- Ăn chay có lợi hay hại? Không nên vội vàng phủ nhận lợi ích của ăn chay
1. Ăn chay 10 ngày 1 tháng là những ngày nào?
Lịch ăn chay 10 ngày 1 tháng hay còn gọi là Thập trai, được xây dựng dựa trên chế độ ăn chay 2 ngày mùng 1 và 15 âm lịch. Về sau, Phật Tử chọn thêm 8 ngày khác để ăn chay, hình thành nên lịch ăn chay tháng 10 ngày. Bao gồm: Ngày mùng 1, mùng 8, ngày 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30.
Đây là phương thức ăn chay kỳ, dựa vào những kỳ nhất định theo tháng, theo năm. Phương thức ăn chay còn lại là ăn chay trường tự nguyện dùng chất thanh đạm suốt đời.
Xem thêm: Ăn chay là gì?
Phật giáo quan niệm rằng, ăn chay là phương thức để nuôi dưỡng lòng từ bi, tinh thần bình đẳng với vạn vật đồng thời giảm bớt nghiệp sát sinh, mang lại tâm thái thanh tịnh cho Phật tử. Phật tử chọn ăn chay 1 tháng 10 ngày là để nhắc nhở bản thân thực hiện theo quan niệm này.
Bên cạnh đó, các món ăn chay chủ yếu được làm từ thực vật, chế biến ít dầu mỡ mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe, giúp tránh được các căn bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì..
Thực chất, số ngày ăn chay của mỗi Phật tử tuỳ thuộc vào lòng tin và ý nguyện của mỗi người, Phật giáo không quy định hay ép buộc Phật tử phải ăn chay như thế nào mới đúng, quan trọng là người thực hiện giữ được trạng thái hoan hỉ và tịnh tâm trong suốt chuỗi ngày ăn chay của mình.
Trong đó, lịch ăn chay 10 ngày có ngày 30 cuối tháng như một phương thức nhắc nhở phật tử nhìn lại tháng đã qua và sửa mình để sống ý nghĩa hơn trong tháng mới.
2. Nguồn gốc ăn chay 10 ngày 1 tháng
Có tài liệu cho rằng việc lựa chọn 10 ngày trai trong tháng là một bí pháp mà Đức Chí Tôn ban cho trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ và có tính dương khí, ứng với 10 ngày đạt Đạo của 10 vị Phật. Trong đó:
- Ngày mùng 1 là ngày đạt Đạo của Định Quan Phật.
- Ngày mùng 8 là ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai.
- Ngày 14 là ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát.
- Ngày 15 là ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai.
- Ngày 18 là Ngày đạt Đạo của Quan Âm Bồ Tát.
- Ngày 23 là ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát.
- Ngày 24 là ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Ngày 28 là ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật.
- Ngày 29 là ngày đạt Đạo của Dược Dương Bồ Tát.
- Ngày 30 là ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai.
3. Ý nghĩa của ăn chay 10 ngày 1 tháng
Sau khi biết ăn chay 10 ngày 1 tháng là những ngày nào, ta cần biết thêm ý nghĩa của việc này. Thập trai giúp ta rèn luyện được tính từ bi, bác ái, nhẫn nhục, hỉ xả và lại ít sinh bệnh hoạn. Cụ thể như sau:
Ăn chay ngày mùng 1:
Trai giới kết hợp niệm danh hiệu Phật Định Quang giúp tiêu trừ các tội nghiệp chướng.
Ăn chay ngày mùng 8:
Ăn chay cùng với niệm danh hiệu Phật Dược Sư Như Lai giúp tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng công đức.
Ăn chay ngày 14:
Ăn chay trì tụng danh hiệu 1000 vị Phật thì sẽ tiêu trừ các điều ác, phát sinh các điều thiện.
Ăn chay ngày 15:
Tứ Thiên Vương ở cõi Trời xuống trần đi tuần khắp nhân gian, dò xét việc thiện ác của chúng sinh. Trai giới, niệm danh hiệu Phật A Di Đà trong ngày này sẽ được tiêu trừ sát sinh, điều xấu xa trong trí tuệ, giúp con người được an vui.
Ăn chay ngày 18:
Niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát cùng với ăn chay sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng tuổi thọ.
Ăn chay ngày 23:
Niệm danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, sát sinh.
Ăn chay ngày 24:
Phật tử ăn chay kết hợp niệm danh hiệu Phật Tỳ Lô Giá Na thì được tiêu trừ tội nghiệp chướng, diệt trừ phiền não, tăng trưởng trí tuệ.
Ăn chay ngày 29:
Phật tử ăn chay, niệm danh hiệu Dược Vương Bồ Tát thì được diệt trừ các tật bệnh, ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.
Ăn chay ngày 30:
Phật tử ăn chay và niệm danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni để được tăng trưởng phước đức, thành tựu Bồ Đề.
*Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ ăn chay 10 ngày 1 tháng, hi vọng sẽ đem lại cho bạn những điều hữu ích.
Xem các bài viết khác:
Trả lời