bịLễ cúng Rằm tháng 7 năm 2022: Lựa chọn ngày, giờ và lễ vật phù hợp

 

1. Rằm tháng 7 năm 2022 là ngày nào?

 Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng 7 năm 2022 rơi vào thứ Sáu, ngày 12/8/2022 dương lịch, tức ngày 15/7 năm Nhâm Dần.
  

2. Cúng Rằm tháng 7 năm 2022 ngày nào tốt?

 

2.1 Thời gian có thể cúng Rằm tháng 7

 Theo quan niệm dân gian, nghi lễ cúng Rằm tháng 7 nên thực hiện từ ngày mùng 2 đến trước chính Ngọ (tức 12h trưa) ngày 15 tháng 7 âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu. Nguyên nhân là do, từ ngày 2-14 âm lịch, Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, các vong hồn được lên dương thế và thọ hưởng lễ vật mà người dân cúng. Còn từ sau giờ Ngọ ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa mả” nên sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng được nữa. Hoặc cũng có quan niệm khác cho rằng, vào ngày Rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn đi lang thang, các cụ sẽ không nhận được đồ gì của con cháu cúng tế. Do đó, người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước, có thể bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 âm lịch. 

2.1 Ngày tốt cúng Rằm tháng 7 năm 2022

 Như đã nêu trên, có thể tiến hành cúng Rằm tháng 7 năm 2022 trong các ngày từ mùng 2 đến 14 âm lịch đều được, không cần phải xem xét nhiều. Tuy nhiên, để kỹ lưỡng hơn, có kiêng có lành, Lịch Ngày Tốt chia sẻ những ngày tốt trong tháng 7 âm để các bạn cùng tham khảo dưới đây: Ngày 1/8/2022 (tức ngày 4/7 âm lịch)Ngày 3/8/2022 (tức ngày 6/7 âm lịch)Ngày 7/8/2022 (tức ngày 10/7 âm lịch)Ngày 8/8/2022 (tức ngày 11/7 âm lịch)Ngày 10/8/2022 (tức ngày 13/7 âm lịch)  

3. Cúng Rằm tháng 7 năm 2022 giờ nào đẹp?

 Lưu ý quan trọng: Lễ cúng thí thực cô hồn nên tiến hành vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn là tốt nhất. Còn lễ cúng Vu Lan tiến hành ban ngày. Theo đó, các gia đình có thể lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất vào ban ngày. Sau đó về nhà sửa soạn mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và gia tiên. Rồi tiếp đến là nghi lễ cúng thí thực. Nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối. Đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài sân, không đặt ở bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà, có thể cúng tại chùa. Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 15/7. Bởi khi đó cửa địa ngục đóng lại.  Các khung giờ Hoàng đạo trong các ngày đẹp có thể tiến hành cúng Rằm tháng 7 năm 2022 như sau:
 

Ngày đẹp cúng Rằm tháng 7 năm 2022 Giờ đẹp cúng Rằm tháng 7 năm 2022
Mùng 4/7 âm lịch (tức ngày 1/8/2022 dương) Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long; Quý Tị (9h-11h): Minh Đường; Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ; Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang.
Mùng 6/7 âm lịch (tức ngày 3/8/2022 dương) Ất Mão (5h-7h): Ngọc Đường; Mậu Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh; Canh Thân (15h-17h): Thanh Long; Tân Dậu (17h-19h): Minh Đường
Mùng 10/7 âm lịch (tức ngày 7/8/2022 dương) Giáp Thìn (7h-9h): Thanh Long; Ất Tị (9h-11h): Minh Đường; Mậu Thân (15h-17h): Kim Quỹ; Kỷ Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ngày 11/7 âm lịch (tức ngày 8/8/2022 dương) Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh; Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long; Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường; Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
Ngày 13/7 âm lịch (tức ngày 10/8/2022 dương) Kỷ Mão (5h-7h): Bảo Quang; Tân Tị (9h-11h): Ngọc Đường; Giáp Thân (15h-17h): Tư Mệnh; Bính Tuất (19h-21h): Thanh Long

 

4. Cách cúng Rằm tháng 7 năm 2022 chuẩn nhất

4.1 Thứ tự các lễ cúng

Thứ tự làm lễ cúng Rằm tháng 7 thông thường theo giáo lý nhà Phật, tháng 7 âm lịch các gia đình cần chuẩn bị 4 lễ cúng rằm tháng 7, gồm:Lễ cúng PhậtLễ cúng thần linhLễ cúng gia tiênLễ cúng thí thực cô hồn
 

4.2 Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 năm 2022 theo các lễ

4.2.1 Lễ cúng Phật

  • Nơi đặt lễ: Với lễ cúng Phật thì mâm lễ phải được đặt ở nơi cao nhất, bên trên tất cả các mâm cỗ khác.
  • Hoa tươi dâng lễ: Thông thường thì hoa dâng Phật sẽ là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Tuyệt đối không dùng các loài hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.
  • Mâm cỗ cúng: Cách cúng lễ rằm tháng 7 với mâm cỗ dâng lên Phật rất đơn giản. Gia chủ có thể chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để cúng Phật, sau lễ cúng thì thụ lộc tại nhà.
  • Cách khấn vái: Khi làm lễ, tốt nhất bạn nên đọc một khóa kinh, có thể là kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho người thân trong quá khứ, xin thần Phật phù hộ cho họ được giải thoát, được siêu sinh.

Lưu ý: Đọc kinh xong, gia chủ cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện. Bạn cũng có thể tụng kinh niệm Phật, học thêm những bài khấn Phật để tỏ lòng thành. 4.2.2 Lễ cúng thần linh Xét về cách cúng rằm tháng 7 tại nhà thì hai lễ cúng thần linh và lễ cúng gia tiên có thể được thực hiện song song với nhau. Vào ngày rằm 15/7, khi đến lễ Xá tội vong nhân, ngoài lễ cúng Phật thì người ta còn làm tại nhà lễ cúng tạ ơn các thần linh và lễ cúng gia tiên để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu nguyện cho linh hồn họ được siêu thoát và phù hộ cho con cháu đời sau. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Với lễ cúng này, mâm lễ có thể là mâm cơm mặn, nhưng thường cúng lễ chay thì sẽ tốt hơn.

  • Nơi đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật.
  • Mâm cỗ cúng thần linh: Theo phong tục của dân tộc Việt Nam thì lễ cúng thần linh sẽ có gà trống nguyên con, xôi hoặc bánh chưng, còn có cả bình hoa, trái cây, rượu, nước.

4.2.3 Lễ cúng gia tiên 

  • Nơi đặt lễ: Lễ cúng gia tiên được đặt dưới lễ cúng thần linh.
  • Mâm cỗ cúng gia tiên: Với mâm cỗ này thì việc cúng chay hay mặn tùy theo hoàn cảnh và sở nguyện của gia chủ, không quá cầu kì. Mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 nếu là cỗ mặn thì thường có đủ các món như xôi, gà, các món xào và canh… như các mâm cỗ hoàn chỉnh khác.

Ngoài ra sẽ có thêm tiền vàng cũng như những vật dụng bằng vàng mã dành cho người cõi âm. Những đồ này được sắm sửa tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ, nhưng thường sẽ có đủ quần áo, mũ nón, giày dép, nếu gia đình kinh tế khá giả có thể sắm thêm các vật dụng khác như nhà, xe, trang sức, điện thoại… để người cõi âm có được cuộc sống đầy đủ và tiện nghi như chốn dương gian. 4.2.4 Lễ cúng chúng sinh (lễ cúng cô hồn) Cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng thí thực cô hồn. Nếu bạn chưa rõ về cách cúng rằm tháng 7 tại nhà thì nên tìm hiểu ngay, đặc biệt ngoài những lễ cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên thì dịp này không thể thiếu được lễ cúng chúng sinh. Nơi đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh nên đặt ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà. Mâm cỗ cúng chúng sinh gồm có: 

  • Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
  • Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc
  • Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
  • Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
  • Tuyệt đối không cúng xôi, gà.
  • Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

5. Văn khấn Rằm tháng 7 năm 2022 đúng chuẩn

 

5.1 Văn khấn Rằm tháng 7 cho gia tiên

 Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh Tín chủ (chúng) con là:……………Ngụ tại:……………………… Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm ……, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ……., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khỏe bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
 Lưu ý: Khấn xong đốt vàng tiền quần áo (ghi tên tuổi từng vong linh cụ, ông bà, bố mẹ, anh em…). Vừa đốt vừa khấn:Con xin thiêu hóa kim ngânVải lụa quần áoThỉnh điều mọi phầnKính cáo tôn thầnRước tiểu vong linh lại về âm giới. 

5.2 Văn khấn Phật, Thần linh rằm tháng 7 tại nhà

 Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…Tín chủ chúng con là…………Ngụ tại…………………. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo. Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) 

5.3 Văn Khấn Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con lạy Đức Phật Di Đà.Con lạy Bồ Tát Quan Âm.Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần. Tiết tháng 7 sắp thu phânNgày rằm xá tội vong nhân hải hàÂm cung mở cửa ngục raVong linh không cửa không nhàĐại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giảTiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phươngGốc cây xó chợ đầu đườngKhông nơi nương tựa đêm ngày lang thangQuanh năm đói rét cơ hànKhông manh áo mỏng, che làn heo mayCô hồn Nam Bắc Đông TâyTrẻ già trai gái về đây họp đoànDù rằng chết uổng, chết oanChết vì nghiện hút chết tham làm giàuChết tai nạn, chết ốm đauChết đâm chết chém, chết đánh nhau tiền tìnhChết bom đạn, chết đao binhChết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòiChết vì sét đánh giữa trờiNay nghe tín chủ thỉnh mờiLai lâm nhận hưởng mọi lời trước sauCơm canh cháo nẻ trầu cauTiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanhGạo muối quả thực hoa đăngMang theo một chút để dành ngày maiPhù hộ tín chủ lộc tàiAn khang thịnh vượng hoà hài gia trungNhớ ngày xá tội vong nhânLại về tín chủ thành tâm thỉnh mờiBây giờ nhận hưởng xong rồiDắt nhau già trẻ về nơi âm phầnTín chủ thiêu hoá kim ngânCùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thầnChứng minh công đứcCho tín chủ conTên là:………………Vợ/Chồng:…………….Con trai:……………..Con gái:……………..Ngụ tại:………………Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) 

5.4 Bài cúng đốt quần áo tháng 7 âm

Nam mô A di đà Phật (3 lần)Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trầnCon lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần Tiết tháng 7 sắp thu phânNgày rằm xá tội vong nhân hải hàÂm cung mở cửa không nhà bơ vơĐại Thánh Khảo giáoA nan Đà Tôn giảTiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phươngGốc cây xó chợ đầu đườngKhông nơi nương tựa đêm ngày lang thangQuanh năm đói rét cơ hànKhông manh áo mỏng, che làn heo mayCô hồn nam bắc đông tâyTrẻ già trai gái về đây hợp đoànDù rằng: Chết uổng, chết oanChết vì nghiện hút chết tham làm giàuChết tai nạn – chết ốm đauChết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tìnhChết bom đạn, chết đao binhChết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòiChết vì sét đánh giữa trờiNay nghe tín chủ thỉnh mờiLai lầm nhận hưởng mọi lời trước sauCơm canh cháo nẻ trầu cauTiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanhGạo muối quả thực hoa đăngMang theo một chút để giành ngày maiPhù hộ tín chủ lộc tàiAn khang thịnh vượng hài hòa gia trungNhớ ngày xá tội vong nhânLại về tín chủ thành tâm thỉnh mờiBây giờ nhận hưởng xong rồiDắt nhau già trẻ về nơi âm phầnTín chủ thiêu hóa kim ngânCùng với áo quần đã được phân chiaKính cáo tôn thầnChứng minh công đứcCho tín chủ conTên làVợ: …Chồng:..Con trai:..Con gái:..Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện.. xã… tỉnh… Nam mô A di đà Phật (3 lần) Lưu ý: Khi tiến hành đốt tiền vàng, quần áo thì rải muối, gạo ra 5 phương 4 hướng.

Trên đây Lịch Ngày Tốt đã chia sẻ toàn bộ thông tin về Cúng Rằm tháng 7 năm 2022 như việc chọn ngày tốt, giờ đẹp hay sắm lễ, chuẩn bị văn khấn đúng chuẩn.. Mong rằng chúng hữu ích dành cho bạn!

Bạn có biết: Còn bao nhiêu ngày nữa đến lễ Vu Lan 2022 hay không?

Tin bài cùng chuyên mục:

This post was last modified on 27/04/2024 4:25 chiều

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

Những con giáp gặp trắc trở dồn dập trong cuối tuần này (10-11/8)

1. Tuổi Tý Là con giáp xui xẻo cuối tuần này nên người tuổi Tý sẽ…

3 giờ ago
  • Tử vi

Cách bố trí phòng ngủ để 12 con giáp thuận lợi trong việc sinh con nhanh chóng

 Tuổi Tý: thảm trải sàn bằng lông Nữ giới thuộc âm, thể chất yếu sợ lạnh,…

3 giờ ago
  • Tử vi

Tuần này (10-11/8) hứa hẹn may mắn về tài lộc và tình duyên cho con giáp này

 1. Tuổi Dần Chúc mừng người tuổi Dần là con giáp may mắn cuối tuần này.…

8 giờ ago
  • Tử vi

Phương pháp xem tử vi thuận lợi nhất tháng 7/2024 theo lịch âm, giải quyết vấn đề và đạt được sự cải thiện

 Vậy là tháng 7 âm lịch năm Giáp Thìn đã tới, còn được gọi là…

9 giờ ago
  • Tử vi

Những con giáp sẽ đạt đỉnh sự nghiệp vào ngày 9/8/2024 theo tử vi hôm nay

Theo tử vi hàng ngày 9/8/2024 của 12 con giáp dự đoán, dưới đây là…

10 giờ ago
  • Tử vi

và cảnh giácTử vi ngày 9/8/2024 cho 12 con giáp: Dần cần cẩn trọng và đề phòng sai lầm

I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 9/8/2024Lịch âm:…

1 ngày ago