Mùa là sự phân chia các khoảng thời gian trong năm, dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết, sinh thái và số giờ ánh sáng ban ngày trong một khu vực nhất định.
Các mùa trong năm xuất hiện luân phiên nhau là do độ nghiêng 23.5 của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Độ nghiêng này khiến lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống các khu vực khác nhau trên Trái Đất thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Trong cùng một khoảng thời gian, khi Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời, nó sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lượng hơn, dẫn đến mùa hè. Lúc này, Nam bán cầu sẽ chìm trong mùa đông. Sau 6 tháng, khi Trái Đất di chuyển đến phía bên kia của Mặt Trời, tình hình sẽ đảo ngược, Bắc bán cầu là mùa đông và Nam bán cầu là mùa hè. Ngoài ra, khoảng cách thay đổi giữa Trái Đất và Mặt Trời trong quá trình di chuyển cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về nhiệt độ giữa các mùa. Tuy nhiên, yếu tố này không quan trọng bằng độ nghiêng của trục Trái Đất.
Ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất, các mùa cũng được phân chia khác nhau.
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương và nền nhiệt cao, khí hậu mang đặc trưng chính của khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa nên chỉ nửa phần phía Nam là mang tính chất của khí hậu nhiệt đới khá rõ nét, còn nửa phía Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh. Vì vậy, đối với các tỉnh miền Bắc, thời tiết trong năm có sự thay đổi khá lớn, một năm có thể chia thành 4 mùa là xuân, hạ, thu đông. Đối với các tỉnh miền Nam, khí hậu biến động ít hơn, một năm thường được phân ra 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Xét theo yếu tố lượng mưa, có thể phân khu vực miền núi mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; khu vực ven biển mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4. Còn nếu phân chia các mùa theo các hiện tượng thiên tai thì có thể phân thành mùa mưa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 và mùa mưa ít từ tháng 12 đến tháng 7.
Mùa thiên văn được tính theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và được tính chung cho cả bán cầu, mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Lưu ý, cách phân chia này phù hợp hơn với vùng ôn đới. Thời gian các mùa ở bán cầu Bắc được phân chia như sau:
Thời gian các mùa ở bán cầu Nam phân chia như sau:
Tiết khí chính là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch thời xưa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Mỗi mùa theo tiết khí có đặc trưng khí hậu, thời tiết riêng nên thường được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Thời điểm bắt đầu các mùa được tính từ ngày bắt đầu các tiết:
Các mốc thời gian nói trên tùy từng năm có thể lệch 1 ngày. Xem thêm: 24 tiết khí trong năm.
Đối với Việt Nam, chính xác hơn là miền Bắc nước ta thì mùa khí tượng thường được tính như sau:
Một số tài liệu còn phân mùa theo tháng dương lịch, cứ 3 tháng tính một mùa. Cụ thể:
Ví dụ, căn cứ vào sự phân chia ở trên thì bây giờ là mùa gì? Tháng 9 dương lịch nên ở miền Bắc nước ta đang là mùa thu.
Mùa xuân nằm ở giữa mùa hè và mùa đông nên không quá nóng như mùa hè nhưng cũng không quá lạnh như mùa đông. Mặc dù nhận được nhiều ánh sáng và lượng nhiệt cao nhưng do lượng nhiệt này có vai trò làm ấm bầu khí quyển nên ta không cảm thấy oi bức mà khá ấm ấp, dễ chịu. Ở thời điểm này, nhiệt độ thường dao động trong khoảng 20 độ, đi kèm với những cơn mưa phùn nhẹ, vạn vật bắt đầu hồi sinh sau những ngày đông giá rét, bắt đầu cho một chu kỳ sinh trưởng mới nên rất lý tưởng cho việc trồng trọt của người nông dân. Nhiều loài động vật cũng thức dậy sau một giấc ngủ dài và chim di cư cũng bắt đầu trở về. Đây cũng là thời gian của nhiều lễ hội mà nổi bật nhất là tết Nguyên đán. Mọi người tất bật chuẩn bị mua sắm đồ dùng đón Tết và sum vầy bên gia đình.
Xem thêm: Điều kiêng kị khi kết hôn vào mùa xuân.
Đây là thời điểm nóng nhất trong năm, thời tiết oi bức, thường có nắng gắt vào ban ngày và có hiện tượng ngày dài đêm ngắn. Cây cối nhận được thời gian chiếu sáng kéo dài cùng với những cơn mưa rào mùa hạ nên sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại cây trồng, cây tự nhiên đơm hoa, kết trái. Theo quan niệm của người làm nông, đây là thời điểm mùa thu hoạch sắp đến, nếu chăm sóc, bảo vệ tốt cho mùa màng thì thường có một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên mùa hè nhiệt độ nóng ẩm, mưa nhiều cũng khiến cho các loài sâu bọ, côn trùng, vi sinh hoạt động mạnh, phá hoại hoa màu cây trồng nên cần phải có những biện pháp bảo vệ phù hợp. Thời tiết nóng nực cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người, vì vậy cần bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, ăn ít dầu mỡ và chú ý trang phục khi hoạt động ngoài trời để tránh tình trạng say nắng, mất nước…
Bước sang mùa thu, thời tiết không còn oi bức, nóng nực, ngột ngạt như mùa hè nữa, thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chịu nhưng cũng không quá lạnh lẽo, rét buốt như mùa đông. Dấu hiệu nhận biết mùa thu dễ nhất là sáng sớm sẽ xuất hiện sương mù nhẹ, buổi tối se se lạnh. Lúc này, nhiều loài cây cối không hoạt động mạnh nữa mà bắt đầu bước sang giai đoạn nhân rộng nòi giống. Chúng cũng rụng lá và chuẩn bị bước vào thời kì ngủ đông. Nhiều loại cây lương thực, ngũ cốc cũng đã chín vàng, đợi thu hoạch và người nông dân sẽ chính thức bước vào thời kỳ bận rộn của một mùa thu hoạch. Các loài chim bắt đầu di cư, một số loài chuẩn bị cho mùa đông. Với con người, đây là mùa có nhiều loài hoa nở rộ, tiết trời mát mẻ, thích hợp cho những chuyến cắm trại, vãn cảnh, tham gia lễ hội…
Đây là thời điểm tiết trời lạnh giá nhất trong năm, ở miền Bắc Việt Nam, nhiệt độ hạ xuống dao động trong khoảng 15 độ, ánh nắng từ Mặt Trời gần như không có, ở vùng cao thường hay xảy ra hiện tượng tuyết, sương muối. Với đặc điểm thời tiết khô khan, lạnh giá, các loài thực vật duy trì sự sống bằng cách hạn chế tối đa sự thoát hơi nước, thậm chí có nhiều loài cây cỏ bị chết khô hoặc úa vàng, chỉ còn phần gốc sót lại. Đây là thời điểm cây cối ủ ấm cho các mầm lộc của mình để sẵn sàng nảy lộc vào mùa xuân. Lúc này, nhiều loài động vật hay côn trùng cũng chìm vào thời kì ngủ đông, các loài chim cũng di cư đến những vùng ấm hơn. Hoạt động của con người cũng có xu hướng giảm, khi ra ngoài cần mặc ấm, che chắn cẩn thận để tránh bị cảm lạnh.
Xem các bài viết khác:
This post was last modified on 24/09/2024 9:42 sáng
1. Tuổi Dậu Trở thành con giáp lội ngược dòng trong 2 tháng tới, cuộc sống…
I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu 28/9/2024:Lịch âm dương: Ngày 26 tháng 8Lịch can…
1. Tuổi Tý Người tuổi Tý trở thành con giáp xui xẻo cuối tuần này cũng…
1. Tử vi tháng 10/2024 tuổi Tý âm lịch Lúc này tinh thần của bản mệnh…
1. Tuổi Tý Người tuổi Tý là con giáp thông minh, nhanh trí, giỏi quan sát…
(Lichngaytot.com) Mỗi sự biến hóa của con người đều mang lại điềm báo nhất định. Trong các cách…