuổi Tý…