Ai là Đại Nhật Như Lai và tại sao lại được coi là nguồn sáng tuyệt vời nhất?

1. Đại Nhật Như Lai là ai?

 

Đại Nhật Như Lai hay tên tiếng Phạn là Vairochana được coi là một vị Phật vạn năng. Trí tuệ của Ngài được cho là luôn soi rọi khắp mọi nơi để giúp người, đẩy lùi bóng tối và khai sáng cho tất cả chúng sinh tránh được tà ác.

Dù được mô tả là đóng nhiều vai trò khác nhau nhưng nhìn chung Ngài là một trong năm vị Phật Dhyani (Ngũ Trí Như Lai) – biểu tượng được tôn kính trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là trong Kim cương thừa và các truyền thống bí truyền khác.

Trong Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư có ghi chép lại vị trí của Như Lai Đại Nhật. Cuốn sách đã chia vũ trụ thành 5 hướng. Mỗi hướng được trụ bởi một vị Phật gọi là Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai.
  • Ở phương Đông là nước Phật Diệu Lạc (Abhirati) của A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya);
  • Ở phương Tây là Thế giới Cực Lạc hay Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati) của Phật A Di Đà (Amitabha);
  • Ở phương Nam là nước Phật giáo Vinh Diệu (Shiramat) của Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava);
  • Ở phương Bắc là nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu (Karmasampat) của Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi).
  • Tại vị trí trung tâm vũ trụ là nước Phật Mật Nghiêm (Ghanavyuha) của Ngài Đại Nhật Như Lai.
Như vậy, trong vũ trụ quan của Phật giáo Tây Tạng, Như Lai Đại Nhật là vị Phật nằm chính giữa và đứng đầu trong 5 vị Phật tối cao (hay 5 bộ Phật).
Theo quan niệm của phái Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân đó là: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Theo đó:
  • Hóa thân của Phật là Đức Phật Thích Ca – Đức Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt.
  • Công đức vô lượng từ hằng hà sa số kiếp của Ngài chính là Báo thân.
  • Thân mà Đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ được gọi là Pháp thân, Chân Như và đó chính là Như Lai Đại Nhật.
Ngày vía của Như Lai Đại Nhật: Ngày 23/10 Âm lịch hàng năm được chọn là ngày vía của Ngài.

2. Hình tướng của Như Lai Đại Nhật

Theo Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, Đức Như Lai Đại Nhật được an tọa trong tư thế kim cương trên đài sen và có 8 con sư tử lông vàng hộ giá cho Ngài.
Toàn thân Ngài có màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự diệt trừ ngu muội do chấp trước mang đến. Ngoài ra, thân thể của Ngài được trang hoàng bằng các trang sức Báo thân giúp phát ra những ánh sáng rực rỡ. Điều này có ý nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ những chỗ u ám.
Tay Ngài bắt Ấn Chuyển Pháp Luân (Dharmacakra Mudra) tượng trưng cho truyền pháp; hoặc Ấn Trí Quyền (Jnana Mushti Mudra) tượng trưng cho tư duy minh triết.
Một hình tướng khác đó là có 4 mặt đều là màu sắc trắng thuần túy, mang ý nghĩa không bị ám nhiễm bụi trần, không thể vẩn đục. Bốn mặt có ý nghĩa Phật luôn hướng về 4 phương hoằng hóa Phật Pháp.
Hai tay của Ngài tạo kết ấn thiền định, còn tay ôm pháp luân ngay giữa rốn. Điều này có ý nghĩa việc lưu truyền Phật Pháp cho chúng sinh là việc luôn tiếp diễn.
Trong Phật giáo Tây Tạng, biểu tượng của Ngài là bánh xe pháp và hai bàn tay thủ ấn dharmachakra Mudra. Khi các vị Phật Dhyani được hiển thị cùng nhau trong một Mandala, Như Lai Đại Nhật luôn ở trung tâm. Ngài cũng thường được tạo hình lớn hơn các vị phật khác xung quanh mình.
Ngài mang theo pháp khí là Pháp Luân tám nan – tượng trưng cho chân lý vũ trụ hay thực tướng vũ trụ, sự siêu việt khỏi các khái niệm không gian, thời gian. Đây cũng là hình ảnh mang ý nghĩa bao trùm tất cả, tồn tại khắp các cõi giới của Ngài.
Giống như Mặt Trời chiếu soi xuống Trái đất, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, trắng đen, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều được đón ánh sáng này như nhau.
Có thể thấy, cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, Ngài đều có địa vị đặc biệt quan trọng.

3. Nguồn gốc Phật Như Lai Đại Nhật

Từ cuốn kinh Brahmajala (ra đời vào những năm cuối thế kỷ thứ V tại Trung Quốc) Đức Phật Như Lai Đại Nhật lần đầu tiên được đề cập đến với hình ảnh con sư tử tỏa ra một thứ hào quang rực rỡ, nhiệm màu. Trong tiếng Phạn tên của Ngài có nghĩa là “Người đến từ Mặt Trời”, “ Người thuộc về Mặt Trời” hàm ý Ngài mang tới ánh sáng cho muôn loài.
Sau đó Ngài cũng xuất hiện trong một số cuốn kinh phổ biến như Đại Nhật Kinh, Mật Tông Tây Tạng,..
  • Trong Đại Nhật Kinh Ngài được mô tả là một vị Phật vạn năng mà tất cả Chư Phật đều phát ra. Ngài được xem là nguồn gốc của sự giác ngộ.
  • Trong phái Mật Tông của Tây Tạng, Ngài được nhắc đến như là vị đại diện cho trí tuệ sáng suốt, toàn năng, toàn tri. Sự hiện diện của Ngài giúp đẩy lùi bóng tối và cái xấu xa.
  • Trong Phật giáo Tạng truyền, Ngài được nhắc tới với sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, ngồi an tĩnh để quan sát khắp bốn phương. Ngài ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen, tấm vải lụa khoác lên vai mang vẻ trang nghiêm. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh.
Nhìn chung, dù xuất hiện ở đâu thì Ngài cũng đại diện cho sự siêu việt của trí tuệ, toàn năng, để trừng phạt những kẻ ác, đem đến ánh sáng lương thiện cho chúng sinh. Chính vì thế, hình tượng Ngài luôn tạo ra vẻ trang nghiêm, cho đến nay được dân gian thờ phụng qua nhiều thế kỷ.

4. Ý nghĩa của tượng Đức Phật Như Lai Đại Nhật

Theo Mật Tông cho rằng Ngài chính là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Lý do là Ngài sở hữu trí tuệ sáng rõ có thể chiếu đến khắp nơi, không có biên giới, rào cản và mở ra Phật tính, thiện căn trong chúng sinh, vậy nên mới có tên là Đại Nhật.

Trong Đại Nhật kinh sơ có ghi chép ba hàm nghĩ của Đại Nhật đó là: 

  • Diệt trừ u tối và bao phủ toàn ánh sáng.
  • Thành tựu các công việc.
  • Ánh sáng trường tồn mãi mãi.
Theo đó, Ngài tịnh hóa hoàn toàn được vô minh ảo tưởng. Từ lúc sinh ra, từng phút, từng giây, mọi hành động và suy nghĩ của chúng ta đều bị chi phối bởi vô minh.

Vô minh hay hiểu biết sai lầm khiến chúng ta chỉ phân biết mọi thứ là đúng – sai, trắng – đen,.. mà không nghĩ tới sự tương đối của chúng. Ví như thấy sợi dây thừng trong bóng tối thì tưởng là rắn nên sợ hãi.

Chỉ khi chấm dứt vô minh, ta mới hiểu rằng Như Lai Đại Nhật ngay ở tự tâm mình. Khi đó, toàn bộ thế giới vô minh ảo tưởng sẽ tan biến và ta có thể nhận biết vạn pháp theo đúng bản chất thật của chúng.

Về ý nghĩa, Ngài được nhắc tới như là tinh túy và hợp nhất tất cả phẩm hạnh của Ngũ Trí Phật.

5. Đại Nhật Như Lai hợp tuổi gì?

Như Lai Đại Nhật là Phật bản mệnh đại diện cho ánh sáng trí tuệ, Ngài hộ mệnh cho toàn bộ chúng sinh. Đặc biệt Ngài được xem là vị Phật bản mệnh của những người tuổi Mùi và tuổi Thân. Điều này có nghĩa là Đại Nhật Như Lai hợp tuổi Mùi và tuổi Thân.
  • Người tuổi Mùi sinh năm 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015.
  • Người tuổi Thân sinh năm 1932, 1944, 195s6, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016.
Đối với người tuổi Mùi và tuổi Thân, họ thường đeo mặt dây chuyền của Phật bản mệnh Như Lai Đại Nhật hoặc thờ tượng Đức Phật hoặc tranh của Ngài.. giúp hóa giải được những hung tinh, nhờ thế mà cuộc sống hanh thông, tương lai rộng mở.

Ngài có thể hỗ trợ giải vây cho người thuộc tuổi Mùi và tuổi Thân tránh khỏi những kiếp nạn. Những ai nhận được sự phù hộ của Ngài cũng sẽ nhờ đó mà được hanh thông trí tuệ, dễ thành công trong sự nghiệp.

Người tuổi Mùi với sự phù trọ của Ngài mà có được sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp họ vượt qua mọi bi ai, buồn khổ, có thể nắm bắt được cơ hội để tiến bước về phía trước. Ngài giúp họ luôn có cái nhìn sáng suốt trong mọi việc, có sự nghiệp trong tương lai vô cùng hiển đạt.

Còn với những người tuổi Thân, khi mang hình tướng Ngài bên người sẽ giúp họ không bị quá tự cao, sống chậm lại, biết lắng nghe và suy ngẫm để tránh được rắc rối. Ngài giúp những người tuổi này nắm bắt được nguồn năng lượng của bản thân. Mỗi khi đương đầu với khó khăn nguy hiểm tới đâu, họ cũng không hề dao động và có thể giải quyết tốt đẹp mọi việc.  

6. Thần chú Đức Phật Như Lai Đại Nhật

Thần chú về Ngài được xem là rất hiệu nghiệm trong việc biến đổi và thanh lọc 4 yếu tố vĩ đại của cơ thể vật lý, và biến đổi 4 yếu tố thành nền tảng vững chắc cho việc tu luyện.

6.1 Câu thần chú ngắn

Ohm Ahh Be Lah Hung Kha
hoặc
Oṃ vairocana hūṃ
A vi ra hūṃ kha
Âm tiết “Ahh” trong câu thần chú này đại diện và tác động lên yếu tố trái đất trong cơ thể con người.
Âm tiết “Bee” đại diện và biến đổi yếu tố nước.
Âm tiết “Lah” đại diện và biến đổi yếu tố lửa của cơ thể.
Âm tiết “Hung” đại diện cho yếu tố gió.
Và “Kha” âm tiết đại diện cho sự trống rỗng.
Mỗi lần trì chú cũng là khi cơ thể bạn cũng biến đổi theo bao gồm chi (prana – năng lượng của sự sống vốn ở khắp nơi trong vũ trụ), kinh tuyến năng lượng (nadi hoặc mai), điểm sáng, luân xa, kundalini hay lửa tam muội.
Trong tu luyện, trình tự biến đổi thường thấy là từ gió của cơ thể vật lý, tiếp tới là yếu tố nước, sau đó là yếu tố lửa, và cuối cùng là yếu tố đất. Quá trình trên cần hơn một thập kỷ để hoàn thành, thế nhưng khi sử dụng thần chú thì quá trình này được rút ngắn rất nhiều, khiến chúng xảy ra trong thời gian ngắn.
Trên thực tế, toàn bộ quá trình thanh lọc ngũ uẩn (skandhas) liên quan đến một sự biến đổi liên tục của các kênh chi (khí) trong việc làm sạch các tạp chất. Chi được liên kết với ý thức, vì vậy bạn phải loại bỏ tạp chất trong luồng khí lưu thông trong cơ thể để có thể tạo ra trạng thái tâm trí tĩnh lặng và sáng suốt.

6.2 Câu thần chú dài

Câu thần chú dài hơn liên quan đến Như Lai Đại Nhật hay còn có tên gọi khác là “Thần chú ánh sáng” hoặc trong tiếng Nhật gọi là “kōmyō shingon”.
Om Namo Bhagavate Sarvate Gate, Varsuddhani Rajaya, Ta Tha Ga Ta Ya Arahate Sam Yak Sam Buddhaya, Ta Dya Tha Om Sodhani Sodhani Sarva Papam, Vishodani Suddhe Visuddhe, Sarwa Karma Avarana Visudhani Ya Soha.
Mỗi khi tụng thần chú này hãy dừng ngay các trạng thái tâm lý thông thường đang quấy nhiễu chúng ta thì mới có thể đi đến sự yên ổn và tĩnh lặng của định (samadhi).
Khi nhẩm những câu chú, ta tập trung đối thoại nội tâm của tâm trí chính mình và buộc nó vào câu thần chú để bạn thoát khỏi tất cả những suy nghĩ linh tinh khác.
Khi bạn kết nối thành công ý thức thứ sáu với một đối tượng tập trung duy nhất, sau đó bạn có thể đi đến sự yên tĩnh tinh thần và suy ngẫm về những vấn đề bạn đang gặp phải dưới lăng kính của sự yên tĩnh đó.

7. Cách để Như Lai Đại Nhật gia hộ

7.1 Đeo vòng bản mệnh

Đeo vòng bản mệnh là cách dễ dàng nhất để được Như Lai Đại Nhật gia hộ, thế nên được rất nhiều lựa chọn sử dụng. Thông thường vòng đá sẽ được khắc hình ảnh Phật gia hộ và bảo vệ cho người đeo vòng.

Sức mạnh tâm linh từ hình ảnh Như Lai Đại Nhật sẽ luôn đi bên cạnh gia hộ cho người sử dụng vòng đeo bản mệnh, giúp họ có được sự bảo vệ an toàn.
 

7.2 Thờ lễ tại nhà

Một số người thờ lễ tại nhà nhưng cách này không dễ và đơn giản nên ít người áp dụng.

Bàn thờ Phật bản mệnh được lập nên với hình ảnh thờ cúng trang nghiêm nhất. Mỗi dịp ngày rằm, hay mồng 1, và các ngày lễ, gia chủ thờ cúng dâng tiến lế vật uy nghi. 

Thông qua việc này, họ mong Phật Đại Nhật gia hộ cho mình và gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe. Hiện nay, xu hướng thờ tượng bản mệnh đang được ưa chuộng và trở thành nét tâm linh độc đáo với những người mong muốn tìm thấy sự thanh tịnh trên con đường đi tới Phật giáo.

This post was last modified on 16/04/2024 6:55 sáng

Phạm Đức

Recent Posts

  • Tử vi

và cảnh giácTử vi ngày 9/8/2024 cho 12 con giáp: Dần cần cẩn trọng và đề phòng sai lầm

I. Tổng quát - Thông tin xem ngày tốt xấu hôm nay:Dương lịch: Ngày 9/8/2024Lịch âm:…

14 giờ ago
  • Tử vi

3 con giáp được ngưỡng mộ nhất trong năm 2024 theo VƯỢNG DUYÊN của Thất Tịch

  Lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch gắn liền với tích về…

15 giờ ago
  • Tử vi

Tìm hiểu vận mệnh cho người sinh tháng Cô hồn – tháng có Âm khí nặng

Xem tử vi luận số mệnh là một trong những cách để biết trước về…

17 giờ ago
  • Tử vi

12 con giáp hãy tận dụng tháng Cô hồn 2024 để đạt được sự yên bình và thành công

 1. Tuổi Tý Xem lời khuyên cho 12 con giáp tháng Cô hồn 2024  thấy rằng…

22 giờ ago
  • Tử vi

Những biến đổi của 12 con giáp trong tháng Cô hồn năm 2024 sẽ như thế nào?

 1. Những con giáp đón tin vui về tài chính  - Người tuổi Mùi: Thay đổi lớn…

22 giờ ago
  • Tử vi

?Những thử thách đầy sóng gió trong tình yêu 12 con giáp: Nguyên nhân gây ra sự chia ly?

 1. Tuổi Tý Giai đoạn bất ổn nhất trong tình yêu của người tuổi Tý chính…

23 giờ ago